Xuất khẩu xi măng tăng, tiêu thụ nội địa giảm
Kể từ tháng 5 đến nay tình hình tiêu thụ xi măng trong nước bắt đầu bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, nhiều địa phương áp dụng giãn cách xã hội khiến việc vận chuyển hàng hóa khó khăn, các công trình xây dựng bị ngưng trệ.
Số liệu từ Vụ Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng cho thấy, trong 8 tháng năm 2021, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng đạt khoảng 70,77 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt khoảng 43,54 triệu tấn, giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu ước đạt khoảng 27,23 triệu tấn, tăng tới 12% so với cùng kỳ.Riêng trong tháng 8, lượng xi măng tiêu thụ khoảng 8,09 triệu tấn, giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 4,97 triệu tấn, xuất khẩu đạt 3,12 triệu tấn.Theo ông Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu xi măng, clinker đang duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ là nhờ vào mức tăng trưởng từ tháng 1 đến tháng 4. Đây là những tháng trước khi dịch đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 tái bùng phát.Nhưng từ cuối tháng 4 đến nay, dịch bệnh lại tái bùng phát đã khiến hàng loạt dự án xây dựng trên những địa bàn lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cùng 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đều tạm thời dừng thi công do phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội khiến nhu cầu tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa dự báo sẽ còn tiếp tục sụt giảm – ông Cung nhận xét.Xét theo địa bàn tiêu thụ nội địa năm 2021 thì khu vực miền Nam có mức tiêu thụ tăng mạnh nhất cả nước với tốc độ tăng trưởng 12,2% so với năm trước và đang cao hơn mức trung bình cả nước 4,4%. Bởi vậy, việc giãn cách kéo dài tại nhiều địa phương thuộc khu vực phía Nam sẽ tiếp tục ảnh hưởng đáng kể đến tiêu thụ xi măng nội địa.Đánh giá về thị trường xuất khẩu, Tiến sỹ Lương Đức Long - Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) chia sẻ, sản lượng xuất khẩu xi măng tăng 12% là tín hiệu đáng mừng do tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn như EU, Canada, Mỹ, Trung Quốc đã trở lại hoạt động bình thường. Nhu cầu sử dụng sản phẩm xi măng tăng cao và giá xi măng tại các thị trường này cũng đang được điều chỉnh theo xu hướng tăng.Hiện tiến độ tiêm vaccine đang được các địa phương đẩy mạnh nhằm sớm khống chế hiệu quả tình hình dịch bệnh và dần nới lỏng giãn cách xã hội để trở lại trạng thái bình thường mới. Do đó, tình hình tiêu thụ xi măng nội địa cũng đang được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trở lại do thời điểm những tháng cũng năm rơi vào cao điểm mùa xây dựng – ông Long phân tích.Dựa vào tốc độ tăng trưởng của lượng và kim ngạch cho thấy, trị giá bình quân xuất khẩu mặt hàng này nhỉnh hơn cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, những tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 38,8 USD/tấn trong khi cùng kỳ 2020 là 37,5 USD/tấn.Có thể thấy hoạt động xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam trong nửa đầu năm 2021 đang có sự tăng trưởng cao. Điều này cũng đã được thể hiện ở kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.Hiện 3 quốc gia ở châu Á gồm Trung Quốc, Philippines, Bangladesh là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng xi măng và clinker. Nếu tính đến quý II thì thị trường xuất khẩu vào Trung Quốc duy trì vẫn vị trí số 1 với gần 10,3 triệu tấn, kim gạch 368,6 triệu USD, chiếm 49,4% lượng và 45,6% về kim ngạch xuất khẩu xi măng và clinker của cả nước. Tiếp đến Philippines đạt 3,85 triệu tấn, kim ngạch 175,45 triệu USD; Bangladesh đạt 1,93 triệu tấn, kim ngạch 65,4 triệu USD.Những năm gần đây, xuất khẩu lại tiếp tục là động lực tăng trưởng của ngành xi măng. Sở dĩ xuất khẩu xi măng tăng mạnh là nhờ Trung Quốc giới hạn và giảm dần các nhà máy xi măng mà chủ yếu vì mục đích môi trường và thay vào đó tăng nhập khẩu từ các quốc gia khác, đặc biệt là Việt Nam.Tuy nhiên, xét theo từng tháng thì sản lượng xuất khẩu đang có xu hướng giảm dần từ tháng 4 đến nay, chủ yếu là từ nguồn xi măng xuất khẩu sang Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang quốc gia này đã bắt đầu thu hẹp từ tháng 5. Ngoài ra, thị phần xuất khẩu sang các thị trường lớn đều có mức tăng tốt, ngoại trừ thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cũng giảm gần 80% về cả lượng và giá trị.Ông Cung đánh giá, thị trường tiêu thụ cả nội địa và xuất khẩu gần như không thay đổi, vẫn ở mức trung bình khoảng 200 triệu tấn/năm. Tuy nhiên nhờ sức cạnh tranh của xi măng, clinker Việt Nam do lợi thế về đường biển đã giúp mặt hàng này tăng trưởng xuất khẩu.Lượng lớn xi măng, clinker Việt Nam xuất khẩu chủ yếu qua Trung Quốc. Thị trường này không thiếu nguồn cung, nhưng nếu các nhà sản xuất tự vận chuyển đến các vùng ven biển sẽ rất xa; trong khi đó, nếu vận chuyển bằng đường biển của Việt Nam thì gần hơn. Nên đây là lợi thế để Việt Nam xuất khẩu xi măng, clinker sang Trung Quốc.Các chuyên gia đều chung nhận định, hoạt động xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2021 có sự tăng trưởng cao. Theo Hiệp hội Xi măng, Việt Nam đang đứng thứ 5 thế giới về năng lực sản xuất, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Nga. Hiện sản lượng sản xuất xi măng của Việt Nam đạt xấp xỉ 110 triệu tấn/năm.Đáng chú ý, trong 2 quý đầu của năm 2021, sản lượng sản xuất xi măng toàn ngành đạt 51.1 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức sản lượng sản xuất cao nhất trong vòng 5 năm gần đây và đã thực hiện được xấp xỉ 50% so với kế hoạch sản xuất cả năm là 104 - 107 triêu tấn. Một số đơn vị thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) có sản lượng tăng 8.5% so với cùng kỳ; trong đó, VICEM Hà Tiên chiếm tỷ trọng lượng sản xuất lớn nhất, tăng tới 9,6%. Ngược lại, các doanh nghiệp xi măng thuộc khối liên doanh lại ghi nhận mức giảm sản xuất giảm 4,6% so với cùng kỳ.
Hoạt động xuất khẩu xi măng và clinker tăng trưởng cao cũng thể hiện ở kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Điển hình như Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 (Mã HT1) ghi nhận doanh thu thuần 6 tháng đầu năm đạt 4.001 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 335 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 7%. Đại diện VICEM Hà Tiên cho biết, với kết quả này, Xi măng Hà Tiên 1 đã thực hiện được 50% kế hoạch doanh thu và 52% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2021.Cùng đó, Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn (Mã BCC) lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 doanh thu thuần đạt 2.247 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 97 tỷ đồng, tăng 59,8% và vượt trên 13% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao Xi măng (Mã TXM) cũng đạt mức tăng trưởng doanh thu cao trong nửa đầu năm, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2020 đạt 100 tỷ đồng và giảm lỗ một nửa; chỉ còn lỗ hơn 900 triệu đồng, trong khi năm 2020 lỗ tới 1,8 tỷ đồng.Tính chung toàn ngành, đến thời điểm này, cả nước có 24 dây chuyền được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đến năm 2030 với tổng công suất 36,31 triệu tấn. Như vậy, dự kiến đến năm 2030, cả nước có 109 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 140,35 triệu tấn/năm.Từ 2020 đến nay, chỉ có thêm 2 dây chuyền mới đi vào vận hành là dự án nhà máy Xi măng Tân Thắng (Nghệ An) và dây chuyền 3 nhà máy Xi măng Long Sơn tại Thanh Hóa. Đến cuối năm nay, dự kiến sẽ có thêm một dự án dây chuyền 4 của Xi măng Long Sơn đi vào vận hành.Theo phân tích và dự báo của một số chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, tỷ suất lợi nhuận ngành xi măng có thể tiếp tục bị suy giảm do công suất và chi phí nhiên liệu tăng. Cụ thể, trong năm 2021, công suất trong nước ước tính tăng khoảng 7 triệu tấn, tương đương 7% từ các dây chuyền sản xuất mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng từ 5 - 7% so với năm 2020.
Tuy nhiên, đợt tái bùng phát dịch bệnh vào cuối tháng 4 đã ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế, bao gồm việc đầu tư và xây dựng. Bên cạnh đó, việc giá các nguyên liệu không ngừng leo thang trong thời gian qua cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ các dự án khiến sản lượng tiêu thụ xi măng trong nước chịu nhiều tác động.
Bởi vậy, nhu cầu tiêu thụ xi măng nội địa có phục hồi vào những tháng cuối năm 2021 hay không vẫn phụ thuộc việc khống chế tốt dịch bệnh để tiến hành các công trình xây dựng cở hạ tầng ngay sau khi tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
VICEM nỗ lực thực hiện mục tiêu kép
07:42' - 01/07/2021
Thực hiện nhiệm vụ năm 2021 với thời cơ và thách thức, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) đã thực hiện nhiều giải pháp để vừa đảm bảo phòng chống dịch COVID-19, vừa sản xuất kinh doanh hiệu quả.
-
Chứng khoán
Các doanh nghiệp xi măng phải đối mặt với thách thức tăng trưởng nào?
09:19' - 04/05/2021
Rủi ro về biến động giá các chi phí nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất như: than, điện, xăng dầu… và thị trường xuất khẩu luôn thường trực đặt ra thách thức lớn đối với doanh nghiệp xi măng.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Để dòng điện luôn sáng mãi
08:12'
Những ngày giáp Tết Nguyên đán, trên mọi nẻo đường của đất nước, từ các trạm biến áp đến các cung đoạn đường dây, không khí thi đua hăng say lao động vẫn đong đầy như khoảng thời gian cách đây 1 năm.
-
Doanh nghiệp
Thái Bình đứng thứ 12 cả nước về thu hút vốn FDI
21:06' - 18/01/2025
Năm 2024 thu hút vốn đầu tư của tỉnh đạt trên 38.000 tỷ đồng; trong đó, có 154 dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh với tổng vốn đăng ký 26.500 tỷ đồng, tăng 26,2% so với năm 2023.
-
Doanh nghiệp
EXPO 2025: Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam kết nối với thế giới
20:25' - 18/01/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, tại thành phố Himeji, tỉnh Hyogo, đoàn Việt Nam đã tham dự Hội nghị quốc tế các bên tham gia Triển lãm Thế giới EXPO 2025 (IPM EXPO 2025) diễn ra vào ngày 16/1.
-
Doanh nghiệp
Đóng điện Đường dây 220kV Hải Dương – Phố Nối
19:00' - 18/01/2025
Đây là công trình được Đảng ủy EVNNPT chọn là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ EVNNPT lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Doanh nghiệp
Giờ G sắp điểm với TikTok
16:30' - 18/01/2025
Tòa án Tối cao Mỹ đã giữ nguyên luật do Tổng thống Joe Biden và Quốc hội ủng hộ, yêu cầu ByteDance – công ty mẹ của TikTok – phải bán lại hoạt động tại Mỹ hoặc ngừng hoạt động ở nước này từ ngày 19/1.
-
Doanh nghiệp
Ninh Thuận sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp bứt tốc phát triển
09:47' - 18/01/2025
UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp đầu năm 2025 nhằm chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Điện lực miền Bắc dự kiến đóng điện hơn 113 công trình năm 2025
18:27' - 17/01/2025
Trong đầu tư xây dựng lưới điện 110kV, Tổng công ty Điện lực miền Bắc phấn đấu hoàn thành khởi công 76 công trình và đóng điện 113 công trình, đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Tiktok lên kế hoạch đóng cửa tại Mỹ
08:48' - 17/01/2025
Tiktok, mạng xã hội có 170 triệu người dùng tại Mỹ thông báo kế hoạch đóng cửa hoàn toàn hoạt động tại Mỹ kể từ ngày 19/1 tới, nếu lệnh cấm do Quốc hội Mỹ thông qua được thực hiện theo đúng kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Hải Phòng đóng góp hơn 99% thu nội địa
18:03' - 16/01/2025
Tính đến nay, thành phố Hải Phòng có trên 23.000 doanh nghiệp đang hoạt động, các doanh nghiệp đóng góp khoảng 99,2% thu nội địa, đạt 49.668 tỷ đồng.