Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt tận dụng lợi thế của các Hiệp định thương mại (FTA) và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu là giải pháp quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, khôi phục kinh tế sau COVID-19. Đây là nội dung được nhiều chuyên gia nhấn mạnh tại Diễn đàn xuất khẩu 2020 với chủ đề “Dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và phát triển bền vững vùng cung ứng nguyên liệu sau COVID-19” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, ngày 18/11.
*Xuất khẩu đối mặt nhiều thách thức Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã tác động tiêu cực chưa từng có tới nhiều mặt của đời sống như y tế, kinh tế, xã hội… trên toàn cầu. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, đại dịch đã tạo ra sự kết hợp giữa các cú sốc cung và cầu trong nước với sự lan tỏa qua biên giới thông qua du lịch, thương mại, tài chính, thị trường hàng hóa và niềm tin của nhà đầu tư.Cụ thể, dự báo của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) cho thấy, GDP toàn cầu giảm đi 5,2% trong năm 2020 (mức suy thoái sâu nhất trong tám thập kỷ). Thương mại hàng hóa có thể giảm từ 13% đến 32% trong năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người trong năm nay cũng được dự kiến sẽ giảm đi ở 93% các quốc gia, tỷ lệ lớn nhất trong một thế kỷ rưỡi.
Đại dịch COVID-19 cũng làm trầm trọng thêm xu thế của chủ nghĩa bảo hộ hiện hành và kéo theo khuynh hướng thiên về tự lực và tái cân bằng nền kinh tế trong nước của hầu hết các quốc gia trên toàn cầu, thị trường nội địa sẽ được quan tâm nhiều hơn. Một xu hướng khác là tự động hóa gia tăng và việc thế giới rút lui khỏi các chuỗi giá trị toàn cầu có thể khiến chiến lược sử dụng công nghiệp chế biến chế tạo và xuất khẩu không còn thực sự hiệu quả với các thị trường mới nổi và các nền kinh tế phát triển. Theo Ngân hàng Thế giới, mặc dù là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới (độ mở của Việt Nam cao gấp 1,5 lần Thái Lan và gấp 5 lần Trung Quốc) nhưng mức độ tham gia của Việt Nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực vẫn còn hạn chế, thấp hơn nhiều so với các nước cùng khối ASEAN như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines.Năm 2018, Việt Nam chỉ tạo ra được 20,4 tỷ USD thông qua việc tham gia vào các chuỗi giá trị, xếp thứ 53 trên tổng số 174 quốc gia. Con số này chưa bằng 1/4 của quốc gia tiếp theo trong khối ASEAN là Philippines với 84,8 tỷ USD (xếp thứ 34). Đồng thời, mức độ tham gia vào các công đoạn tinh vi phức tạp của Việt Nam vẫn còn thấp.
Ông Nguyễn Hữu Tín, Giám đốc ITPC dẫn chứng từ Báo cáo Phát triển Thế giới (WDR) cho hay, năm 2020, mức độ tham gia của Việt Nam hiện nay đang ở cấp độ “chế biến chế tạo mức hạn chế” và cần tiến lên trong chuỗi giá trị để nâng cao năng suất. Một số quốc gia khác trong ASEAN như Malaysia, Thái Lan và Philippines hiện đã ở trình độ “chế biến chế tạo và dịch vụ tiên tiến” (cao hơn một cấp so với Việt Nam).
Theo ông Nguyễn Hữu Tín, chuỗi giá trị toàn cầu hiện chiếm tới 66% giao dịch thương mại. Nhưng mức độ nội địa hóa của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 28% trong tổng kim ngạch thương mại, thấp hơn gần 2 lần so với Trung Quốc.Không những vậy, Việt Nam hiện tập trung quá mức vào một số thị trường, sản phẩm, doanh nghiệp; trong đó, nhóm dệt may, điện tử, hóa chất và kim loại chiếm 2/3 kim ngạch thương mại; 4 thị trường lớn nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ chiếm tới 60%; 4 tập đoàn hàng đầu Samsung, Foxconn, Intel, Panasonic chiếm 70% kim ngạch thương mại trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Phân tích thị trường, ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Thương mại Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel cho biết, hành vi của người tiêu dùng hậu COVID-19 sẽ tập trung vào 5 đặc điểm sau: Tiếp tục tăng cường nhu cầu cho các sản phẩm/dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe; đẩy mạnh “số hóa” các hoạt động như truyền thông, học tập, làm việc, du lịch, giải trí…; mở rộng hoạt động mua sắm trực tuyến và sử dụng dịch vụ giao hàng tiện lợi; thận trọng hơn trong các khoản chi tiêu ngắn hạn; quan tâm đến các vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Do đó, nếu không bắt kịp các xu hướng này, hoạt động xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. *Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, với vị thế là trung tâm kết nối khu vực, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của Tp. Hồ Chí Minh đóng góp quan trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của của nước. Trong nhiều năm liền, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố duy trì mức tăng trưởng bình quân 10%/năm, cơ cấu xuất khẩu dịch chuyển đúng hướng, nhóm hàng công nghiệp chiếm trên 80%... Tuy nhiên, với tác động của dịch COVID-19 và biến động liên tục của các xu hướng thương mại ở nhiều khu vực đã khiến hoạt động xuất khẩu của thành phố chịu ảnh hưởng không nhỏ.Chính vì vậy, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin thị trường, chia sẻ cách thức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu một cách hiệu quả cũng như gia tăng tỷ trọng nguyên liệu nội địa trong cơ cấu hàng xuất khẩu là mục tiêu hàng đầu của thành phố trong việc duy trì tăng trưởng xuất khẩu, phục hồi kinh tế hậu COVID-19.
Ông Nguyễn Hữu Tín cho biết, ITPC đã và đang tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp để có thể tận dụng hiệu quả lợi thế mà các FTA đem lại cũng như nâng cao trình độ tham gia của Việt Nam vào các chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư. Trong thời gian xảy ra dịch COVID-19, nhiều hoạt động hỗ trợ trực tiếp bị hủy, thay vào đó, ITPC đã nhanh chóng chuyển qua hỗ trợ và kết nối trực tuyến giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin thị trường và tìm kiếm khách hàng.Nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các FTA, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)…được tổ chức thường xuyên dưới nhiều hình thức giúp doanh nghiệp tiếp cận sâu và tận dụng khá hiệu quả các ưu đãi trong hoạt động xuất khẩu. Thời gian tới, ITPC sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp thành phố nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.
Chia sẻ về lĩnh vực xuất khẩu nông sản, ông Phạm Thiết Hòa, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn cho biết, năm 2020, mặc dù bị tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, nông lâm thủy sản vẫn cho thấy vai trò làm trụ đỡ cho lĩnh vực xuất khẩu khi vẫn duy trì tăng trưởng 1,6% trong 10 tháng. Tuy nhiên, tỷ trọng nông sản chế biến sâu được xuất khẩu của Việt Nam còn rất hạn chế, mới chỉ đạt khoảng từ 25 – 30% tổng sản lượng nông sản.
Theo ông Phạm Thiết Hòa, để thúc đẩy đưa nông sản Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trước tiên cần tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Bởi các hiệp định này có rất nhiều ưu đãi về thuế quan cho sản phẩm nông sản của Việt Nam.Đơn cử như Hiệp định CPTPP, phần lớn hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (rau quả tươi và rau quả chế biến, gạo, hạt khô…) được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi có hiệu lực hoặc sau 3 – 5 năm. Hay như Hiệp định EVFTA, có thể giúp Việt Nam xuất khẩu 100.000 tấn gạo tấm vào EU hàng năm. Bên cạnh đó, EU cũng cam kết xóa bỏ ngay 94% dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia khuyến nghị, tập trung đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại trong sản xuất và chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hợp tác kết nối với đối tác trong chuỗi cung ứng; tiếp cận và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; tối ưu hóa hiệu quả của dịch vụ logistic; xây dựng và phát triển cơ chế liên kết trong chuỗi giá trị, đồng thời xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia sẽ là những việc mà doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong tất cả các lĩnh vực cần làm ngay để phát huy hết giá trị hàng hóa và nâng cao kim ngạch, tính bền vững cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội nào cho ngành chăn nuôi trong EVFTA?
08:59' - 16/11/2020
Phóng viên BNEWS/TTXVN đã trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về định hướng phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vào EU
20:01' - 09/11/2020
Sau 3 tháng Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi, xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này có những tín hiệu khả quan so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sắp ký FTA đầu tiên với một nền kinh tế lớn hậu Brexit
19:41' - 21/10/2020
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss sẽ đến Nhật Bản vào cuối tuần này để ký Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) song phương hậu Brexit.
-
Chứng khoán
Thuỷ sản Minh Phú nắm bắt cơ hội các FTA
09:06' - 18/10/2020
Nhóm phân tích MBS kỳ vọng, với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành tại các thị trường trọng điểm, Minh Phú sẽ hưởng lợi lớn và tận dụng nhanh chóng đà tăng trưởng của ngành xuất khẩu tôm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.