Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ quyết định tương lai kinh tế của Hàn Quốc
Theo tạp chí Diplomat, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc sẽ giảm 0,5% trong các giai đoạn từ 2017-2020 và từ 2021-2023. Đây không phải là tăng trưởng chậm lại mà có thể lý giải đơn giản như là một phần tự nhiên của sự hội tụ lớn hơn của Hàn Quốc với các nền kinh tế tiên tiến khác.
Điều này cũng báo hiệu một sự bất lợi về cấu trúc trên thị trường. Trong khi Hàn Quốc phải đối mặt với một loạt khó khăn nội bộ, thì một vấn đề đặc biệt đang tồn tại ở nước này và cũng đã gây ảnh hưởng đối với rất nhiều nền kinh tế khác trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Đó chính là khoảng cách năng suất giữa các tập đoàn lớn với các đối tác nhỏ hơn.Các nhà quan sát quốc tế thường không thường nghe nói về các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong các cuộc thảo luận về nền kinh tế Hàn Quốc. Các tác nhân nhận được nhiều sự chú ý nhất là các tập đoàn lớn (chaebol), vốn được coi là mũi nhọn của quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của đất nước bắt đầu vào những năm 1960.Tuy nhiên, liệu những tập đoàn lớn này có còn đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế hay không vẫn là điều gây tranh cãi trong những năm gần đây. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc, các nhà hoạch định chính sách cảm thấy rằng các nguồn lực khan hiếm phải được tập trung vào tay một số ít tác nhân thị trường để có thể đầu tư nhiều vốn vào các ngành sản xuất. Khi nền kinh tế trưởng thành, thị phần thống trị của những công ty khổng lồ do nhà nước quản lý này đã ngăn cản nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp cạnh tranh trên thị trường.Khẳng định vai trò “có hại” của các tập đoàn trong việc thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới, một bài báo gần đây trên tờ Economic Policy khẳng định rằng sự sụp đổ của một số “gã khổng lồ” nợ nần chồng chất trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 có tác động tích cực bất ngờ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.Nghiên cứu cho thấy, kể từ cuộc khủng hoảng, các công ty không được coi là tập đoàn trong các lĩnh vực trước đây bị các tập đoàn chi phối đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về cả năng suất lao động lẫn hoạt động cấp bằng sáng chế.
Những ước tính này đã củng cố quan điểm của nhiều người ở Hàn Quốc ngày nay, những người tin rằng chính phủ phải tích cực ngăn chặn việc tập trung thị phần vào tay một số ít các tác nhân.Với việc các tập đoàn vẫn kiểm soát cổ phần đáng kể trong các lĩnh vực công nghiệp như ô tô (Hyundai-Kia kiểm soát hơn 75% ngành công nghiệp ô tô nội địa của Hàn Quốc) và nhựa (Tập đoàn Hanwha sản xuất gần một nửa trong tổng số các sản phẩm nhựa PVC trên cả nước), đã đến lúc cần phải can thiệp điều phối nhiều hơn với nền kinh tế.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số gây thêm khó khăn cho nỗ lực tái cân bằng thị trường của Hàn Quốc. Vấn đề ở đây không còn là các tập đoàn lớn hạn chế cạnh tranh, mà là việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ chậm áp dụng công nghệ mới.Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với khả năng tăng trưởng dài hạn của Hàn Quốc vì các doanh nghiệp nhỏ này không chỉ sử dụng phần lớn lực lượng lao động (trên 80%) mà còn tập trung vào các lĩnh vực hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng nhất trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
Nhà kinh tế thuộc OECD Mathilde Pak và các đồng tác giả của một báo cáo gần đây cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc sử dụng các công cụ kỹ thuật số với tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các công ty lớn hơn.Mặc dù các công ty hàng đầu của Hàn Quốc đang áp dụng mạnh mẽ các dịch vụ như lưu trữ đám mây với tỷ lệ ngang bằng hoặc cao hơn các quốc gia khác trong OECD, nhưng nhìn chung Hàn Quốc vẫn thua xa các nước khác trên toàn cầu vì các công ty nhỏ hơn trong nước vẫn chậm chạp trong việc áp dụng các công cụ này.
Ví dụ, chỉ 23% công ty Hàn Quốc sử dụng điện toán đám mây, so với hơn 50% doanh nghiệp ở các nước Bắc Âu. Không cần phải nói cũng thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc cũng tụt hậu so với năng suất của các đối tác trong các nền kinh tế công nghiệp hóa khác.Ngoài năng suất thấp hơn, việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ chậm áp dụng các công cụ kỹ thuật số có thể đồng nghĩa với việc Hàn Quốc phải nhượng lại một không gian thị trường lớn mà được tạo ra bởi môi trường kỹ thuật số đang nổi lên. Lĩnh vực dịch vụ được dự đoán sẽ có nhu cầu tăng trưởng mạnh nhất trong những năm tới. Điều này hoàn toàn hợp lý khi người ta cho rằng một chiếc điện thoại thông minh có giá trị chủ yếu như một công cụ để truy cập các dịch vụ khác. Từ góc độ này, năng suất tụt hậu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc là một nguyên nhân chính vì họ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ.Điều này có nghĩa là ngay cả trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) nơi tập đoàn Samsung đã xây dựng thành công thương hiệu toàn cầu thông qua năng lực sản xuất của mình, khả năng cạnh tranh dài hạn của Hàn Quốc vẫn chưa được đảm bảo.
Chuyên gia kinh tế Pak và các đồng tác giả báo cáo đã khuyến nghị rằng khu vực công cần phải hỗ trợ mạnh mẽ hơn đối với cả việc đào tạo và huấn luyện một lực lượng lao động hiểu biết về công nghệ cũng như việc áp dụng các công cụ kỹ thuật số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, Seoul có thể tránh thực hiện các chính sách công mà có thể gây cản trở đối với những người mới gia nhập thị trường; đồng thời chủ động trấn áp các hoạt động kinh doanh mà có thể tạo ra các kết quả phi cạnh tranh.Ví dụ, các công ty thương mại điện tử lớn sử dụng lao động hợp đồng (thay vì lao động toàn thời gian) để cắt giảm chi phí lao động. Điều này khiến các công ty khởi nghiệp khó cạnh tranh với các công ty đã có tên tuổi trong lĩnh vực phân phối trên cơ sở đã phát triển một nền tảng kỹ thuật số tốt hơn.
Bài học kinh nghiệm rộng lớn hơn là việc đảm bảo không gian thị trường cạnh tranh đòi hỏi chính phủ phải chủ động hơn trong phản ứng của mình. Điều này áp dụng cho việc thực hiện các quy định cần thiết khi thời điểm “thuận lợi” và không thụ động chờ đợi vào môi trường suy thoái như cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 để thúc đẩy thay đổi. Đồng thời, khu vực công có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng thị trường lao động và “luật chơi” thúc đẩy nỗ lực của các doanh nhân để xây dựng các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới mà có thể cung cấp các dịch vụ và hàng hóa cạnh tranh./.Tin liên quan
-
Bất động sản
Hàn Quốc: Tỷ lệ giới trẻ mua căn hộ đạt mức cao kỷ lục
08:17' - 07/02/2022
Trong năm 2021, số căn hộ do những người ở nhóm tuổi 30 trở xuống mua chiếm 31% tổng doanh số bán căn hộ của Hàn Quốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19 và những ngành kinh doanh “kẻ khóc người cười” tại Hàn Quốc
09:35' - 06/02/2022
Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát và những biện pháp giãn cách xã hội đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho lĩnh vực dịch vụ trong nhà ở Hàn Quốc do người dân có tâm lý tránh đến những nơi đông người.
-
Doanh nghiệp
Mua sắm trực tuyến tại Hàn Quốc tăng cao kỷ lục
17:11' - 03/02/2022
Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (SK) ngày 3/2 cho biết mua sắm trực tuyến của nước này tăng cao kỷ lục trong năm 2021 khi đại dịch COVID-19 làm tăng nhu cầu đối với dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến.
-
Ô tô xe máy
Thiếu chip ảnh hưởng thế nào đến đăng ký ô tô mới tại Hàn Quốc?
08:52' - 03/02/2022
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc ngày 2/2 cho biết lượng đăng ký ô tô mới tại nước này giảm 9% trong năm 2021, do tình trạng thiếu chip ảnh hưởng đến sản xuất và bán xe.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.