Doanh nghiệp Việt Nam liệu còn "cô đơn"?
Trong ngày cuối cùng của năm 2019, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc về hành trình đi tới tương lai của doanh nghiệp Việt Nam.
Khép lại một năm với nhiều nỗ lực của cả hệ thống chính trị; trong đó, nổi bật là những quyết sách đổi mới, cải cách mà Chính phủ cùng các Bộ, ngành đã thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, song với ông vẫn còn đó một số mục tiêu chưa đạt được như kỳ vọng, nỗi "cô đơn" của doanh nghiệp vẫn khắc khoải và đó là điều duy nhất ông mong ước sẽ thay đổi trong năm 2020.
Phóng viên: Nhìn lại một năm phát triển kinh tế - xã hội, doanh nghiệp Việt Nam đã có hành trình và chuyển biến như thế nào, thưa ông?
Ông Vũ Tiến Lộc: Năm 2019, Chính phủ đã cùng các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Những điều lớn lao có lẽ đã được nhắc nhiều qua những phương tiện thông tin đại chúng.
Cá nhân tôi, chỉ mong đề cập những điều giản dị, nhưng thực chất và phản ánh đúng tình trạng của đa phần cộng đồng doanh nghiệp hiện nay. Nền kinh tế với các chỉ số thành phần như tốc độ tăng trưởng, xuất nhập khẩu, tạo công ăn việc làm, thu nhập bình quân đầu người... được ghi nhận bằng những kết quả tích cực.
Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt hiện vẫn đang rất khó khăn. Tình hình kinh tế thế giới không có nhiều chuyển biến khả quan, thậm chí có xu hướng giảm tốc, tăng trưởng chậm và tổng cầu chậm lại. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn diễn biến phức tạp và kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng.
Cùng với đó, thể chế trong nước còn nhiều điểm bất hợp lý và gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động có lãi trong năm 2019 chỉ đạt khoảng 60%.
Thực tế cho thấy, nguồn thu ngân sách được đóng góp từ nguồn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà 3 năm qua đều không đạt kế hoạch. Như vậy là không bền vững. Chưa kể tình trạng tồn kho cũng đang tăng lên, chứng tỏ "sức khỏe" của doanh nghiệp Việt còn yếu và chưa có dấu hiệu cải thiện. Đầu tư mới của doanh nghiệp cũng vì thế mà khó khăn theo, nếu không có những cải cách mạnh mẽ hơn.
Tôi muốn nhắc đến tình trạng "cô đơn" của đa phần doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay siêu nhỏ, chiếm tỷ lệ tới hơn 95% tổng số doanh nghiệp Việt Nam. Tại sao vẫn còn khó khăn trong việc đưa các hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.
Nếu Luật Doanh nghiệp không nhanh chóng có những điều chỉnh, đổi mới để đưa các hộ kinh doanh vào thiết chế của luật, không bảo vệ được họ và không dành cho họ đúng cái tên gọi chính thức mà họ xứng đáng được hưởng thì khó có sự thay đổi trong thời gian tới.
Nếu không bổ sung hộ kinh doanh vào đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp thì số lượng doanh nghiệp của Việt Nam chắc chắn thua xa nhiều nước trong khu vực. Một lực lượng với hơn 5 triệu hộ kinh doanh mà không có chính sách thúc đẩy và không tạo áp lực phù hợp để môi trường kinh doanh của họ trở nên minh bạch thì khó làm cho nó lớn được.
Bản thân sự lớn lên của các hộ kinh doanh sẽ khiến gia tăng sự minh bạch, làm giảm sự nhũng nhiễu và áp lực hành chính từ phía cơ sở. Minh bạch chính là cách để khu vực doanh nghiệp trưởng thành và là chuẩn mực quan trọng nhất để liên kết. Nếu gạt hộ kinh doanh ra khỏi danh sách đối tượng được điều chỉnh sẽ khiến họ trở nên "cô đơn", lạc lõng và để họ trong sự tù mù, đầu tư ra không biết làm sao để phát triển sẽ dẫn tới nguy cơ phá sản.
Phóng viên: Nhiều kiến cho rằng môi trường kinh doanh đã được cải thiện nhiều, song chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, quan điểm của ông ra sao về vấn dề này?
Ông Vũ Tiến Lộc: Ở đây có yêu cầu và dấu ấn của Nhà nước về vai trò dẫn hướng, xác lập thể chế kinh tế, quy định pháp luật minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ra đời, phát triển. Thưc tế cho thấy, nếu môi trường không hoàn thiện, không thuyết phục và không chạm đến tâm khảm của người muốn khởi nghiệp thì họ sẽ băn khoăn, e ngại không dám khởi nghiệp.
Có thể liên tưởng một cách cụ thể là đã chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp mà phải chờ đợi lâu thì doanh nhân sẽ mất công sức, thời gian để chờ nhận được “giấy khai sinh” của doanh nghiệp, sau đó đưa doanh nghiệp vào hoạt động. Vì mất nhiều thời gian không đáng có nên có thể đánh mất cơ hội kinh doanh do thời cơ, thời điểm để gia nhập thị trường, bứt phá theo ý tưởng của mình đã vuột mất.
Như vậy, thay vì có thể thành công thì cá nhân người đó lại thất bại khi tham gia thị trường do thực tế không diễn ra như mình định liệu hay nói khác đi như bị “nhỡ tàu”. Ta phải hiểu rằng, doanh nghiệp thất bại sẽ ảnh hưởng đến xã hội, gây thiệt hại về kinh tế, kể cả mất đi tinh thần sẵn sàng khởi nghiệp.
Cùng với đó, vẫn còn tình trạng chi phí không chính thức, giấy phép con, thanh tra, kiểm tra nhiều..., gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Phóng viên: Ở thời điểm này liệu có thể đề cập tới những kỳ vọng giúp thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trong năm 2020, thưa ông?
Ông Vũ Tiến Lộc: Năm 2020 sẽ là năm hoạt động cải cách, tạo dựng thể chế kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, thực chất hơn và sẽ diễn ra với khí thế mới và mạnh mẽ hơn. Hệ thống cơ quan chức năng cũng sẽ nỗ lực để sớm đưa Việt Nam vào nhóm các nước có sức cạnh tranh cao nhất ASEAN, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp một cách thiết thực hơn.
Tôi cho rằng, năm 2020, các cơ quan chức năng sẽ tập trung tạo điều kiện tốt để đón nhận sự trưởng thành của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Dư luận đang cảm nhận được "sức nóng" từ cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp vừa diễn ra tại Hà Nội, với thông điệp Chính phủ, các Bộ, ngành đồng hành cùng doanh nghiệp.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu hệ thống cơ quan chức năng, địa phương phải đồng loạt vào cuộc, triển khai thực hiện nhiệm vụ với tinh thần tự giác và trách nhiệm cao nhất; trong đó, cần ghi nhớ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với nội dung "Nếu một thương hiệu mất đi, một doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường đều liên quan và có trách nhiệm của Nhà nước.
Vì vậy, không chấp nhận thái độ thờ ơ, vô cảm khi giải quyết nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp".
Phóng viên: Còn rất ít thời gian để thực hiện mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong năm 2020, ông bình luận gì về điều này?
Ông Vũ Tiến Lộc: Câu hỏi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Theo tôi, câu trả lời còn bỏ ngỏ vì đó là một thách thức không dễ vượt qua. Đến nay, cả nước có gần 800.000 doanh nghiệp và cũng chỉ còn một năm nữa để thực hiện mục tiêu nói trên.
Như vậy, càng phải tập trung khuyến khích các hộ gia đình tự giác chuyển đổi thành mô hình doanh nghiệp mà xét về bản chất thì họ đã là đơn vị sản xuất, kinh doanh rồi. Vấn đề là phải tạo dựng được hành lang pháp lý để quản lý khoa học, phù hợp với yêu cầu chung, qua đó huy động tối đa nguồn lực chúng ta đang có. Nói cách khác, hộ kinh doanh cần được định nghĩa, được chính danh và đừng để họ như “ốc đảo” trong nền kinh tế...
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hỗ trợ trên 10.000 lượt doanh nghiệp
19:21' - 31/12/2019
Chương trình xúc tiến thương mại cấp quốc gia đã hỗ trợ trên 10.000 lượt doanh nghiệp tham gia được hưởng lợi trực tiếp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Doanh nghiệp là “đầu tàu” dẫn dắt chuỗi giá trị nông sản
08:17' - 28/12/2019
Các doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam đang là những tác nhân quan trọng, là đầu tàu trong việc dẫn dắt chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
-
Doanh nghiệp
Viettel đặt chuẩn thi đua là cạnh tranh với doanh nghiệp quốc tế
22:35' - 27/12/2019
Giai đoạn 2014-2019 tập đoàn Viettel đạt lợi nhuận bình quân gần 40.000 tỷ đồng/năm giúp Viettel luôn nằm trong Top 3 doanh nghiệp Việt Nam về lợi nhuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương sẽ hỗ trợ tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp
15:39' - 27/12/2019
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục các hoạt động cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, góp phần hoàn thiện thể chế, đàm phán và thực thi các Hiệp định thương mại tự do.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
22:33' - 26/12/2019
Chính phủ cũng sẽ có cơ chế thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện chiếm 90% số lượng doanh nghiệp cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Tác dụng của khẩu trang đối với biến thể Omicron
15:44'
Nhóm nhà nghiên cứu y tế thuộc Viện Burnet, Australia, đã công bố mô hình mới cho thấy hiệu quả của khẩu trang đối với biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
-
Ý kiến và Bình luận
ILO: Sự phục hồi việc làm giới trẻ vẫn còn chậm
14:56'
Theo báo cáo mới được công bố ngày 11/8 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), sự phục hồi trong việc làm của thanh niên vẫn còn chậm trễ.
-
Ý kiến và Bình luận
Khủng hoảng chồng chéo làm tăng nguy cơ suy thoái ở châu Âu
13:08'
Viện kinh tế Đức (IW) vừa công bố nghiên cứu, trong đó đưa ra nhận định rằng, các cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19 hay xung đột Nga-Ukraine đang khiến nguy cơ suy thoái tại châu Âu tăng cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Canada có thể hỗ trợ thị trường khí đốt tự nhiên của thế giới
09:41'
Lưu vực Tây Canada có nhiều lợi thế so với Gulf Coast (Mỹ) để xuất khẩu nhiên liệu, khi nắm giữ nguồn cung khí đốt tự nhiên rẻ hơn; thời gian vận chuyển LNG đến châu Á ngắn hơn từ 2 tuần đến 4 tuần.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Đức kêu gọi Nga nhận lại tua-bin bơm khí đốt
09:26'
Ngày 11/8, Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi Nga nhận lại tua-bin của hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc, đã được sửa chữa tại Canada và tiếp tục cung cấp khí đốt.
-
Ý kiến và Bình luận
UNCTAD: Tiền điện tử gây nhiều rủi ro đặc biệt với các quốc gia đang phát triển
14:32' - 11/08/2022
Trong bản tóm tắt chính sách công bố ngày 10/8, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã kêu gọi thực hiện biện pháp hạn chế sử dụng tiền điện tử tại các nước đang phát triển.
-
Ý kiến và Bình luận
Dự báo cuộc khủng hoảng phí sinh hoạt tại Anh ngày càng trầm trọng
07:55' - 10/08/2022
Giá trần nhiên liệu trong nước của Anh dự báo sẽ tăng lên hơn 4.200 bảng (5.089 USD)/năm vào tháng 1/2023, tăng 230% so với năm ngoái, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng phí sinh hoạt tại nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
Kỳ vọng của người tiêu dùng Mỹ về lạm phát được cải thiện
09:16' - 09/08/2022
Theo kết quả một cuộc khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York mới được công bố, kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng tại Mỹ cải thiện trong tháng Bảy.
-
Ý kiến và Bình luận
IEA: Nhu cầu than thế giới năm 2022 có thể trở lại mức cao kỷ lục của năm 2013
08:09' - 09/08/2022
Phóng viên TTXVN tại Pháp, dẫn thông báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết cuộc khủng hoảng khí đốt, chủ yếu do xung đột ở Ukraine, đã khiến nhu cầu than toàn cầu tăng mạnh.