Doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với chế biến sản phẩm rong biển
Trên thế giới, nuôi trồng rong biển được phát triển khá mạnh tại Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines… Hàn Quốc đã đặt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD sản phẩm này chế biến vào năm 2027.
Trong khi Việt Nam có hàng trăm loài rong biển, nhiều loài có giá trị kinh tế cao cùng với nhiều vùng biển thuận lợi cho phát triển kinh tế loại thủy sản này nhưng vẫn chưa mang lại giá trị tương xứng với tiềm năng.
Hơn 200 loài rong trên thế giới có thể sản xuất thương mại, với 27 loài chính mang lại giá trị khoảng 8,3 tỷ USD mỗi năm. Thương mại toàn cầu rong biển dự kiến có tốc độ phát triển gần 11% mỗi năm.
Việt Nam hiện cũng có hơn 820 loài rong tự nhiên; trong đó gần 90 loài có giá trị kinh tế. Rong chia làm 3 nhóm loài chính gồm rong sụn, rong câu, rong nho. Rong biển Việt Nam được phát triển hơn 10 năm trở lại đây. Diện tích rong biển của Việt Nam năm 2023 đạt 16.500 ha, với sản lượng 150.000 tấn. Rong biển được nuôi trồng nhiều ở vùng biển Bắc Bộ, tiếp đến là Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ…; tập trung ở một số địa phương như Quảng Ninh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kiên Giang...
Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết: Chi phí đầu tư để nuôi rong biển rất thấp, tuy nhiên đây lại là ngành hàng có giá trị kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường tốt. Rong biển không chỉ làm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón… mà đây còn là ngành kinh tế xanh.
Bởi, không chỉ đem lại giá trị kinh tế về sản phẩm hàng hóa, rong biển còn là kho báu về tín chỉ carbon. Rong biển có khả năng hấp thụ carbon gấp 2-5 lần thực vật trên cạn như cây rừng; một số loài có thể lưu trữ gấp 20 lần so với cây rừng. Theo các chuyên gia, rong biển giúp làm sạch môi trường biển rất hiệu quả. Nếu nuôi trồng rong biển được, phát triển được du lịch tức là đã cải thiện được môi trường biển nơi đó. Rong biển đang được đánh giá là sản phẩm nuôi trồng đa mục đích.
Tuy mang lại đa giá trị, song rong biển ở Việt Nam hầu như đang bị lãng quên, ít được quan tâm hơn so với các đối tượng như cá hoặc giáp xác. Nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm rong biển vẫn theo hình thức tự phát và chưa hình thành liên kết chuỗi.
Cũng bởi do còn khá khiêm tốn doanh nghiệp đầu tư vào chế biến sản phẩm này, chưa phát triển thành ngành công nghiệp chế biến với sản phẩm giá trị gia tăng cao. Do đó, giá rong biển nguyên liệu còn thấp và bấp bênh. Người dân ven biển cũng chưa mặn mà với rong biển.
Vừa qua, sau hậu quả nặng nề của cơn bão số 3, các vùng biển ở Quảng Ninh đã được doanh nghiệp hỗ trợ giống rong biển, hỗ trợ ngư dân “lấy ngắn nuôi dài” trong khôi phục sản xuất. Ông Phạm Quốc Chính, Chủ tịch STP Group đánh giá, rong biển có thể nuôi trồng xen canh. Do đó, ngư dân vẫn sẽ bám nghề, bám biển khi nuôi trồng đa tầng, đa đối tượng để phát huy giá trị cao hơn.
Trong chiến lược phát triển ngành thủy sản, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, sản lượng rong, tảo biển các loại đạt khoảng 180.000 tấn; năm 2030 là 500.000 tấn. Để đạt được các mục tiêu đó, thời gian tới, ngành hàng rong biển nước ta tập trung phát triển nuôi trồng với đối tượng chính là rong nho, rong câu chỉ vàng, rong sụn hay một số giống rong nhập.
Đến nay, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ được công nghệ và chủ động sản xuất hàng loạt cây mầm rong sụn biển chất lượng cao thông qua quy trình kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật, sản xuất giống số lượng lớn phục vụ trồng thâm canh đại trà với mục đích thương mại. Thành công có giá trị lớn trong đáp ứng nhu cầu trồng rong sụn của các địa phương.
Để khai thác được tiềm năng này, ông Nguyễn Văn Nguyên, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản cho rằng cần ưu tiên quy hoạch trồng rong biển; nghiên cứu, chọn, nhập giống cải tạo; có các chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả nghề trồng rong cũng như xây dựng, kết nối mạng lưới sản xuất rong biển.
Theo ông Trần Đình Luân, Việt Nam có diện tích mặt biển lớn, nhiều giống rong chất lượng là điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển vùng trồng rong biển. Thời gian tới cần mở rộng nghiên cứu, chọn tạo các giống rong chất lượng, phục vụ cho những mục đích khác nhau. Đặc biệt là việc khép kín liên kết chuỗi từ cây giống, vùng trồng, sản xuất, thương mại, tiêu thụ, đặc biệt là có sự tham gia của doanh nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm đầu ra có giá trị gia tăng cao.
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhân rộng các mô hình chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn
14:30' - 25/11/2024
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu là những yếu tố then chốt để đưa nông sản Khánh Hòa vươn xa
-
Kinh tế tổng hợp
Đầu tư phát triển vùng nuôi thủy sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
10:53' - 21/11/2024
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang Lê Bá Thành, năm 2025 Bắc Giang thực hiện nhiều giải pháp phát triển thủy sản của địa phương theo hướng hiệu quả và bền vững.
-
Thị trường
Bộ Công Thương đồng hành xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực của Cà Mau
20:58' - 15/11/2024
Ngày 15/11/2024, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Bộ Công thương tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2024.
-
Kinh tế tổng hợp
Truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử: Minh bạch khi xuất khẩu
16:25' - 15/11/2024
Ứng dụng giúp tăng mức độ tin cậy, minh bạch, loại bỏ được các sai sót trong quá trình giám sát tàu, sản lượng, cấp giấy xác nhận nguyên liệu, giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên với Etihad Airways
17:53' - 03/07/2025
Vietnam Airlines và Etihad Airways chính thức triển khai hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên.
-
Doanh nghiệp
Sắp diễn ra hội thảo xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ
17:10' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 16/7 tới, Cục sẽ tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ dưới hình thức trực tuyến.
-
Doanh nghiệp
Bộ ba "vàng" của Phú Mỹ - PVFCCo cho sản xuất nông nghiệp bền vững
16:45' - 03/07/2025
Sự kết hợp giữa phân sinh học Sumagrow Inside với NPK Phú Mỹ và phân hữu cơ Phú Mỹ tạo nên bộ ba vàng giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, giảm sâu bệnh và làm chậm quá trình suy thoái đất.
-
Doanh nghiệp
Quản trị biến động xuyên suốt trong điều hành của Petrovietnam
15:36' - 03/07/2025
Trước một thế giới thay đổi ngày một nhanh và khó đoán định, Petrovietnam xác định “quản trị biến động” là phương thức quan trọng và xuyên suốt trong điều hành doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận nửa đầu năm của Lọc dầu Bình Sơn vượt 93% kế hoạch
12:44' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, lợi nhuận trước thuế của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR)-đơn vị thành viên của Petrovietnam ước đạt 800 tỷ đồng, vượt 93% kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Giải ngân đầu tư của Petrovietnam tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm
11:51' - 03/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm 2025, giải ngân đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) ước đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, tăng 31,2% so với thực hiện năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Bưu điện Việt Nam triển khai nhiều giải pháp thích ứng với thay đổi địa giới hành chính
09:45' - 03/07/2025
Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí.
-
Doanh nghiệp
SCG cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero
09:29' - 03/07/2025
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đang hoạt động tại Việt Nam chia sẻ chiến lược và mô hình Thành phố Carbon thấp, cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero.
-
Doanh nghiệp
Sandbox Fintech mở thêm cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
19:45' - 02/07/2025
Các giải pháp được phát triển thông qua đổi mới công nghệ, đặc biệt với sự hỗ trợ của sandbox sẽ giúp nâng khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp nhỏ và người dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn