Hiệp định EVFTA: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vào EU
Liên quan đến việc doanh nghiệp gặp khó khăn khi xuất khẩu vào các thị trường thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) khi dịch COVID-19 đang ảnh hưởng bất lợi đến thị trường EU, ông Trần Thanh Hải-Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, tính đển thời điểm kết thúc tháng 10 năm 2020, Hiệp định EVFTA đã đưa vào thực thi được 3 tháng, kết quả xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này có những tín hiệu khả quan so với cùng kỳ.
Cụ thể, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 8 năm 2020 đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước; trong tháng 9, tổng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt 3,1 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019. Kết quả này thể hiện các doanh nghiệp đã tận dụng được ưu đãi mang lại từ EVFTA.
Theo ông Trần Thanh Hải, tính đến ngày 29/10/2020, các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực (thuộc Cục Xuất nhập khẩu) đã cấp gần 34.400 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 1,3 tỷ USD đi 28 nước bao gồm EU-27 và Anh.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho gần 900 lô hàng với trị giá hơn 2,5 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.
Tuy vậy, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tháng 9 giảm nhẹ so với tháng 8. Ngoài yếu tố về chu kỳ, khi tháng 8 luôn là tháng có xuất khẩu cao nhất; còn có yếu tố khó khăn từ thị trường EU vẫn đang khó khăn do dịch COVID-19.
Hiện dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại EU. Một số quốc gia đang áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách gây khó khăn cho hoạt động thương mại, tiêu dùng các sản phẩm chưa thiết yếu.
Bản thân nền kinh tế của khu vực này cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Do vậy, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng tích cực nhưng nếu không có tác động của dịch COVID-19, kết quả xuất khẩu còn tích cực hơn nữa.
Ông Trần Thanh Hải cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục khai thác có hiệu quả các thị trường của Hiệp định EVFTA; tăng cường tuyên truyền và tổ chức triển khai tận dụng tốt các cam kết để thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền rộng rãi về ưu đãi các Hiệp định thương mại tự do (FTA), hướng tận dụng và cách tận dụng ưu đãi FTA, sử dụng nhiều hình thức mới, thông qua các cổng thông tin như: FTA Portal, qua mạng internet, Facebook,...
Để thông tin đạt hiệu quả cao và được cập nhật thường xuyên, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo hệ thống Thương vụ tại nước ngoài nắm bắt thông tin thị trường và các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam như sự thay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, các hoạt động tuyên truyền thiếu thiện chí đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam; kịp thời thông tin để các Bộ, ngành, Hiệp hội và doanh nghiệp có phản ứng kịp thời.
Ngoài ra, Bộ Công Thương tiếp tục đổi mới hình thức xúc tiến thương mại, ứng dụng các phương tiện thông tin điện tử, tổ chức các phiên kết nối giao thương trực tuyến để quảng bá hình ảnh sản phẩm xuất khẩu tới các nước đối tác, đặc biệt trong giai đoạn vừa qua khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không phù hợp để tổ chức các hoạt động xúc tiến truyền thống.
Cải cách hành chính tiếp tục được xem là nhiệm vụ trọng tâm cắt nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Thông qua việc đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao cho người dân, tổ chức, thời gian và chi phí của doanh nghiệp sẽ được cắt giảm.
Bộ Công Thương cũng tiếp tục nghiên cứu, hiện đại hóa việc cấp chứng nhận xuất xứ C/O, áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, hoàn thiện pháp luật, thể chế, đồng thời phối hợp chặt chẽ với EU để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định EVFTA.
Cuối cùng, để bảo vệ các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trước rủi ro của những vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ tiếp tục thực hiện các biện pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa.
Cùng đó, tăng cường hậu kiểm; chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu trong trường hợp có yêu cầu xác minh xuất xứ nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp giả mạo xuất xứ hàng hóa Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục khởi sắc trong khó khăn
13:08' - 02/11/2020
Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu dần khởi sắc sau 10 tháng, tạo đà cho việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 có thể đạt mức tăng từ 3-4% so với năm 2019.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Nam Việt xuất khẩu sản phẩm cá tra sản xuất theo công nghệ cao
07:46' - 31/10/2020
Bộ NN và PTNT vừa phối hợp với Tập đoàn Nam Việt tổ chức Lễ công bố lô hàng cá tra sản xuất theo quy trình công nghệ cao xuất khẩu sang thị trường EU, Nam Mỹ, ASEAN, Trung Quốc và Trung Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Chịu tác động COVID-19 xuất khẩu vẫn tăng trưởng dương
11:09' - 29/10/2020
Tính chung 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 229,27 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Thị trường
Đa dạng hoá thị trường để xuất khẩu tăng trưởng bền vững
17:32' - 27/10/2020
Việc tìm kiếm thị trường để tránh phụ thuộc vào một số thị trường nhất định đang được Bộ Công Thương tập trung nhằm đạt mục tiêu mà Chính phủ cũng như Thủ tướng Chính phủ kỳ vọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm việc với 8 tỉnh, thành thúc đẩy giải ngân đầu tư công
21:50'
Tổ công tác số 2 của Thủ tướng Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Tổ trưởng cùng với lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương có buổi làm việc với lãnh đạo UBND 8 tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải lại nhắc VEC khắc phục ngay hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi
20:59'
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản về khắc phục các tồn tại, đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou
20:22'
Ngày 16/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hy Lạp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 3.000 tỷ đồng nâng cấp đường sắt Bắc – Nam
19:29'
Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh, đoạn Vinh - Nha Trang và đoạn Nha Trang - Sài Gòn trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm khắc phục những bất cập trên cao tốc La Sơn – Túy Loan
18:54'
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa lập đoàn kiểm tra, rà soát, xem xét điều chỉnh biển báo hiệu đường bộ tại một số vị trí trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Hòa Liên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp khởi công hai bến container số 3 và 4 cảng Lạch Huyện
18:09'
Tiến độ chuẩn bị dự án dự án xây dựng bến container số 3 và 4 thuộc khu bến cảng Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng đang triển khai đúng tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Hy LạpKaterina Sakellaropoulou
17:34'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15- 19/5/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
RCEP giúp Việt Nam cải thiện khả năng tiếp cận các thị trường tiêu dùng lớn
17:27'
Về lâu dài, RCEP có thể tạo cơ sở cho một chuỗi cung ứng mới trong khu vực, trong đó Việt Nam đóng vai trò chủ chốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Lào chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế-xã hội hậu COVID-19
17:10'
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane chủ trì Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về cơ chế, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch COVID-19.