Động lực phát triển mới cho Tây Nam Bộ từ các dự án giao thông
Các dự án giao thông trọng điểm triển khai tại Đồng bằng sông Cửu Long đang được Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo sớm đưa vào khai thác. Trong số đó, có những dự án sẽ về đích trong năm 2023. Đây được xem là động lực phát triển kinh tế - xã hội mới của vùng kinh tế Tây Nam Bộ thời gian tới.
Theo ông Lê Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải), các dự án về đích năm 2023 tại Đồng bằng sông Cửu Long gồm cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận 2, tuyến tránh Quốc lộ 1 qua thành phố Cà Mau, dự án nâng cấp luồng cho tàu lớn vào sông Hậu (giai đoạn 2), dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2). Trong khi đó, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (2021-2025) đoạn Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau cũng đang chạy đua tiến độ để về đích năm 2025.Có mặt tại dự án xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 những ngày tháng 7, phóng viên cảm nhận được không khí sôi động tại dự án, sau hơn 2 năm thi công, hình hài cầu Mỹ Thuận 2 bắc song song với Cầu Mỹ Thuận hiện hữu đã hình thành. Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Trịnh Trường Hải, Giám đốc điều hành dự án cầu Mỹ Thuận 2 (Ban Quản lý dự án 7) cho biết, cầu Mỹ Thuận 2 là một trong những dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 (2017-2020) được quyết định đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước với hơn 5.000 tỷ đồng. Đây là công trình cầu dây văng lớn nhất hoàn toàn do các nhà thầu Việt Nam thiết kế, thi công.
Về tiến độ tổng thể của dự án, ông Trịnh Trường Hải thông tin, tiến độ đang được kiểm soát tốt. Từ hai trụ chính T15, T16 mỗi bên còn 3 đốt nữa sẽ đến đốt hợp long nhịp chính của hai trụ dây văng. Đã có 48/64 bó cáp được căng, tương đương 12 cặp dây văng cáp tại mỗi trụ chính T15 và T16. Theo kế hoạch, cầu Mỹ Thuận 2 sẽ hoàn thành trong tháng 12 tới. Vì vậy, tại buổi kiểm tra hiện trường gần đây, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh, thời gian còn lại chỉ vài tháng thi công, chủ đầu tư cần tiếp tục đốc thúc nhà thầu, tính toán phương án thi công hợp lý, sớm hợp long cây cầu này và hoàn thiện toàn bộ cầu vào cuối năm nay.Đứng trên cầu Mỹ Thuận 2 đang chờ nối nhịp hướng tầm mắt về phía Cần Thơ cũng đã thấy tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đã nên hình hài. Đại diện chủ đầu tư Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận thông tin, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 23km được xem là gạch nối quan trọng của tuyến cao tốc hơn 120km từ Tp. Hồ Chí Minh đến Cần Thơ. Tuyến đường khi hoàn thành sẽ chia tải rất lớn cho Quốc lộ 1, rút ngắn thời gian lưu thông từ Tp. Hồ Chí Minh về các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn hơn 2 tiếng đồng hồ, thay vì gần 4 tiếng như hiện nay.
Tại công trường dự án những ngày này, nhiều kỹ sư, công nhân cùng thiết bị máy móc như xe lu, máy xúc của nhà thầu đang miệt mài trên công trình nhằm đảm bảo tiến độ theo kế hoạch. Ông Lê Bá Trung, Chỉ huy trưởng gói thầu XL02 do liên danh Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Tập đoàn Cienco 4 thi công cho biết, liên danh nhà thầu đang kiểm soát tiến độ từng ngày. Phần của Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Binh Đoàn 12) có 4,7km đường đến nay đã dỡ tải 3,3km, nhà thầu đang tập trung thi công móng K98, cấp phối đá dăm và các cống. Để đảm bảo kế hoạch hoàn thành trong tháng 12 năm nay, liên danh nhà thầu đã huy động nhiều máy móc, thiết bị và nhân lực để thi công 3 ca 4 kíp.Anh Nguyễn Văn Tuyến, lãnh đạo một doanh nghiệp vận tải tại thành phố Cần Thơ chia sẻ, dân miền Tây nói chung và dân Cần Thơ nói riêng mong ngóng cây cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ hoàn thành từng ngày, để làm sao Tết này không còn cảnh quá tải, xe cộ xếp hàng qua cầu Mỹ Thuận hiện hữu những ngày sau Tết cũng như các xe tải có thể lái xe một mạch về Tp. Hồ Chí Minh trên cao tốc, vừa tiết kiệm được thời gian vừa giảm được chi phí. Ngoài ra, khi các dự án này hoàn thành sẽ có nhiều doanh nghiệp tìm về đầu tư tại Tây Nam Bộ.
Về đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, còn có dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn từ thành phố Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) đến huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) chiều dài gần 20km, do Ban Quản lý dự án 7 là chủ đầu tư đã về đích cuối tháng 6 vừa qua. Cùng với đó, dự án tuyến tránh Quốc lộ 1 qua thành phố Cà Mau cũng đang được nhà thầu đẩy nhanh thi công để đưa vào khai thác trong quý III/2023.Về hàng hải, dự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu (giai đoạn 2) cũng sẽ hoàn thành trong năm 2023. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang đánh giá, với mức đầu tư khoảng 2.596 tỷ đồng sau khi hoàn thành dự án sẽ đáp ứng cho các tàu có tải trọng đến 20.000 tấn đầy tải lưu thông thường xuyên trên tuyến, đáp ứng lượng hàng hóa thông qua từ 21 - 22 triệu tấn/năm và hàng container 450.000 - 500.000 Teus/năm. Từ đó, mở ra hướng phát triển kinh tế hàng hải hơn nữa cho vùng kinh tế Tây Nam Bộ.
Về đường thuỷ, dự án kênh Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) là tuyến giao thông thủy huyết mạch nối liền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Để nâng cao năng lực cho tuyến giao thông thủy này, năm 2016, Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 dự án nâng cấp bờ phía Bắc của kênh Chợ Gạo, nay tiếp tục đầu tư nâng cấp giai đoạn 2.Ông Trần Quốc Bảo, Phó Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường thủy (chủ đầu tư) cho biết, dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 2 bao gồm 3 gói thầu xây lắp. Hiện các nhà thầu đang đẩy mạnh thi công, đảm bảo hoàn thành dự án trong tháng 8/2023, vượt 2 tháng so với hợp đồng ký kết.
Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang nhìn nhận, kênh Chợ Gạo là con kênh nối liền sông Tiền với sông Vàm Cỏ. Thời gian gần đây, mỗi ngày có gần 2.000 phương tiện thủy lưu thông qua đây, trong khi bề rộng và độ sâu luồng hạn chế. Do đó, việc đưa dự án về đích trước tiến độ có ý nghĩa quan trọng giúp nâng cao năng lực vận tải đường thủy khi phương tiện thủy có trọng tải lớn từ 2.000 - 3.000 tấn có thể lưu thông thuận lợi qua kênh.Đối với các dự án cao tốc mới triển khai như cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau, đại diện chủ đầu tư Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận thông tin, cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 (2021-2025) đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài gần 111km, với tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỷ đồng, được phân thành hai dự án thành phần gồm Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau.Ông Nguyễn Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho hay, 2 dự án thành phần cao tốc từ Cần Thơ - Cà Mau được khởi công ngày 1/1/2023, các nhà thầu đang nỗ lực vượt khó khăn để đẩy mạnh thi công trên công trường. Đến nay, sản lượng thi công đang đảm bảo tiến độ so với mặt bằng được giao. Tuy nhiên, tiến độ tổng thể đang bị chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguồn vật liệu cát đắp nền đường, nhà thầu chỉ có thể triển khai thi công hạng mục cầu và đào bóc hữu cơ, đắp bờ bao các đoạn tuyến đã có mặt bằng, thi công đường công vụ, cầu tạm...
Trong khi đó, những dự án được khởi công từ tháng 6 vừa qua như Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Cao Lãnh - An Hữu cũng đang được chủ đầu tư là các địa phương đẩy nhanh thi công, đảm bảo tiến độ hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2027.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nhìn tổng thể, kết cấu hạ tầng giao thông khu vực Tây Nam Bộ đang dần đồng bộ khi nhiều tuyến đường cao tốc huyết mạch đã và đang hình thành, tạo ra sự kết nối giữa vùng kinh tế Tây Nam Bộ với Tp. Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế. Những dự án trọng điểm sắp được đưa vào khai thác hứa hẹn sẽ dần tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông ở Đồng bằng sông Cửu Long, tạo ra sự lưu thông, vận chuyển hàng hóa thuận lợi, từ đó tạo ra không gian, động lực phát triển mới cho vùng kinh tế giàu tiềm năng này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng
12:24' - 21/07/2023
Theo đánh giá của các chuyên gia giao thông, với các dự án được khởi công đồng loạt vừa qua thực sự tạo ra bước đột phá về hạ tầng giao thông của Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến nghị các giải pháp giải quyết nhu cầu vật liệu thi công cao tốc Bắc - Nam
17:25' - 20/07/2023
Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai 5 nhóm giải pháp để kịp giải quyết nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Hội đồng điều phối vùng có tư duy đổi mới, tạo động lực mới để có kết quả mới
14:00' - 20/07/2023
Sáng 20/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ nhất, ra mắt và triển khai hoạt động của Hội đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.