Doanh nghiệp được gì từ giảm thuế thu nhập?
Tại Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về phát triển doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 vừa được ban hành, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ đó, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét để ngay trong năm nay có thể ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn về thuế cho doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, điều tiết trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp và là loại thuế đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện tỷ lệ điều tiết tiền của ngân sách nhà nước và doanh nghiệp trên khoản tiền lãi (thu nhập chịu thuế) do doanh nghiệp tạo ra. Thông thường số lãi được chia thành 3 phần và phân chia theo tỷ lệ để lại doanh nghiệp 2 phần, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.
Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, hàng năm, khu vực doanh nghiệp này đã đóng góp 43,2% GDP, 31% xuất khẩu, 29% các khoản thu ngân sách nhà nước.
Vốn đầu tư chiếm 38% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của khu vực doanh nghiệp, tạo việc làm cho 5,12 triệu lao động, chiếm 45% tổng số việc làm trong khối doanh nghiệp.
Do vậy, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là cần thiết để giúp doanh nghiệp vơi bớt khó khăn, giảm gánh nặng về thuế dù có thể sẽ làm giảm nguồn thu của ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên phần giảm thu này sẽ tăng tương ứng phần vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm chi phí trả lãi tiền vay, từ đó giảm giá thành, chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư.
Ông Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc Công ty Tư vấn và đại lý thuế Công Minh (Hà Nội) cho rằng, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ giúp doanh nghiệp có động lực tồn tại và phát triển.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có ảnh hưởng tích cực rất lớn đến xã hội khi giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho phần lớn lao động trong xã hội. Nên mức thuế giảm cần đủ để khuyến khích doanh nghiệp và hỗ trợ được cho doanh nghiệp.
Đồng quan điểm này, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh, chuyên gia tài chính cũng cho rằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm sẽ có tác động tốt cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo ông Ánh, nếu thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 20% xuống 15%, thậm chí 10% sẽ chỉ có ý nghĩa với những doanh nghiệp đang làm ăn có lãi.
Thực tế, trong 5 tháng qua, số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động đã đạt con số trên 28.500 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính vì thế, nếu giảm, thậm chí miễn thuế thu nhập doanh nghiệp gần như là vô nghĩa với những doanh nghiệp còn lại.
Theo Tiến sỹ Vũ Đình Ánh, vấn đề chính là có hướng giải quyết để doanh nghiệp bớt lỗ trụ được để kinh doanh có lãi, được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và hưởng ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. “Bài toán đặt ra là muốn doanh nghiệp có lãi, nộp thuế thì phải xem lợi nhuận của doanh nghiệp là gì?
Lợi nhuận là giá bán trừ đi chí phí. Để có lợi nhuận doanh nghiệp phải giảm được chi phí hoặc tăng được giá bán hàng hóa. Còn vừa tăng được giá bán và giảm được chi phí thì càng tốt. Nhưng với sức ép cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc doanh nghiệp tăng giá bán hàng hóa, sản phẩm là rất khó.
Chính vì vậy, ngoài việc doanh nghiệp phải tự tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa của mình thì nhà nước nên tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng thị trường”, ông Ánh phân tích thêm.
Bên cạnh đó, theo TS Vũ Đình Ánh, hiện nay có một số những chi phí khiến doanh nghiệp thua lỗ như phí sử dụng đường bộ. Các loại chi phí này "bào mòn" lợi nhuận khiến doanh nghiệp có xu hướng lỗ, thậm chí thua lỗ triền miên buộc phải ngừng hoạt động.
“Rất mừng trong Nghị quyết 35 vừa mới ban hành, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nhà nước sớm rà soát để giảm phí BOT đường bộ”, ông Ánh nói. Dưới góc độ là doanh nghiệp, ông Nguyễn Sĩ Phúc, Giám đốc Công ty TNHH Hạnh Phúc chia sẻ, hiện doanh nghiệp kinh doanh rất khó khăn, thậm chí thua lỗ triền miên nên nếu giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cũng không được lợi bao nhiêu.
Theo ông Nguyễn Sĩ Phúc, nói một cách đầy đủ, nguyên nhân thua lỗ của doanh nghiệp đơn giản là do quy luật sinh tồn, với những doanh nghiệp kinh doanh yếu kém, vốn mỏng thì bị lỗ, thị trường đào thải là chuyện hết sức bình thường. Nhưng cũng có yếu tố vĩ mô bởi nhiều chính sách của nhà nước khiến doanh nghiệp điêu đứng.
Do đó, ông Nguyễn Sĩ Phúc cho rằng, chính sách vĩ mô, nhất là chính sách tiền tệ phải ổn định, chứ không thể đầu năm thắt chặt, cuối năm thì thả lỏng, khiến doanh nghiệp không thể yên tâm sản xuất kinh doanh.
Theo Bộ Tài chính, thời gian qua thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm mạnh, khi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 1997 có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999 có thuế suất là 32%; sau đó giảm dần từ mức 28% năm 2004 xuống 25% từ năm 2009. Còn từ năm 2014, mức thuế suất phổ thông là 22%.
Từ ngày 1/1/2016, xuống mức 20% và mức thuế suất ưu đãi là 10% và 17%. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay khá thấp so với các nước như Philippines là 30% và Trung Quốc là 25%./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Hà Nội công bố danh sách 77 doanh nghiệp chây ỳ nộp thuế
09:52' - 25/05/2016
Cục Hải quan TP Hà Nội vừa công bố danh sách 77 doanh nghiệp nợ thuế quá hạn với tổng số tiền nợ thuế gần 72,5 tỷ đồng.
-
Tài chính
Cải cách thuế trong ASEAN: Khó do "vênh" về trình độ phát triển
07:46' - 16/01/2016
Sự chênh lệch về trình độ phát triển được coi là yếu tố chính cản trở sự hình thành thị trường chung ASEAN.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Canada điều tra chống bán phá giá dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu
09:14'
Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ một số quốc gia; trong đó, có Việt Nam.
-
DN cần biết
Nắm bắt xu hướng và giải pháp nổi bật trong lĩnh vực thương mại điện tử
14:34' - 25/04/2025
Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam 2025 là cơ hội để tập hợp những ý kiến, góp ý, chia sẻ, đề xuất, giải pháp để việc ứng dụng AI vào thương mại điện tử đạt kết quả cao hơn.
-
DN cần biết
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu
20:28' - 24/04/2025
Cục Thuế - Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 01/2025-Hải quan (SG) về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
-
DN cần biết
Tổng thống Mỹ xem xét miễn trừ thuế quan đối với các nhà sản xuất ô tô
13:03' - 24/04/2025
Quyết định này được đưa ra sau nhiều tuần vận động hành lang tích cực từ các lãnh đạo ngành công nghiệp.
-
DN cần biết
Các doanh nghiệp bưu chính chuyển phát hoạt động xuyên lễ 30/4 - 1/5
10:04' - 23/04/2025
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, nhiều doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát vẫn tổ chức phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp xuyên kỳ nghỉ lễ.
-
DN cần biết
Việt Nam - Lào hướng tới quan hệ thương mại hiệu quả, bền vững
08:49' - 23/04/2025
4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Lào đạt 1,3 tỷ USD, tăng 112,6% so với cùng kỳ; trong đó, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua Lào đạt 466,8 triệu USD, tăng 150,8% so với cùng kỳ 2024.
-
DN cần biết
Khai thác tiềm năng đầu tư kinh doanh vào Chile và Nam Mỹ
16:37' - 22/04/2025
Chile và Nam Mỹ là khu vực thị trường rộng lớn, nhiều dư dịa để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư, kinh doanh cũng như hợp tác phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.
-
DN cần biết
Hàn Quốc tiếp tục cắt giảm thuế nhiên liệu
16:08' - 22/04/2025
Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết quyết định giảm một phần mức ưu đãi thuế được đưa ra sau khi cân nhắc các yếu tố như diễn biến gần đây của giá dầu mỏ, tình hình lạm phát và tác động đến tài chính công.
-
DN cần biết
Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Sẵn sàng cho thách thức và cơ hội mới
21:04' - 21/04/2025
Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng, khi bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, lấy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường duy nhất để đưa đất nước đi lên.