Doanh nghiệp vẫn còn thận trọng trong đầu tư kinh doanh
Quy mô vốn của doanh nghiệp gia nhập thị trường đang có xu hướng giảm, trong tháng 9/2022 đạt 11,9 tỷ đồng, tăng 8,6% so với tháng trước; tuy nhiên, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Qua đó cho thấy, vẫn còn tâm lý thận trọng của doanh nghiệp trong quá trình bỏ vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn.
Tổng cục Thống kê vừa công bố số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động 9 tháng năm 2022 đạt 163,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng năm nay là 3.908 nghìn tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 112,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,8% so với 9 tháng năm 2021.
Cụ thể, trong tháng 9, cả nước có 11.466 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 136 nghìn tỷ đồng; số lao động đăng ký là 61,9 nghìn lao động, giảm 3,8% về số doanh nghiệp, tăng 4,5% về vốn đăng ký và giảm 17,7% về số lao động so với tháng 8/2022; nhưng so với cùng kỳ năm 2021, tăng 194,1% về số doanh nghiệp, tăng 117,9% về số vốn đăng ký và tăng 24,1% về số lao động.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 9/2022 đạt 11,9 tỷ đồng, tăng 8,6% so với tháng trước và giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tháng 9, cả nước có 5.118 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 20,7% so với tháng trước và tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung 9 tháng năm 2022, cả nước có 112,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.272,3 nghìn tỷ đồng; tổng số lao động đăng ký là 758,1 nghìn lao động, tăng 31,9% về số doanh nghiệp, tăng 6,4% về vốn đăng ký và tăng 16,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đạt 11,3 tỷ đồng, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 2.635 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 38,7 nghìn lượt doanh nghiệp thay đổi tăng vốn, thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng năm nay là 3.908,2 nghìn tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, còn có 50,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 56,1% so với 9 tháng năm 2021, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng năm nay lên 163 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 18,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Theo khu vực kinh tế, 9 tháng năm nay có 1.543 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; 27,9 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 20,8%; 83,3 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 36,8%.
Cũng trong tháng 9/2022, có 2.935 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 21,9% so với tháng trước và tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021; có 4.187 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 6% so với tháng trước và tăng 66,9% so với cùng kỳ năm 2021; có 1.516 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 22,4% với tháng trước và tăng 150,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung 9 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 62,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước; 36,3 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 13,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, lần lượt tăng 12,1% và 8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 12,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đề xuất các bộ, ngành cần tiếp bảo đảm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án công nghiệp quan trọng; hỗ trợ tối đa các nhà máy duy trì và khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng.
Cùng với đó, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng, xu thế sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng, việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó với các biện pháp này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, phát triển các thị trường xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng kiến nghị, để kéo giảm chi phí cho doanh nghiệp, Chính phủ cần tiếp tục tăng cường đơn giản hóa, minh bạch thủ tục hải quan để giảm chi phí và tăng tính dự đoán cho doanh nghiệp.
Theo đó, cần nhanh chóng xây dựng và sử dụng các hệ thống trao đổi điên tử các dữ liệu giữa các doanh nghiệp, hải quan và các cơ quan liên quan; tạo thuận lợi cho các chủ thể có mức độ tuân thủ cao./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Chiến lược của ngành bán lẻ trong bối cảnh mới
21:17' - 02/10/2022
Các doanh nghiệp bán lẻ đều có chung nhận định, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, những nhân tố bên trong doanh nghiệp thường mang tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển.
-
Doanh nghiệp
"Xanh hóa" dệt may: Doanh nghiệp đối mặt rào cản gì?
08:07' - 02/10/2022
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam về những khó khăn mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt trong quá trình "xanh hóa" dệt may.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Chuỗi cửa hàng Starbucks điều chỉnh hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc
08:59'
Chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks Corp. đã liên hệ với các công ty cổ phần tư nhân, doanh nghiệp công nghệ và bên khác để xem xét hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc, trong đó có cả khả năng bán cổ phần.
-
Doanh nghiệp
Cho phép thí điểm thành lập đội quản lý điện trực thuộc điện lực tỉnh
20:32' - 17/05/2025
Mặc dù triển khai thí điểm, nhưng EVN yêu cầu phải duy trì đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ điện ổn định, liên tục cho khách hàng trên địa bàn quản lý, đảm bảo việc làm và thu nhập người lao động.
-
Doanh nghiệp
Đại Hùng giai đoạn 3: Bản lĩnh của người lao động Petrovietnam
17:11' - 17/05/2025
Tối 16/5, tại thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức đón dòng dầu đầu tiên của Dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3, Lô 05-1(a).
-
Doanh nghiệp
Netflix "lột xác" giao diện sau 12 năm
12:49' - 17/05/2025
“Ông lớn” truyền phát trực tuyến Netflix vừa chính thức công bố một cuộc đại tu lớn cho trang chủ của mình, đánh dấu lần thay đổi thiết kế đầu tiên kể từ tháng 11/2013.
-
Doanh nghiệp
Google, Meta, Qualcomm và Garmin thành lập hiệp hội ngành nghề mới
11:15' - 17/05/2025
Các chi nhánh tại Nhật Bản của Google, Meta, Qualcomm và Garmin đã cùng thành lập một hiệp hội ngành nghề mới mang tên “Liên minh Doanh nghiệp Số Mở” (Open Digital Business Consortium).
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận ròng của Alibaba thấp hơn nhiều so với dự báo
13:04' - 16/05/2025
Lợi nhuận ròng của Alibaba quý I/2025 đạt 12,4 tỷ NDT thấp hơn nhiều so với dự báo 24,7 tỷ NDT mà LSEG dự báo.
-
Doanh nghiệp
Walmart sẽ tăng giá hàng hóa do tác động của thuế quan
11:49' - 16/05/2025
Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới của Mỹ Walmart sẽ phải tăng giá hàng hóa do chi phí cao hơn từ thuế quan mới của Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Lập tổ công tác đặc biệt hỗ trợ di dời khu công nghiệp Biên Hòa 1
09:29' - 16/05/2025
Đồng Nai đang quyết tâm thực diện di dời các doanh nghiệp ra khỏi khu công nghiệp Biên Hòa 1 để dự kiến khởi công xây dựng Trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh Đồng Nai vào ngày 2/9 sắp tới.
-
Doanh nghiệp
TikTok ra mắt định dạng quảng cáo mới tăng hiệu quả đầu tư cho doanh nghiệp
09:10' - 16/05/2025
TikTok vừa ra mắt định dạng quảng cáo mới Brand Consideration Ads nhằm hỗ trợ thương hiệu tiếp cận nhóm khách hàng đang ở giai đoạn giữa "phễu" - giai đoạn đanh cân nhắc trong hành trình mua sắm.