Doanh nghiệp dệt may tìm cách thích ứng với điều kiện kinh doanh mới
Ngày 16/8, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức Tọa đàm “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp ngành dệt may trong bối cảnh mới”, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường kết nối, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phát biểu khai mạc toạ đàm, ông Lê Tự Lực, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội cho biết, ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Năm 2022 là thời điểm mà các doanh nghiệp dệt may từng bước phục hồi sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Trong 6 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất siêu đạt 8,86 tỷ USD, tăng 32% so với 6 tháng 2021. “Đây có thể xem là một nỗ lực tuyệt vời của các doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn”, ông Nguyễn Tự Lực nhấn mạnh.Sau tác động của dịch COVID-19, các doanh nghiệp dệt may đang tập trung đầu tư vào việc nghiên cứu phát triển nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao tính chủ động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Đồng thời, tìm cách thích ứng nhanh với điều kiện kinh doanh mới như đa dạng hóa dòng hàng, thị trường; ứng dụng cơ chế thanh toán mới khác cách mua bán truyền thống trước đây. Tại toạ đàm, các đại biểu cho rằng để ngành dệt may có thể vượt qua thách thức, tận dụng tốt các cơ hội “vàng” trong phát triển cần các giải pháp thu hút đầu tư vào ngành dệt may, nhất là các dự án dệt - nhuộm, sản xuất nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường…Đồng thời, nâng cao năng lực quản trị, phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp dệt may. Các doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương hiệu, sản phẩm mới, đa dạng hoá nguồn cung nguyên phụ liệu và thị trường xuất khẩu, “xanh hoá” công nghiệp dệt may… Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tới năm 2030 đạt từ 68 - 70 tỷ USD.
Đồng tình với nhận định này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khẳng định: “Thách thức càng lớn thì cơ hội càng cao. Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do đang mở ra cơ hội rất lớn cho ngành dệt may Việt Nam”.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Tuấn cũng chỉ ra, ngành dệt may đang thiếu tính liên kết theo chuỗi giá trị. Việt Nam đạt thặng dư thương mại đối với sợi và hàng may mặc nhưng lại thâm hụt lớn đối với vải. Sợi sản xuất ra không được sử dụng trong nước để dệt vải mà chủ yếu xuất khẩu. Vải sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu khiến mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu hơn 10 tỷ USD vải các loại. Trong khi, các FTA thế hệ mới đặt ra yêu cầu về quy tắc xuất xứ, sợi và vải phải sản xuất tại Việt Nam, sử dụng tại Việt Nam hoặc ở các nước trong khối FTA thì mới được chứng nhận quy tắc xuất xứ và được hưởng thuế ưu đãi. Do đó, các doanh nghiệp dệt may buộc phải tập trung phát triển theo toàn bộ chuỗi, hình thành nên chuỗi giá trị trong nước. Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh quyết liệt với các nước có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn như Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ… Tại thị trường nội địa cũng phải cạnh tranh quyết liệt với các thương hiệu lớn nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam. Không những vậy, thị trường các nước nhập khẩu dệt may của Việt Nam phần lớn là thị trường đẳng cấp và khó tính, yêu cầu cao về chất lượng, vệ sinh an toàn sản phẩm, môi trường, hàm lượng tái chế, tiêu chuẩn lao động… Xu hướng thế giới cũng đang thay đổi, chuyển từ thời trang nhanh sang thời trang bền vững (tăng tuổi thọ sản phẩm, tỷ lệ tái chế, phí carbon…)./.- Từ khóa :
- hà nội
- doanh nghiệp dệt may
- dệt may
- dệt may việt nam
Tin liên quan
-
DN cần biết
Gỡ khó cho ngành dệt may những tháng cuối năm
17:03' - 11/08/2022
Theo báo cáo của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may 7 tháng đầu năm 2022 có thể nói khá thuận lợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dệt may ứng phó với rủi ro biến động thị trường xuất khẩu
17:54' - 29/07/2022
Dệt may là một ngành chủ chốt của công nghiệp sản xuất tiêu dùng, góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho hầu hết ngành nghề và đời sống.
-
Doanh nghiệp
Truy xuất nguồn gốc nguyên phụ liệu dệt may trước tình hình mới
16:27' - 28/07/2022
Doanh nghiệp dệt may đang chịu sức ép lớn về quy định truy xuất nguồn gốc nguyên phụ liệu ở nhiều khâu trong chuỗi cung ứng ngành.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Khởi công quần thể sân golf, biệt thự cao cấp và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp Trump International
18:50' - 21/05/2025
Công ty Hưng Yên – thành viên của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã khởi công quần thể sân golf, biệt thự cao cấp và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp mang thương hiệu Trump đầu tiên tại Việt Nam
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam đặt mục tiêu “mỗi tháng vận hành một công trình mới”
17:15' - 21/05/2025
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đặt mục tiêu “mỗi tháng vận hành một công trình mới” và duy trì đà tăng trưởng nhằm hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh Bộ Tài chính giao.
-
Doanh nghiệp
Xử lý vướng mắc tại các dự án năng lượng tái tạo theo Quy hoạch điện VIII
14:57' - 21/05/2025
Ninh Thuận có 22 dự án năng lượng tái tạo nhưng việc thực hiện các dự án cũng như quá trình lựa chọn nhà đầu tư đang gặp khó khăn.
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số: "Đòn bẩy" để doanh nghiệp tăng năng suất, nâng sức cạnh tranh
10:11' - 21/05/2025
Nhiều sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam được các tập đoàn lớn của thế giới tin dùng và trở thành nhà cung ứng một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ chuỗi sản phẩm công nghiệp chính.
-
Doanh nghiệp
Nhà mạng di động lớn nhất Hàn Quốc bị kiện vì liên quan đến vụ tấn công mạng
09:09' - 21/05/2025
Cảnh sát Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra đối với các giám đốc điều hành của SK Telecom – nhà mạng di động lớn nhất Hàn Quốc liên quan đến vụ tấn công mạng gây rò rỉ thông tin khách hàng hồi tháng trước.
-
Doanh nghiệp
Viettel trúng đấu giá băng tần 700 MHz tốc độ cao
21:38' - 20/05/2025
Ngày 20/5, phiên đấu giá lại khối băng tần B2-B2’ (713-723 MHz và 768-778 MHz) được tổ chức với sự tham gia của Viettel và VNPT. Theo đó, Viettel đã trúng đấu giá băng tần "kim cương" này.
-
Doanh nghiệp
Diễn biến mới trong thương vụ Nippon Steel - U.S. Steel
14:49' - 20/05/2025
Nippon Steel có kế hoạch đầu tư 14 tỷ USD vào hoạt động của U.S. Steel, trong đó có khoản đầu tư lên đến 4 tỷ USD vào một nhà máy thép mới.
-
Doanh nghiệp
Mở rộng không gian hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc
12:58' - 20/05/2025
Với đường biên giới dài hơn 333 km, tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và nhiều cửa khẩu quốc gia và các cửa khẩu phụ, doanh nghiệp hai nước có cơ hội mở rộng không gian hợp tác xuất nhập khẩu.
-
Doanh nghiệp
Minh bạch thị trường xăng dầu nhờ chuyển đổi số
08:19' - 20/05/2025
Petrolimex đang quyết liệt thực hiện chuyển đổi số toàn diện để hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam minh bạch, hiệu quả và hiện đại trong kỷ nguyên số.