Doanh nghiệp tăng tốc số hóa
Theo tin từ Visa, công ty công nghệ thanh toán toàn cầu chuyên cung cấp các giải pháp thanh toán kỹ thuật số, dưới sự tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19, việc chuyển đổi số đang ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng vượt bậc.
Các doanh nghiệp đã và đang tăng tốc quá trình số hóa để bắt kịp với sự phát triển không ngừng của thanh toán không tiền mặt và thương mại điện tử. Nếu dịch COVID-19 còn lan rộng, các thói quen trên nền tảng số sẽ được duy trì và phong cách sống hướng đến công nghệ số tại Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung sẽ được thúc đẩy bởi những trải nghiệm thanh toán sáng tạo. Một nghiên cứu vừa được Visa thực hiện mới đây về thái độ thanh toán của người tiêu dùng trong năm 2021 cho thấy, có 85% người tiêu dùng trên khắp Đông Nam Á đã chấp nhận các phương thức thanh toán số như thanh toán bằng thẻ, thanh toán thẻ không tiếp xúc, thanh toán di động, ví điện tử và thanh toán bằng mã QR. Cùng đó, gần 2/3 người tiêu dùng ở Đông Nam Á đã trải nghiệm việc thanh toán không dùng tiền mặt; trong đó, nhiều nhất là người tiêu dùng ở Việt Nam với tỷ lệ đạt 84%. Tiếp theo là Thái Lan với 82% và Philippines là 79%. Thái độ đón nhận tích cực của người tiêu dùng đã giúp thúc đẩy sự phát triển của phương thức thanh toán không tiếp xúc với tỷ lệ đạt 63% và thanh toán thẻ đạt 46%. Đồng thời, hỗ trợ việc mở rộng mạng lưới các điểm chấp nhận thanh toán số và gia tăng sự am hiểu của người tiêu dùng về tính năng an toàn của thanh toán điện tử. Với sự hiện diện ngày càng nhiều phương thức thanh toán hiện đại và mới mẻ trên khắp Đông Nam Á, người tiêu dùng có vô số sự lựa chọn và sở thích thanh toán cũng trở nên đa dạng hơn. Nghiên cứu của Visa tổng kết rằng, thẻ không tiếp xúc vẫn được duy trì ở mức độ phổ biến trong khu vực và vẫn còn nhiều dư địa để phát triển các hình thức thanh toán không tiếp xúc hay thanh toán số. Tại một số thị trường nhất định, có nhiều cơ hội lớn để thúc đẩy việc sử dụng thẻ không tiếp xúc. Ngay như Việt Nam có tới 88% người tiêu dùng hiện rất quan tâm tới việc áp dụng phương thức thanh toán thẻ không tiếp xúc. Không chỉ có thẻ, hình thức thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động dù ít phổ biến hơn nhưng cũng ngày càng gia tăng tại các thị trường như: Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Malaysia. Theo đó, tiềm năng nhất là thúc đẩy việc sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động, với 7/10 người tiêu dùng chưa sử dụng đều bày tỏ sự quan tâm đến phương thức thanh toán này. Khi các hình thức thanh toán mới liên tục xuất hiện trong khu vực, người tiêu dùng có khả năng tiếp cận nhiều loại hình thanh toán số khác nhau, họ có xu hướng lựa chọn hình thức thanh toán nào sáng tạo hơn. Sự tăng trưởng của thương mại điện tử cũng được nhìn thấy rõ rệt trong khu vực Đông Nam Á, khi người tiêu dùng bắt đầu hình thành thói quen mua sắm mới do tác động của đại dịch. Dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhiều người tiêu dùng trong khu vực mua hàng trực tuyến qua các trang web và mạng xã hội. Mua sắm trực tuyến bùng nổ mạnh mẽ, đặc biệt là ở Thái Lan với gần 65% người tiêu dùng Thái Lan lần đầu tiên mua sắm trực tuyến thông qua ứng dụng hoặc trang web; 56% người tiêu dùng được khảo sát ở Indonesia và 52% ở Philippines cũng lần đầu tiên mua hàng trực tuyến. Mua sắm qua mạng xã hội cũng trở nên phổ biến hơn ở Philippines, Thái Lan và Việt Nam với gần một nửa số người tiêu dùng tham gia khảo sát ở mỗi thị trường cho biết, đây là lần đầu tiên họ mua sắm trên mạng xã hội. Thương mại điện tử tiếp tục được phát triển nhanh chóng với hơn 44% người tiêu dùng Đông Nam Á đang thường xuyên mua sắm tại các nền tảng trực tuyến hơn so với trước. Người tiêu dùng cũng ngày càng quen thuộc hơn với việc mua hàng trên điện thoại thông minh và máy tính. Thương mại điện tử đã cho thấy tiềm năng phát triển trong thời kỳ đại dịch và trong tương lai. Ông Tareq Muhmood, Giám đốc Visa khu vực Đông Nam Á cho hay, khi sở thích và thói quen của người tiêu dùng liên tục thay đổi, doanh nghiệp có thể đáp ứng sự hài lòng của người tiêu dùng bằng các chiến lược thúc đẩy kỹ thuật số trong thương mại và thanh toán. Điều này bao gồm việc thiết lập nền tảng thương mại điện tử và chấp nhận thanh toán không tiếp xúc để người tiêu dùng có thể mua sắm và thanh toán theo cách họ muốn. Khi ranh giới giữa thương mại truyền thống và thương mại điện tử đang dần biến mất, doanh nghiệp ở Đông Nam Á cũng đang áp dụng hình thức thương mại đa kênh, tích hợp các dịch vụ kỹ thuật số như thanh toán thông minh và ứng dụng hỗ trợ vào cửa hàng truyền thống. Kết quả đem đến là một hành trình mua sắm liền mạch với những đổi mới trong thanh toán. Các doanh nghiệp Đông Nam Á; trong đó, có Việt Nam đã nhận ra sự cần thiết của giải pháp kỹ thuật số đối với hiệu quả vận hành kinh doanh. Đại dịch đã khiến các trở ngại trong quy trình thanh toán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp càng trở nên rõ rệt; lệnh hạn chế di chuyển đã "ngăn cản" doanh nghiệp đến gửi séc tại các chi nhánh ngân hàng và các nhà cung cấp cũng không thể gặp mặt trực tiếp để thanh toán hoặc gặp những trở ngại khác khi xử lý tiền mặt. Để giảm thiểu rắc rối, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng các giải pháp kỹ thuật số như Visa Commercial Pay, cho phép họ phát hành thẻ ảo theo yêu cầu thông qua ứng dụng di động cho thanh toán giữa các bên doanh nghiệp. Ông Tareq Muhmood cũng nhấn mạnh, tương lai của thanh toán là kỹ thuật số. Thế giới đang ở nơi công nghệ mới được phát triển để thúc đẩy khả năng tương tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, góp phần thay đổi trải nghiệm của người tiêu dùng, khi lối sống và phương thức kinh doanh đã dần chuyển sang kỹ thuật số. Trong bối cảnh thanh toán tiếp tục mở rộng và phân nhánh, các công nghệ kỹ thuật số cần phải mang đến những trải nghiệm hoàn thiện hơn trong đời sống hàng ngày và cho hoạt động kinh doanh ở tương lai. Với dịch vụ số ngày càng được nâng cao ở các tổ chức tài chính hiện nay và giải pháp kỹ thuật số mới của các công ty công nghệ tài chính đã phát triển nhanh chóng hệ sinh thái thanh toán số ở Đông Nam Á bằng sự đổi mới, sáng tạo mang tính thúc đẩy. Là công ty thanh toán kỹ thuật số hàng đầu thế giới, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái này, Visa đã đặt mục tiêu hợp tác với các đối tác chiến lược để tiếp tục thúc đẩy cuộc cách mạng công nghệ tài chính. Từ đó, giúp tất cả mọi người có thể tiếp cận trải nghiệm thanh toán số tiên tiến thông qua mạng lưới của Visa./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Campuchia thúc đẩy kết nối hệ thống thanh toán số
06:50' - 11/07/2021
Nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ Campuchia về giảm sử dụng tiền mặt, Bộ Thương mại nước này bằng nhiều cách đang thúc đẩy kết nối hệ thống thanh toán số.
-
Công nghệ
Trải nghiệm mới trong mua sắm trực tuyến và thanh toán số
16:06' - 06/07/2021
Visa và Moca vừa hợp tác để mang lại trải nghiệm mới mẻ cho người tiêu dùng Việt Nam bằng cách cài đặt tính năng lưu trữ thông tin thẻ và sử dụng thẻ Visa để thanh toán điện tử khi mua sắm trực tuyến
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.