Doanh nghiệp Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm thế giới
Các biện pháp an toàn, Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS) trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) hay các tiêu chuẩn về “hàng rào kỹ thuật” trong thương mại là một trong những nội dung thu hút đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm.
Giải quyết vấn đề này chính là giúp doanh nghiệp xuất khẩu tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu bền vững giữa thị trường Việt Nam và châu Âu (EU).
Đây là nội dung trọng tâm tại Hội nghị phổ biến các tiêu chuẩn quy định và thực thi cam kết về SPS trong EVFTA do Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu phát triển thành phố phối hợp cùng Hội Lương thực thực phẩm thành phố tổ chức vào ngày 28/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều “rào cản” kỹ thuật
Theo Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp định EVFTA cũng như các Hiệp định thương mại Việt Nam đang thực thi, bước đầu mang lại những hiệu quả tích cực đối với doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng. Thống kê 2 năm thực hiện Hiệp định EVFTA cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt khoảng 83 tỷ USD với tăng trưởng xấp xỉ 15%. Riêng năm 2021, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam - EU đạt hơn 57 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong số đó, Việt Nam xuất khẩu hơn 40 tỷ USD, tăng 14,2%. Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang EU khoảng 23,2 tỷ USD. Ở lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt 3,2 tỷ USD, tăng 11,1% so cùng kỳ 2020.Tuy đạt được những kết quả tích cực, song ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm hội nhập quốc tế - Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức của ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Đặc biệt, trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, CPTPP, UKVFTA) đang được thực thi, hàng rào thuế quan sẽ dần dỡ bỏ, các quốc gia nhập khẩu có xu hướng gia tăng sử dụng các rào cản phi thuế quan (NTM) như là công cụ hợp pháp để bảo vệ thị trường trong nước.
"Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ tác động sâu rộng đến nền kinh tế nước ta giai đoạn 2021 - 2035, giúp mở rộng cơ hội xuất khẩu, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Ngược lại, các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch dịch động thực vật (SPS) hay các tiêu chuẩn về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) được coi là những rào cản cho các quốc gia xuất khẩu", ông Huỳnh Minh Vũ chia sẻ. Về vấn đề này, ông Trịnh Bá Cường, Tổng thư ký Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (FFA) cho rằng, hiện các nước đặt ra các yêu cầu kỹ thuật, quy định về SPS, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) rất khắt khe. Đây chính là thách thức lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, nhất là các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm chế biến, nhất là các thị trường yêu cầu rất cao như thị trường EU. Thực tế thời gian qua, nhiều sản phẩm nông sản và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có mức dư lượng hóa chất nông nghiệp vượt quá mức quy định đã bị các nước trong Liên minh châu Âu cảnh báo và nặng hơn nữa là thu hồi. “Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật sẽ không thể vào được các thị trường đối tác. Hoặc nếu vào được thì cũng bị ngăn chặn do không đạt tiêu chuẩn, thậm chí có thể bị trả lại, tiêu hủy, gây ra nhiều tổn thất lớn cho doanh nghiệp lẫn hệ thống sản xuất trong nước”, ông Cường nhấn mạnh.Để giải quyết bài toán này hay vượt qua “rào cản” kỹ thuật vào thị trường, ông Cường cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ các yêu cầu của các quốc gia trong khu vực và nếu đáp ứng được thì sẽ mở ra cơ hội rất lớn trong xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, khi sản phẩm xuất khẩu đã vào được EU – thị trường có yêu cầu cao thì sẽ lan tỏa và dễ dàng xuất khẩu vào các thị trường khác.
Cùng quan điểm, Tiến sỹ Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp Quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật cho rằng, doanh nghiệp thực hiện tốt các cam kết về SPS trong Hiệp định EVFTA sẽ là nền tảng cơ bản thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu bền vững vào các thị trường FTA.Nội dung quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý như: Hiệp định SPS “quyền & nghĩa vụ”; SPS/EVFTA trong thúc đẩy thương mại nông sản; yêu cầu của thị trường EU với nhà sản xuất, chế biến xuất khẩu; xuất khẩu nông sản và một số vướng mắc cần giải quyết đối với thị trường EU, một số cam kết cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU…
Theo ông Lê Thanh Hòa, doanh nghiệp Việt Nam ngành hàng nông thủy sản có ý định xuất khẩu vào thị trường EU cần quan tâm đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người sản xuất và chế biến; đầu tư xây dựng vùng trồng hay hợp tác với người sản xuất thiết lập các qui trình đảm bảo đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm, có kế hoạch giám sát các mối nguy trong toàn bộ quá trình sản xuất, đặc biệt là mối nguy ô nhiễm vi sinh vật và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch giám sát chất lượng an toàn thực phẩm trồng trọt; xây dựng chương trình kiểm tra và giám sát về mức dư lượng và thuốc bảo vệ thực vật theo yêu cầu của thị trường đối với nông sản thực phẩm xuất khẩu vào EU; áp dụng các qui trình sản xuất tốt GAP... các qui trình chứng nhận theo yêu cầu của thị trường (EU- GlobalGAP).“Đặc biệt, doanh nghiệp cần thay đổi trong quản lý và giám sát an toàn thực phẩn (từ việc kiểm tra sản phẩm cuối cùng sang giám sát các mối nguy trong toàn bộ chuỗi sản xuất ra sản phẩm); xây dựng kênh trao đổi thông tin qui định về an toàn thực phẩm của thị trường giữa cơ quan quản lý và nhà sản xuất, xuất khẩu, thường xuyên cập nhật thông tin và thông báo đúng lúc, chính xác; xử lý kiểm dịch cho từng loại sản phẩm rau quả xuất khẩu theo qui định của thị trường...”, Tiến sỹ Lê Thanh Hòa chia sẻ.
Cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường FTA Để tăng cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận vào thị trường FTA, bà Phan Thị Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn cũng khuyến nghị, doanh nghiệp thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn, quy định của thị trường EU.Hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc thực vật cần đảm bảo quy định về kiểm dịch của các nước; quy định về sức khoẻ thực vật của EU trong khuôn khổ quốc tế; lưu ý về an toàn thực phẩm với nông sản của nước nhập khẩu.
Riêng các nước thành viên WTO phải tuân thủ kiểm dịch thực vật theo Công ước quốc tế Bảo vệ thực vật (IPPC); Hiệp định SPS. Trong số đó, yêu cầu cơ bản đối với mặt hàng quả tươi là phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền cấp và lô hàng không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật; đồng thời áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật; không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn tối đa cho phép… Để sản phẩm có nguồn gốc thực vật vượt qua “rào cản kỹ thuật” nhập khẩu vào EU, bà Hiền lưu ý các doanh nghiệp thực hiện quy định tất cả các đối tác thương mại đủ điều kiện xuất khẩu thực vật và sản phẩm thực vật sang EU; các tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia (NPPO) chịu trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu của EU (theo luật của EU về sức khỏe thực vật). “Các doanh nghiệp cần đảm bảo thực vật và sản phẩm thực vật nhập khẩu vào EU không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của EU; danh sách các loài sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật, danh sách các mặt hàng được kiểm soát ở EU được công bố công khai; xây dựng năng lực của nhà xuất khẩu; danh sách một số mặt hàng bị cấm; bị cảnh báo và bị trả về nơi xuất xứ, tiêu hủy hàng hoặc tạm ngừng nhập khẩu nếu phát hiện trường hợp không tuân thủ”, bà Hiền chia sẻ. Về an toàn thực phẩm, bà Hiền cũng khuyến nghị doanh nghiệp chú trọng giảm nguy cơ dư lượng trong nông sản. Doanh nghiệp nên nắm vững yêu cầu của nước nhập khẩu về an toàn thực phẩm như: tiêu chuẩn thương mại thực phẩm quốc tế; nắm vững dịch hại chính trên cây trồng và biện pháp phòng trừ; danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Đối với cây trồng có tiềm năng xuất khẩu, doanh nghiệp cần chọn loại thuốc thích hợp; sử dụng thuốc theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP); thực hiện giải pháp phi hóa học trong giai đoạn cuối vụ…Cùng với kiểm dịch thực vật, ông Cao Xuân Quân, Giám đốc Văn phòng Thông báo Hỏi đáp về Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại (TBT) Việt Nam thuộc Bộ Khoa học Công nghệ cũng nêu rõ các quy định về nhãn mác, bao bì, đóng gói sản phẩm nông thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU và một số thị trường trọng điểm Việt Nam có FTA. Riêng quy định ghi nhãn đối với thực phẩm/nông sản của EU bao gồm: thành phần hoặc chất hỗ trợ chế biến gây dị ứng hoặc không dung nạp; trọng lượng tịnh; tên và địa chỉ của nhà cung cấp thực phẩm; hướng dẫn sử dụng; công bố về dinh dưỡng…
Tương tự, quy định ghi nhãn đối với thực phẩm, nông sản của Trung Quốc phải thực hiện theo Luật An toàn Thực phẩm năm 2015 của Trung Quốc, thực phẩm đóng gói sẵn phải được dán nhãn và phải có các thông tin như: tên, đặc điểm kỹ thuật, trọng lượng tịnh và ngày sản xuất; bảng thành phần hoặc công thức; tên nhà sản xuất, địa chỉ và thông tin liên hệ; hạn sử dụng…. Với Hoa Kỳ, nhãn sản phẩm tiêu dùng được quản lý bởi các quy định của liên bang hoặc của tiểu bang. Việc quản lý và kiểm tra các quy định ghi nhãn do các cơ quan chính phủ khác nhau ban hành và giám sát…, ông Quân chia sẻ. Để tăng cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng chia sẻ những tình huống thực tế khi có nhu cầu tìm hiểu, tiếp cận và xuất khẩu hàng hóa sang các nước thành viên EU. Nhiều doanh nghiệp cũng cho thấy sự chủ động, đổi mới trong xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm đáp ứng các xu hướng mới trong tiêu dùng của thị trường EU liên quan kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường… Việt Nam đã và đang tham gia ký kết hợp tác với nhiều khu vực thông qua các Hiệp định thương mại tự do như EVFTA, UKVFTA, RCEP.... điều này sẽ là động lực lớn thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường này tiếp tục khởi sắc. Đồng thời, sẽ mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp ngành hàng thực phẩm, nông sản ngày càng ngày càng tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm của thế giới./.>>>Nắm bắt quy định để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU
Tin liên quan
-
DN cần biết
Nâng cao kiến thức Hiệp định EVFTA và chứng nhận xuất xứ ưu đãi thuế cho doanh nghiệp
12:00' - 23/09/2022
Bằng việc tham gia EVFTA, Việt Nam sẽ góp phần gia tăng phúc lợi kinh tế, chuyển hướng nhập khẩu hàng hóa từ thị trường châu Á và các nước trong khu vực sang thị trường châu Âu.
-
DN cần biết
Phát triển ngành logistics từ tận dụng cơ hội của Hiệp định EVFTA
16:55' - 22/09/2022
Thông qua việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang các nước EU, EVFTA giúp gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics, có tác động đáng kể đến triển vọng thị trường và ngành logistics Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18'
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.
-
Doanh nghiệp
BIC được vinh danh Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam
15:00' - 21/11/2024
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa nhận giải thưởng Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam khối doanh nghiệp lớn.
-
Doanh nghiệp
Thái Lan muốn chuyển 100% nợ của Thai Airways International thành cổ phiếu
15:05' - 20/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đang chuẩn bị chuyển đổi nợ của hãng hàng không quốc gia Thai Airways International thành vốn chủ sở hữu.
-
Doanh nghiệp
Vingroup thành lập công ty nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics
13:46' - 20/11/2024
Ngày 20/11, Tập đoàn Vingroup thông báo chính thức thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
13:20' - 20/11/2024
Thừa cân, béo phì và chế độ ăn thiếu chất xơ, uống nhiều nước ngọt và đồ uống có cồn dẫn đến tăng huyết áp và các rối loạn chuyển hóa. Điều này kéo theo nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch.
-
Doanh nghiệp
Ra mắt Câu lạc bộ Hoàng Gia - Đặc quyền dành riêng cho các cư dân “đảo tỷ phú”
13:03' - 20/11/2024
Ngay sau khi ra mắt, nhiều sự kiện đặc quyền đã được Câu lạc bộ Hoàng Gia lên kế hoạch tổ chức giúp các thành viên tận hưởng trọn vẹn cuộc sống thượng lưu trên “đảo tỷ phú” Vũ Yên.