Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư 31 tỷ USD vào ngành bán dẫn
Với quyết tâm cao và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ Nhật Bản, các doanh nghiệp này đang trở thành động lực chính để thúc đẩy đầu tư trong nước.
Theo Khảo sát thống kê doanh nghiệp của Bộ Tài chính Nhật Bản, vốn đầu tư vào thiết bị thông tin và truyền thông sản xuất chất bán dẫn và các sản phẩm liên quan khác đã tăng 30% trong 5 năm lên mức hơn 2.000 tỷ yen (gần 12,5 tỷ USD) trong năm tài chính 2022, đạt tốc độ tăng trưởng ngang bằng với mức tăng 30% của ngành hóa chất.
Thị phần bán dẫn trong ngành sản xuất đã tăng từ 11% lên 13%, chỉ đứng sau ngành ô tô, máy móc vận tải và hóa chất lần lượt là 15% và 14%. Các công ty bán dẫn được dự báo sẽ tiếp tục thực hiện những khoản đầu tư lớn trong nước trong trung và dài hạn, trở thành động lực thúc đẩy đầu tư vốn vào ngành sản xuất.
Tờ Nikkei đã tổng hợp kế hoạch đầu tư vốn cho giai đoạn 2021-2029 do 8 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn trong nước gồm Fuji Electric, Rapidus, Renesas Electronics, Toshiba, Kioxia Holdings, ROHM, Sony, Mitsubishi Electric với tổng số vốn lên tới 5.000 tỷ yen.
Là bàn đạp cho sự hồi sinh của chất bán dẫn, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực bán dẫn điện, cảm biến và bán dẫn logic (dùng cho máy tính)… Đây sẽ là những công nghệ nền tảng cho khả năng cạnh tranh công nghiệp trong tương lai của đất nước trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), khử cacbon và xe điện (EV).
Sony sẽ đầu tư khoảng 1.600 tỷ yen trong giai đoạn 2021-2026, bao gồm cả việc tăng cường sản xuất cảm biến hình ảnh bán dẫn. Nhu cầu về camera trên điện thoại thông minh dự kiến sẽ tăng mạnh và ứng dụng của nó sẽ mở rộng sang lĩnh vực lái xe tự động và thiết bị giám sát nhà máy và cửa hàng. Sony đã lên kế hoạch mở rộng nhà máy ở tỉnh Nagasaki trong tài khóa 2023 và có kế hoạch xây dựng một nhà máy mới ở tỉnh Kumamoto.
Dự đoán thị trường trung tâm dữ liệu AI và xe điện sẽ mở rộng, các khoản đầu tư đang được doanh nghiệp lớn của Nhật Bản quan tâm để tăng cường sản xuất chất bán dẫn điện giúp kiểm soát điện hiệu quả.
Toshiba và ROHM mỗi bên sẽ đầu tư khoảng 380 tỷ yen, trong đó Toshiba tăng cường sản xuất chất bán dẫn điện silicon tại nhà máy ở tỉnh Ishikawa và ROHM sẽ chú trọng sản xuất chất bán dẫn điện silicon cacbua (SiC) tiết kiệm năng lượng tại nhà máy ở tỉnh Miyazaki.
Trong khi đó, Mitsubishi Electric lên kế hoạch tăng công suất sản xuất chất bán dẫn điện SiC lên gấp 5 lần trong tài khóa 2026 so với tài khóa 2022. Công ty có kế hoạch đầu tư khoảng 100 tỷ yen để xây dựng một nhà máy mới ở tỉnh Kumamoto.
Chủ tịch Mitsubishi Electric Kei Urushima khẳng định tham vọng sẽ xây dựng một hệ thống có thể cạnh tranh với Infineon Technologies của Đức, một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
Năm 1988, chất bán dẫn của Nhật Bản chiếm 50% thị phần thế giới, như từ những năm 1990, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) đã nổi lên nhờ đầu tư lớn với sự hỗ trợ của chính phủ. Sau khi tụt lại trong cuộc đua đầu tư với những doanh nghiệp của Hàn Quốc và Đài Loan, các công ty Nhật Bản lần lượt rút lui khỏi lĩnh vực phát triển công nghệ tiên tiến vào đầu những năm 2000 và thị phần của họ giảm xuống dưới 10% vào năm 2017.
Vào khoảng năm 2020, trong bối cảnh bất đồng thương mại Trung-Mỹ gia tăng, Chính phủ Nhật Bản đã đưa chất bán dẫn trở thành một sản phẩm chiến lược đóng vai trò quan trọng cho an ninh kinh tế của nước này. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn đã làm tăng nhu cầu đảm bảo năng lực sản xuất trong nước cho chất bán dẫn, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp kỹ thuật số.
Trong lĩnh vực chất bán dẫn máy tính tiên tiến cần thiết cho AI, Rapidus đặt mục tiêu sản xuất chất bán dẫn tiên tiến với chiều rộng đường mạch là 2 nanomet. Một dây chuyền sản xuất nguyên mẫu của doanh nghiệp này dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 4/2025 tại thành phố Chitose, Hokkaido và sẽ cần khoản đầu tư 2.000 tỷ yen (12,5 tỷ USD), bao gồm chi phí nghiên cứu và phát triển.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã quyết định mức hỗ trợ lên tới 920 tỷ yen và Rapidus có kế hoạch chuyển sang sản xuất hàng loạt vào năm 2027 nên vốn đầu tư có thể tăng lên trong tương lai.
METI đặt mục tiêu tăng doanh số bán dẫn trong nước, bao gồm cả doanh số bán dẫn từ các công ty nước ngoài, lên hơn 15.000 tỷ yen vào năm 2030, gấp 3 lần năm 2020. Chính phủ Nhật Bản đã chuẩn bị khoản ngân sách khoảng 3.900 tỷ yen để trợ cấp cho các doanh nghiệp trong tài khóa 2021-2023, trong đó 3.000 tỷ yen sẽ được phân bổ cho các công ty bán dẫn lớn ở Nhật Bản và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Nhật Bản.
Đây là số tiền ngân sách lớn nhất ở các nước phát triển tính theo phần trăm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong số 5.000 tỷ yen các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn thì cũng sẽ được nhận khoảng 1.500 tỷ yen khoản hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản.
Theo kết quả đánh giá của công ty nghiên cứu Omdia (Anh), thị phần bán hàng năm 2023 của các nhà sản xuất chất bán dẫn có trụ sở tại Nhật Bản là 8,68%, tăng 0,03 điểm so với năm 2022, đánh dấu mức tăng đầu tiên sau 7 năm.
Giám đốc tư vấn cấp cao của Omdia, Akira Minamikawa, cho biết: “Với khoản đầu tư quy mô lớn nhất trong lịch sử, khối lượng sản xuất chất bán dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng và thị phần của họ sẽ phục hồi rõ rệt từ năm 2024 trở đi”.
- Từ khóa :
- Nikkei Shimbun
- Nhật Bản
- ngành bán dẫn
- trí tuệ nhân tạo
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Thực trạng của ngành công nghệ bán dẫn ASEAN
06:30' - 10/07/2024
Các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trở thành địa điểm rất hấp dẫn đối với các công ty sản xuất chất bán dẫn (chip) ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Phát triển chất bán dẫn - tâm điểm hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản
22:32' - 09/07/2024
Hội thảo Tương lai ngành bán dẫn Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội mới và lớn hơn cho các tổ chức, doanh nghiệp của hai nước cùng khai thác lợi thế của mỗi bên trong tương lai.
-
Chứng khoán
Có hay không tình trạng "bong bóng" trong cổ phiếu bán dẫn toàn cầu?
10:28' - 09/07/2024
Kết quả khảo sát tại Nhật Bản cho thấy, phần lớn các nhà phân tích thị trường cho rằng cổ phiếu chất bán dẫn trên thế giới “rõ ràng trong tình trạng bong bóng” hoặc ở trạng thái “giống bong bóng”.
-
Công nghệ
Samsung Electronics tái cơ cấu để dẫn đầu thị trường bán dẫn
08:20' - 07/07/2024
Samsung Electronics vừa thành lập một đơn vị chuyên phát triển bộ nhớ băng thông cao (HBM) nhằm giành lại vị trí dẫn đầu trên thị trường bán dẫn trí tuệ nhân tạo.
-
Chuyển động DN
CMC đề xuất hợp tác cùng Samsung thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn
18:07' - 04/07/2024
Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Jae Yong ghi nhận tất cả các kiến nghị đề xuất của ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC về hợp tác đẩy mạnh phát triển thiết kế chip AI.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Microsoft khuyến khích người dùng Windows 10 mua máy tính mới
22:54' - 21/11/2024
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) đang khuyến khích người dùng chi tiền mua máy tính mới thay vì mở hầu bao để nhận được hỗ trợ.
-
Công nghệ
OpenAI sẽ cung cấp miễn phí ChatGPT Search
12:34' - 21/11/2024
ChatGPT Search là một công cụ tìm kiếm được tích hợp trong ChatGPT, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và nhận câu trả lời trực tiếp từ chatbot này.
-
Công nghệ
Lợi nhuận của Nvidia vượt dự báo nhờ nhu cầu chip AI
11:18' - 21/11/2024
Nvidia - “gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ thông báo đạt lợi nhuận 19 tỷ USD với doanh thu cao kỷ lục trong quý trước nhờ nhu cầu mua phần cứng cho phát triển công nghệ AI ngày càng tăng.
-
Công nghệ
Phần Lan đầu tư siêu máy tính mới
16:17' - 20/11/2024
Phần Lan đang mua một siêu máy tính quốc gia mới có tên Roihu, với kỳ vọng sẽ tăng gấp 3 nguồn lực siêu máy tính của quốc gia châu Âu này.
-
Công nghệ
Đầu tư hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển internet Việt Nam
16:07' - 20/11/2024
Việt Nam chính thức gia nhập mạng internet toàn cầu năm 1997. Gần 30 năm qua, quy mô internet Việt Nam đã lớn hơn, kết nối internet ngày càng nhanh hơn và công nghệ ngày càng hiện đại hơn.
-
Công nghệ
Cao Bằng: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
11:10' - 20/11/2024
Cao Bằng có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị thương phẩm, lợi thế cạnh tranh cao.
-
Công nghệ
Google đầu tư hơn 20 triệu USD cho các nhà nghiên cứu AI
16:34' - 19/11/2024
Google công bố một sáng kiến tài trợ mới trị giá lên tới 20 triệu USD tiền mặt và 2 triệu USD tín chỉ điện toán đám mây nhằm hỗ trợ giới khoa học đột phá khoa học lớn tiếp theo thông qua AI.
-
Công nghệ
Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam 2024: AI là công nghệ cốt lõi
15:13' - 19/11/2024
Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam 2024 được đánh giá là lần tổ chức có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với 12 sự kiện chính thức và các sự kiện bên lề.
-
Công nghệ
Nghệ An đề ra mục tiêu cấp thiết về chữ ký số, chữ ký điện tử cá nhân
07:13' - 19/11/2024
Chữ ký số mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc xác định tính pháp lý khi tham gia những hoạt động, giao dịch trên môi trường điện tử.