Đồng euro tiếp tục giảm gần về mức ngang giá với USD
Đồng tiền chung châu Âu đã giảm xuống chỉ còn 1.00036 USD đổi 1 euro vào sáng 12/7. Đồng tiền này đã giảm xuống mức thấp nhất trong phiên là 1,00005 USD/euro trên nền tảng giao dịch của Dịch vụ Môi giới Điện tử và chạm mức 1 USD/euro trong phiên giao dịch qua đêm.
Đồng euro giảm khoảng 12% kể từ đầu năm nay và giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm vào ngày 12/7, khi xung đột Nga-Ukraine đang gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng và tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng của "lục địa Già".
Đồng euro tiếp tục mất giá do lo ngại rằng việc đóng cửa theo lịch trình bảo trì của đường ống Nord Stream 1 - đường ống quan trọng để vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga sang châu Âu - có thể kéo dài vĩnh viễn. Các nhà phân tích cho rằng, đồng tiền chung có thể giảm hơn nữa nếu đồng USD tiếp tục mạnh lên nhanh chóng. Giá tiêu dùng tăng cao khiến các nhà đầu tư đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất. Các nhà kinh tế dự báo lạm phát của Mỹ có thể tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng Sáu vừa qua, mức cao nhất trong 40 năm. Neil Wilson, nhà phân tích thị trường chính tại sàn giao dịch Markets.com, cho biết: “Lần đầu tiên đồng euro gần ngang giá với đồng USD kể từ năm 2002. Đồng tiền này đã trượt giá trong nhiều tháng nhưng mức thấp mới chủ yếu được thúc đẩy bởi do lo ngại gia tăng về việc Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu trong mùa Đông này.Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire cuối tuần trước cảnh báo rằng rất có thể Nga sẽ cắt đứt nguồn cung khí đốt cho châu Âu, càng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế trong khối và ngăn cản đồng tiền chung phục hồi.
Ông Wilson cho rằng, đã đến lúc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải có hành động quyết định trước tình hình này. Ông nói: "Lạm phát trên 8% và lãi suất vẫn âm… đó là điều điên rồ”.
Gần đây, đồng bảng Anh cũng suy yếu so với đồng USD, xuống 1,185 USD/bảng Anh vào sáng ngày 12/7, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020, chịu sức ép bởi sự bất ổn chính trị và triển vọng kinh tế u ám.Cuộc chạy đua để vào vị trí Thủ tướng Vương quốc Anh thay thế ông Boris Johnson đang "nóng" lên, với nhiều ứng cử viên hứa hẹn cắt giảm thuế.
Áp lực giảm giá của đồng euro và đồng bảng Anh phản ánh mối quan tâm lớn về triển vọng kinh tế. Theo ông Walson, giữa bối cảnh lạm phát tăng vọt và các nhà chức trách vẫn chưa có kế hoạch kiểm soát nó, các loại tiền tệ đang ngồi im "chịu trận" nhìn đồng USD đi lên. Chiến lược gia Australia Joe Capurso cho biết: "Khả năng cao là đồng euro giảm xuống dưới mức tương đương với đồng USD vào tối nay". Đồng euro cũng giảm xuống dưới mức ngang bằng với đồng franc Thụy Sỹ vào tháng trước và đang có xu hướng rơi xuống dưới mức giao dịch trung bình 200 ngày so với đồng bảng Anh. Đồng euro và yen của Nhật Bản suy yếu đã giúp nâng chỉ số đồng USD, đạt mức cao nhất trong hai thập kỷ. Đồng yen mất giá kể từ đầu năm nay khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định gắn bó với chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, đi ngược với xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ ở hầu hết các nền kinh tế lớn khác.Đồng tiền này đứng ở mức 137,055 yen/USD vào ngày 13/7, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ năm 1998 là 137,75 yen/USD vào ngày 11/7./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng A. Plenkovic: Đồng euro giúp kinh tế Croatia thêm động lực
08:47' - 13/07/2022
Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic nhận định, đồng euro sẽ làm cho nền kinh tế của đất nước này có thêm động lực và sẽ cải thiện mức sống của người dân Croatia.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng euro giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm
07:57' - 12/07/2022
Trong phiên giao dịch chiều 11/7, tỷ giá đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua và gần như ngang giá với đồng USD.
-
Ngân hàng
ECB trước những lựa chọn khó khăn khi đồng euro ở mức thấp kỷ lục
16:17' - 08/07/2022
Đồng euro giảm giá mạnh hướng đến ngưỡng ngang giá với đồng USD đã đẩy Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào thế khó.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK có thể cắt giảm 1 điểm % lãi suất để hỗ trợ tiêu dùng nội địa
08:22'
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống mức 1,75%, tức giảm 1 điểm phần trăm từ mức 2,75% hiện nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17' - 25/04/2025
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28' - 25/04/2025
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh điều chỉnh phát hành trái phiếu để tăng vay nợ công
07:38' - 24/04/2025
Việc điều chỉnh phát hành mới nhất của DMO là để ứng phó với dữ liệu chính thức trong ngày 23/4 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy thâm hụt của chính phủ là 151,9 tỷ bảng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất chậm hơn dự kiến
21:05' - 23/04/2025
Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters đối với các nhà kinh tế cho thấy Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có khả năng giữ nguyên lãi suất chủ chốt cho đến hết tháng Sáu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin lần đầu vượt mốc 90.000 USD sau 45 ngày
12:07' - 23/04/2025
Sự khởi sắc của bitcoin trong phiên 22/4 diễn ra khi chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt giảm xuống 98,29 điểm vào ngày 21/4, mức thấp nhất trong ba năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vốn nước ngoài đổ vào trái phiếu chính phủ dài hạn của Nhật Bản cao kỷ lục
08:00' - 23/04/2025
Trái phiếu chính phủ siêu dài hạn của Nhật Bản đã thu hút dòng vốn nước ngoài kỷ lục trong tháng 3 do tâm lý sợ rủi ro tăng bởi chính sách thuế quan của Mỹ khiến trái phiếu được xem là kênh trú ẩn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba điểm yếu đối với sự ổn định tài chính toàn cầu
07:44' - 23/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa cảnh báo rằng hệ thống tài chính toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng tăng khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump khiến thị trường rung chuyển.