Doanh nghiệp trông đợi gì từ gói kích thích kinh tế thứ 2?
Thông tin về việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất hàng loạt chính sách tài khóa trong gói kích thích kinh tế lần thứ 2 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; đặc biệt tập trung vào một số ngành như du lịch, hàng không và tiêu dùng…nhận được sự ủng hộ và quan tâm của dư luận xã hội.
Nhiều người bày tỏ, đây có thể sẽ là cú hích quan trọng góp phần làm đòn bảy kinh tế, giúp gia tăng khả năng phục hồi ở một số ngành, lĩnh vực vốn đang bị chậm nhịp trong tiến trình phát triển và hội nhập.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, đề xuất là nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không, doanh nghiệp lữ hành bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19.
Tác động của chính sách nhằm hỗ trợ dòng tiền và thanh khoản cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì, cầm cự và có nguồn tiền làm vốn lưu động, sản xuất; đồng thời, tránh nguy cơ phải tuyên bố phá sản, gây tác động bất ổn cho kinh tế - xã hội.
Đại diện các doanh nghiệp ngành da giày, túi xách, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (Lefaso) cho hay, đề xuất gói kích thích kinh tế lần thứ 2; trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp lúc này; đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên doanh sản xuất và xuất khẩu. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ... đang gặp khó nên việc doanh nghiệp phải quay về thị trường trong nước là giải pháp tình thế cần thiết.Lúc này, các doanh nghiệp đều đang mong muốn tiếp tục được giãn, hoãn nợ ngân hàng, ưu đãi thuế, đơn giản hóa thủ tục tiếp cận các gói tín dụng… nhằm tạo động lực cho doanh nghiệp vươn lên.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra lúc này là gói kích thích kinh tế thứ 2 sẽ được triển khai như thế nào để tránh những bất cập và vướng mắc như gói hỗ trợ đầu tiên 62 nghìn tỷ đồng, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế khách quan và giải quyết được tình trạng khó khăn chung của đa phần doanh nghiệp. Bà Thanh Xuân cho biết, trước đây, ở thời kỳ khó khăn nhất do dịch COVID-19, đa phần các doanh nghiệp sản xuất của ngành da giày, túi xách đều không thể đáp ứng được các điều kiện về quy mô vốn, về số lượng nhân công... để tiếp nhận sự hỗ trợ và ưu đãi của Chính phủ.Do đó, đã có không ít doanh nghiệp ngành này phải rời bỏ thị trường hoặc lâm vào tình cảnh bế tắc; nhất là khi hàng hóa bị "bế quan tỏa cảng" do buộc phải ngừng xuất khẩu.
Mong rằng, với những cơ chế và chính sách tài khóa thông thoáng hơn, các điều kiện áp dụng được nới lỏng và việc mở rộng đối tượng áp dụng rộng rãi hơn, chi tiết hơn tới từng ngành và lĩnh vực kinh tế sẽ giúp cho ngành sản xuất da giày, túi xách của Việt Nam thêm cơ hội để duy trì sự tồn tại cho tới khi tình hình kinh tế chung trên toàn cầu được cải thiện. Đồng tình quan điểm, ông Trần Ngọc Quang, Đại diện Công ty TNHH Đức Thịnh chuyên sản xuất, phân phối các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm cho hay, cơ bản thì đa số các doanh nghiệp vẫn phải chủ động các giải pháp để “cứu mình” và tự xoay xở để vượt ra khỏi tình trạng khó khăn chung do thị trường, do các đối tác hạn chế giao thương… chứ không thể nằm chờ Nhà nước cứu trợ.Hơn nữa, gói kích thích kinh tế lần thứ 2 hiện mới chỉ đang trong giai đoạn lấy ý kiến đóng góp từ các bộ, ngành và địa phương thì việc triển khai và áp dụng sẽ còn là chặng đường dài.
Theo ông Quang, trong bối cảnh hiện nay, ngoài sự hỗ trợ về tài chính, tín dụng các doanh nghiệp cũng rất cần các cơ chế mới của Nhà nước để chủ động tích lũy nội lực.Cụ thể như các quy định về liên doanh, liên kết… phải làm sao có các thủ tục thuận tiện, dễ dàng và ít tính “trói buộc” pháp lý nhiều hơn, mới mong các doanh nghiệp bớt tâm lý hoang mang, e ngại khi đến với nhau và quyết định sáp nhập để cùng nhau gây dựng và phát triển.
Mong muốn doanh nghiệp mở rộng quy mô, nâng cấp quy trình sản xuất và gia tăng tiềm lực tài chính, đồng nghĩa với việc tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường là điều chính đáng. Nhà nước nên khuyến khích và có các chính sách tạo thuận lợi.Đó cũng chính là cách để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó và vươn lên trong lúc này, ông Quang nhấn mạnh./.
- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- xuất khẩu
- kích thích kinh tế
- COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu
16:14' - 18/11/2020
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt tận dụng lợi thế của các Hiệp định thương mại (FTA) và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu là giải pháp quan trọng hậu COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất một loạt chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp sau COVID-19
11:12' - 17/11/2020
Gói kích thích này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; đặc biệt sẽ tập trung hỗ trợ một số ngành như du lịch, hàng không và tiêu dùng.
-
DN cần biết
Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tôm
19:21' - 11/11/2020
Thủ tướng vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương nghiên cứu, đánh giá có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát huy thế mạnh của ngành chế biến thủy sản, nhất là xuất khẩu tôm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vào EU
20:01' - 09/11/2020
Sau 3 tháng Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi, xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này có những tín hiệu khả quan so với cùng kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16'
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17'
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Gần 40% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận xuất khẩu giảm mạnh trong năm nay
09:59' - 11/07/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố hôm 11/7, cho thấy gần 40% số công ty lớn tại Hàn Quốc dự đoán lợi nhuận xuất khẩu sẽ giảm vào nửa cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Doanh nghiệp thiết bị y tế thâm nhập thị trường Việt Nam
16:56' - 10/07/2025
Thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi cho biết các doanh nghiệp của tỉnh sẽ tham gia “Triển lãm thiết bị y tế Hàn – Việt được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10/12-7.