Doanh nghiệp gỗ duy trì sản xuất, đáp ứng đơn hàng cuối năm
Cả nước hiện đang cùng chung tay ứng phó dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là các tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ gần hai tháng qua.
Điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến các loại nông sản, lâm sản, trong đó có ngành chế biến, xuất khẩu gỗ vì lực lượng lao động không đủ để tham gia sản xuất theo công suất nhà máy, cũng như đáp ứng các đơn đặt hàng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ vẫn cố gắng để không đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng đơn hàng trong thời gian này, cũng như những tháng cuối năm.
* Nỗ lực sản xuất “3 tại chỗ”
Theo đánh giá của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VINFOREST), dịch bệnh COVID-19 đã gây ra nhiều khó khăn đối với ngành gỗ, các trung tâm chế biến lớn như Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định bị ảnh hưởng nặng nề.
Nhiều doanh nghiệp cố gắng duy trì sản xuất 3 tại chỗ ở mức 20 - 50% so với trước thời điểm giãn cách, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của khách hàng và duy trì công việc cho người lao động.
Đại diện Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương chia sẻ, thực hiện làm việc “3 tại chỗ” vừa giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất, tạo ra sản phẩm đáp ứng đơn hàng, nhưng cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, bởi hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ đều có quy mô sản xuất lớn, lực lượng lao động đông.
Do đó, trang bị cho làm việc “3 tại chỗ” mất chi phí không hề nhỏ, thêm vào đó doanh nghiệp còn tăng thêm chi phí để thực hiện test nhanh COVID-19, xét nghiệm PCR để rà soát dịch bệnh trong xưởng sản xuất.
Có thể thấy, duy trì sản xuất, chế biến gỗ, đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu trong những tháng cuối năm không dễ dàng đối với doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp đều phải nỗ lực để tránh đứt gãy đơn hàng khi ứng phó được dịch bệnh, mở giãn cách, trở lại sản xuất, xuất khẩu bình thường.
Để có thể tiếp tục duy trì sản xuất, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đã nỗ lực để trang bị cho người lao động thực hiện "1 cung đường, 2 điểm đến" và phương án sản xuất 3 tại chỗ.
Theo ông Lê Phước Tân, Giám đốc Công ty TNHH Gỗ Hạnh Phúc (Bình Dương), công ty đã xây dựng 55 nhà tắm cho khoảng 300 công nhân, bình quân 6 người sử dụng 1 nhà tắm và không ai được sử dụng lẫn sang khu vực khác.
Đồng thời, công ty thiết lập 3 lớp hàng rào bảo vệ nhà máy, khu ăn, nghỉ của công nhân với kỷ luật 'nội bất xuất, ngoại bất nhập'. Trước khi đưa công nhân vào sản xuất theo mô hình 3 tại chỗ, công nhân đều test nhanh, xét nghiệm PCR, có người được test tới 5 lần.
Mặc dù khá tốn kém nhưng công ty vẫn duy trì, vì nếu nhà máy đóng cửa thì chuỗi sản xuất, cung ứng sẽ bị đứt gãy, công nhân mất việc, không có thu nhập sẽ để lại nhiều hệ lụy.
* Tiếp tục cố gắng những tháng cuối năm
Mặc dù ngành chế biến, xuất khẩu gỗ vẫn giữ được giá trị xuất khẩu tốt, nhờ vào kết quả vượt bậc của những tháng đầu năm 2021. Đồng thời, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương phát triển ngành chế biến, xuất khẩu gỗ mạnh như Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực đáp ứng đơn hàng trong quý III/ 2021, nhờ vào tăng ca sản xuất trong những tháng trước đó.
Trong khoảng thời gian thực hiện giãn cách xã hội và tổ chức sản xuất 3 tại chỗ, công suất chế biến gỗ của các doanh nghiệp giảm từ 40% đến 50%. Điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm giao hàng trong cuối quý III, đầu quý IV/ 2021.
Qua khảo sát nhanh tại Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đối với 265 doanh nghiệp thành viên của 3 hiệp hội ngành gỗ cho thấy, đến cuối tháng 8/2021, có 142 doanh nghiệp dừng sản xuất, chiếm 54% doanh nghiệp; 123 doanh nghiệp giảm công suất do áp dụng "3 tại chỗ", chiếm 46% doanh nghiệp.
Đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam chia sẻ, đứt gãy chuỗi cung, suy giảm đơn hàng, cắt giảm lao động, thu hẹp hoặc đóng cửa nhà máy là những biện pháp ứng phó hiện đang được các doanh nghiệp áp dụng.
Nhiều doanh nghiệp cố gắng duy trì sản xuất với công suất chi bằng một nửa so với trước thời điểm giãn cách, là giải pháp đáp ứng phần nào yêu cầu của khách hàng và duy trì công việc cho người lao động.
Trước thực trạng này, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ vẫn tiếp tục nỗ lực duy trì sản xuất 3 tại chỗ, thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh để người lao động được an toàn, duy trì công suất sản xuất như hiện tại để có thể đáp ứng các đơn hàng nhập khẩu gỗ và đồ gỗ Việt Nam trong những tháng cuối năm.
Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA), dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng nhân lực bị đứt gãy, hiện nay, chỉ còn trên 50% doanh nghiệp đang duy trì sản xuất, nhưng công suất chế biến cũng đã giảm 50-70%.
Do đó, để tránh xuất hiện các ca F0 trong nhà máy làm lây lan COVID-19, khiến nhà máy phải đóng cửa, thì tổ chức sản xuất phân tán cũng là mô hình phù hợp.
Ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Woodland cho biết, mô hình phân tán lao động và sử dụng công nhân là người địa phương ở cùng với gia đình không phải thuê trọ, đi làm và về nhà hàng ngày, đang cho thấy là mô hình rất an toàn về dịch bệnh và bền vững về nguồn lực lao động.
Đồng thời, tổ chức sản xuất phân tán sử dụng lao động địa phương gắn với vùng nguyên liệu cũng là một phương án hay. Trong tình hình khó khăn của dịch bệnh như hiện nay, công ty Woodland vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng vào các mô hình phân tán.
Bên cạnh đó, cùng với các phương án nỗ lực duy trì sản xuất, giữ được đơn hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ cũng đẩy mạnh tiêm vaccine cho người lao động để tạo kháng thể tốt cho đội ngũ lao động của doanh nghiệp vì ngành này lực lượng lao động có tay nghề, kĩ thuật không dễ tuyển dụng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nông nghiệp Việt Nam đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên 40 tỷ USD mỗi năm
08:17' - 16/09/2021
Sức sản xuất trong nông nghiệp Việt Nam rất lớn, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên 40 tỷ USD mỗi năm.
-
Doanh nghiệp
Xuất khẩu xi măng tăng, tiêu thụ nội địa giảm
14:25' - 15/09/2021
Trong 8 tháng qua, tiêu thụ xi măng đạt khoảng 70,77 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt khoảng giảm khoảng 5% những sản lượng xuất khẩu lại tăng tới 12%.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam không bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá
22:07' - 14/09/2021
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 17 cho giai đoạn từ ngày 1/8/2019 đến ngày 31/7/2020 đối với cá tra, basa của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Giảm tình trạng cắt điện tại miền Bắc
18:55' - 10/06/2023
Tình trạng cắt điện ở miền Bắc được giảm bớt nhờ việc huy động các nhà máy nhiệt điện thêm 1.000 MW. Sự cố tại một số tổ máy nhiệt điện đã được khắc phục thành công.
-
Doanh nghiệp
Ba thách thức trong cung ứng điện - Bài cuối: Chính sách giá điện tính đúng, tính đủ
18:36' - 10/06/2023
Giá năng lượng nói chung và giá điện nói riêng chưa thực sự phản ánh đúng bản chất giá cả thị trường, dẫn đến quan hệ cung - cầu méo mó.
-
Doanh nghiệp
Ba thách thức trong cung ứng điện - Bài 2: Nút thắt từ cơ chế đầu tư
18:34' - 10/06/2023
Thủ tục đầu tư các dự án điện rất chậm, có dự án trình 1 - 3 năm chưa duyệt xong. Do vậy có thể thấy rõ 7 - 8 năm nay miền Bắc không khởi công một nhà máy điện mới nào lớn
-
Doanh nghiệp
Ba thách thức trong cung ứng điện - Bài 1: Méo mó quan hệ cung - cầu
18:33' - 10/06/2023
Thách thức lớn nhất trong hệ thống điện hiện nay là tại miền Bắc hầu như không có nguồn điện mới được đưa vào
-
Doanh nghiệp
EU ban hành quy định mới với một số sản phẩm liên quan đến phá rừng và suy thoái rừng
17:25' - 10/06/2023
Các mặt hàng phải thực hiện nghĩa vụ giải trình gồm gia súc, ca cao, cà phê, cọ và dầu cọ, cao su, đỗ tương, gỗ.
-
Doanh nghiệp
Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tại Kon Tum vươn tầm phát triển
17:14' - 10/06/2023
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tiếp tục đồng hành cùng chính quyền các cấp trong phát triển của doanh nghiệp và thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong thanh niên của tỉnh Kon Tum.
-
Doanh nghiệp
Co.opmart tổ chức lễ hội trái cây và giảm sâu nhiều mặt hàng
16:55' - 10/06/2023
Các Co.opmart, Co.opXtra tổ chức "Lễ hội trái cây" với hàng trăm mặt hàng trái cây Việt Nam được trưng bày để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn và dùng thử ngay tại chỗ.
-
Doanh nghiệp
Petrolimex đặt mục tiêu tăng 42% lợi nhuận năm 2023
16:20' - 10/06/2023
Năm 2023, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 3.228 tỷ đồng, tăng 42% so với thực hiện của năm 2022.
-
Doanh nghiệp
PV Power đặt mục tiêu sản xuất điện đạt 1.434 triệu kWh trong tháng 6
16:13' - 10/06/2023
Trong tháng 6 này, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, mã chứng khoán POW) đặt mục tiêu sản xuất điện đạt 1.434 triệu kWh và tổng doanh thu là 2.674 tỷ đồng