Doanh nghiệp Đồng Tháp kiến nghị ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho lao động
Đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có 225 doanh nghiệp hoạt động trở lại sau một thời gian phòng, chống dịch COVID-19, có hơn 27 nghìn lao động; trong đó có 155 doanh nghiệp thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”, 23 doanh nghiệp thực hiện theo phương án “1 cung đường, 2 điểm đến”.
Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh đề nghị cần ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động tại các doanh nghiệp để hoạt động trở lại.
Theo Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp là một trong những tỉnh đầu tiên trong khu vực ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn vaccine còn hạn chế, nên độ bao phủ vaccine tại các doanh nghiệp còn khá khiêm tốn. Trong các doanh nghiệp đã có hơn 19 nghìn lao động được tiêm mũi 1, có 2.299 lao động tiêm vaccine mũi 2.
Để đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động vừa sản xuất vừa phòng, chống dịch COVID-19, các doanh nghiệp đều thực hiện xét nghiệm đầu vào và mỗi nơi có ít nhất 1 nhân viên y tế theo dõi tình hình sức khỏe của người lao động. Xác định yếu tố vaccine đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì, ổn định sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, Sở Công Thương đang tiếp tục rà soát, nắm lại nhu cầu vaccine của các doanh nghiệp đang hoạt động và ngừng hoạt động để có kiến nghị ưu tiên cho các đối tượng lao động, ngành nghề thiết yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trở lại. Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm, Hợp tác xã đặc sản Đồng Tháp… xác định yếu tố vaccine đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì, ổn định sản xuất, kinh doanh.Việc tổ chức sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, “4 tại chỗ” khiến chi phí sản xuất tăng 30-40%; trong đó, việc “phủ sóng” vaccine được xem là điều kiện quan trọng nhất để doanh nghiệp có điều kiện khôi phục sản xuất. Nếu không có vaccine thì các kịch bản phục hồi kinh tế đều khó thực hiện.
Sau khi tỉnh thực hiện nới lỏng giãn cách, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bắt đầu sản xuất trở lại. Tuy nhiên, điều kiện để tái hoạt động là người lao động phải tiêm vaccine từ 1 mũi đến 2 mũi hoặc phải xét nghiệm âm tính.Trong khi đó, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tiếp cận vaccine rất hạn chế, chi phí xét nghiệm cũng là một điều khó đối với doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Hữu Dũng - Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp cho biết, khi tỉnh Đồng Tháp thực hiện xuống các mức giãn cách xã hội phòng chống COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã được phục hồi theo chiều hướng ngày càng mạnh mẽ. Hiện có trên 50% doanh nghiệp đã phục hồi sản xuất và đảm bảo sản xuất theo phương châm “4 tại chỗ”.
Một điều đáng ghi nhận là các doanh nghiệp đã dần thích nghi với tình hình mới, tái cấu trúc sản xuất, chuyển đổi số và áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất.
Với chủ trương đồng hành cùng doanh nghiệp, xem doanh nghiệp là động lực để phát triển kinh tế, Sở Công Thương tỉnh đang nỗ lực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về vaccine, lao động, vốn... để doanh nghiệp tiếp tục phục hồi sản xuất trở lại, dự kiến đến hết quý IV sẽ có trên 400 doanh nghiệp phục hồi sản xuất trong điều kiện an toàn phòng, chống dịch./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Khoảng 70% người lao động tại Bình Phước đã quay lại làm việc
13:51' - 26/10/2021
Sau thời gian tạm ngừng hoạt động để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đến nay, phần lớn doanh nghiệp trên tại Bình Phước đã hoạt động sản xuất trong điều kiện "bình thường mới".
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp cần làm gì để giữ chân người lao động?
18:51' - 23/10/2021
Thị trường lao động cả nước đang chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, hiện nhiều doanh nghiệp đang triển khai đồng loạt các giải pháp kinh doanh duy trì việc làm và thu nhập cho nhân viên.
-
Kinh tế tổng hợp
Người lao động phải tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 trước khi trở lại làm việc
17:39' - 23/10/2021
Các quy định này cũng được áp dụng với những nhân viên, người lao động là phụ nữ đang mang thai hoặc những người không thể tiêm vaccine vì các lý do sức khỏe.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi số và thương mại đa kênh
14:23' - 25/06/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh tăng mạnh, toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng được tái định hình. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ