Đồng nội tệ mất giá tác động ra sao đến kinh tế Malaysia?
Đồng ringgit của Malaysia đã bị mất giá so với đồng USD trong giai đoạn trước năm 2024. Vào tháng 5/2023, Ngân hàng trung ương Malaysia phải tăng lãi suất lên 3%, sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Ngân hàng trung ương dự kiến sẽ duy trì mức lãi suất này trong suốt cả năm để hỗ trợ đồng ringgit đang suy yếu.
Với lạm phát đã ổn định trong những tháng gần đây, việc xem xét các tác động kinh tế và thương mại của việc đồng ringgit mất giá là rất quan trọng. Theo chuyên gia kinh tế Doris Liew, chuyên gia kinh tế tại Viện Dân chủ và Kinh tế (IDEAS) tại Malaysia, chính phủ cần đánh giá tác động của việc đồng tiền nội địa mất giá đối với khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu, qua đó có những giải pháp khắc phục hiệu quả.
Nhiều quốc gia đã áp dụng cách tiếp cận chiến lược để tăng cường hoạt động xuất khẩu trên quy mô toàn cầu, đó là cho phép đồng tiền nội tệ bị mất giá. Điều này xuất phát từ việc một đồng tiền yếu hơn sẽ giúp các sản phẩm xuất khẩu rẻ hơn đối với khách hàng quốc tế, giúp gia tăng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu này, qua đó thúc đẩy nền kinh tế và thu hẹp khoảng cách thương mại.Chiến lược phá giá tiền tệ của Trung Quốc vào năm 2015 là một minh chứng về sự hiệu quả của cách tiếp cận này. Để khắc phục tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm lại và giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, Trung Quốc đã lựa chọn làm suy yếu đồng tiền nội tệ, khiến hàng hóa Trung Quốc rẻ và trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng nước ngoài. Điều này giúp hỗ trợ ngành sản xuất và củng cố vị thế là quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, việc phá giá đồng nội tệ có thể giúp bù đắp chi phí lao động tăng cao và giảm áp lực kinh tế nội bộ khác, giúp duy trì mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào xuất khẩu. Đối với Malaysia, đồng ringgit bị mất giá cũng tác động nhiều đến hoạt động xuất khẩu của nước này, giúp chi phí sản xuất thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên toàn cầu. Lợi thế này giúp tăng đáng kể nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng chính của Malaysia như chất bán dẫn, điện tử, dầu cọ và cao su. Trên lý thuyết, điều này giúp hỗ trợ hoạt động sản xuất, tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc phá giá đồng tiền nội tế cũng có thể là “con dao hai lưỡi”, khiến hàng hóa nhập khẩu đắt hơn, có khả năng gia tăng tình trạng lạm phát và tăng chi phí hoạt động của các doanh nghiệp phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc đồng tiền mất giá liên tục có thể làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và làm trầm trọng hơn nữa tình trạng bất ổn kinh tế. Giá trị của đồng ringgit ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Malaysia – quốc gia cần nhập khẩu nguyên liệu thô để phục vụ cho ngành sản xuất. Mặc dù việc phá giá đồng ringgit là giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong ngắn hạn, song nghiên cứu kinh tế gần đây cho thấy chiến lược này cần được cân nhắc thận trọng. Có thể hiểu, chiến lược là làm suy yếu đồng tiền, khiến hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn và tăng tính cạnh tranh, sau đó tăng giá đồng tiền để cải thiện sức mua. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể bị tác động bởi biến động của tỷ giá tiền tệ đối với hoạt động xuất khẩu. Nếu tiếp tục duy trì chiến lược này, Malaysia nên phá giá đồng tiền để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và tăng giá trị đồng ringgit khi nền kinh tế đã ổn định hơn để thúc đẩy sức mua. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho thấy việc đồng tiền bị mất giá và tăng giá có nhiều tác động khó lường. Theo báo cáo nghiên cứu trường hợp của Malawi và Pakistan của Ngân hàng thế giới (WB) gần đây, hoạt động xuất khẩu không thực sự được thúc đẩy khi đồng tiền nội địa bị mất giá, trong khi đó lại giảm mạnh khi đồng tiền tăng giá. Nghiên cứu phát hiện ra rằng đồng tiền mất giá 10% chỉ mang lại mức tăng 7,7% và 6,2% trong xuất khẩu tương ứng cho Malawi và Pakistan trong năm tiếp theo. Ngược lại, giá trị đồng tiền tăng 10% đã dẫn đến hoạt động xuất khẩu giảm đáng kể, ở mức 23,5% đối với Malawi và 22,6% đối với Pakistan. Nghiên cứu cho thấy, việc đồng nội tệ mất giá không phải lúc nào cũng dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong hoạt động xuất khẩu vì hai lý do chính. Thứ nhất, việc thiếu thông tin về thị trường nước ngoài khiến các công ty khó có thể nhanh chóng thiết lập các mối quan hệ thương mại mới. Điều này đặc biệt gây khó đối với các nhà xuất khẩu các sản phẩm chuyên biệt, đòi hỏi mối quan hệ chặt chẽ với người mua và hiểu biết sâu sắc về nhu cầu thị trường.Ngược lại, các nhà xuất khẩu hàng hóa tiêu chuẩn có thể dễ dàng tìm thấy thị trường mới khi giá giảm. Do lĩnh vực xuất khẩu của Malaysia chủ yếu bao gồm các sản phẩm sản xuất chuyên biệt nên việc mất giá tiền tệ khó có thể có tác động tích cực đáng kể đến hoạt động xuất khẩu trong ngắn hạn.
Yếu tố thứ hai là các hạn chế về nguồn cung. Các công ty phụ thuộc nhiều vào vốn vật chất (như máy móc, nhà xưởng…) và nguồn tài chính phải đối mặt với những trở ngại đáng kể trong việc mở rộng quy mô hoạt động, ngay cả khi chi phí sản xuất giảm. Điều này có thể là do các công ty bị hạn chế trong việc tiếp cận các thiết bị, cơ sở hạ tầng và nguồn tài chính cần thiết. Ví dụ, các ngành sản xuất có thể gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng nhanh chóng do chi phí cao và cần nhiều thời gian để mua và lắp đặt máy móc mới. Tương tự như vậy, các ngành có tính phức tạp chẳng hạn như dược phẩm, sản xuất chip và năng lượng có thể đối mặt với việc chậm hoàn thành tiến độ dự án do bản chất phức tạp của công việc, cũng như yêu cầu nguồn vốn đầu tư lớn. Mặc dù chi phí sản xuất thấp hơn có thể có lợi, nhưng việc khắc phục những hạn chế về nguồn cung cũng là yếu tố rất quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững. Việc đồng ringgit bị mất giá không làm tăng đáng kể sức cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu, trong khi đó lại làm tăng chi phí nhập khẩu của Malaysia. Do đó, việc đồng tiền bị suy yếu trong thời gian gần đây đã gây ra tác hại đáng kể cho nền kinh tế. Điều quan trọng là chính phủ cần phải ưu tiên các nỗ lực để củng cố niềm tin của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, bao gồm ban hành các chính sách khuyến khích tăng năng suất lao động, đa dạng hóa nền kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư để duy trì sức cạnh tranh trong dài hạn.Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Malaysia nhắm mục tiêu trở thành trung tâm của ngành công nghiệp ô tô ASEAN
12:51' - 15/07/2024
Đối với Malaysia, tiềm năng trở thành trung tâm của ngành công nghiệp ô tô ở ASEAN không chỉ nằm ở chiến lược thúc đẩy xuất khẩu ô tô mà còn phụ thuộc vào việc tăng cường xuất khẩu linh kiện.
-
DN cần biết
Malaysia đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Việt Nam
16:04' - 11/07/2024
Malaysia đảm bảo giá trị hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Việt Nam đạt 3,3 tỷ RM bao gồm những mặt hàng điện & điện tử (E&E), dầu cọ, hóa chất và hóa dầu, sắt và thép, thực phẩm và đồ uống.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Quỹ lớn nhất thế giới loại bỏ doanh nghiệp Israel khỏi danh mục
08:55'
Nguyên nhân của động thái này xuất phát từ việc Paz sở hữu và vận hành các cơ sở hạ tầng cung cấp nhiên liệu cho các khu định cư của Israel ở Bờ Tây bị chiếm đóng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin vượt mốc 105.000 USD
11:24' - 12/05/2025
Ngày 12/5, giá Bitcoin đã vượt mức 105.000 USD lần đầu tiên từ sau ngày 31/1. Đây là ngưỡng quan trọng với nhà đầu tư.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ ưu tiên cho dòng vốn đầu tư từ các quốc gia Vùng Vịnh
08:00' - 12/05/2025
Bộ Tài chính Mỹ cho biết sẽ ra mắt một cổng thông tin điện tử, nơi Ủy ban đầu tư nước ngoài tại Mỹ sẽ thu thập thông tin từ các nhà đầu tư nước ngoài trước khi họ chính thức nộp hồ sơ xin đầu tư.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chi phí trả lãi vượt 1.000 tỷ USD: Mỹ bước vào giai đoạn rủi ro tài khóa cao
08:00' - 11/05/2025
Hiện tại, trần nợ của Mỹ đang ở mức xấp xỉ 36.000 tỷ USD – giới hạn đã được Quốc hội Mỹ phê duyệt và chính thức bị vượt quá từ tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nỗi lo “vũ khí hóa” USD đẩy doanh nghiệp tìm đến NDT và euro
07:21' - 10/05/2025
Các doanh nghiệp đang ngày càng yêu cầu nhiều hơn các công cụ phòng hộ sử dụng đồng nhân dân tệ (NDT), đô la Hong Kong (HKD), dirham của Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và euro, thay vì USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sumitomo đầu tư 1,6 tỷ USD vào Yes Bank của Ấn Độ
21:30' - 09/05/2025
Ngày 9/5, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) đã công bố kế hoạch đầu tư vào Yes Bank, một ngân hàng thương mại lớn của Ấn Độ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo lạm phát và thất nghiệp gia tăng
08:07' - 08/05/2025
Ngày 7/5, sau cuộc họp chính sách trong 2 ngày, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại và cảnh báo về rủi ro ngày càng gia tăng đối với mục tiêu lạm phát và thất nghiệp của cơ quan này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ giảm tốc trên toàn cầu
19:19' - 07/05/2025
Đã có năm ngân hàng trung ương - giám sát 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất - tổ chức họp chính sách trong tháng Tư.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tài chính Ấn Độ và Pakistan phản ứng trái chiều trước leo thang quân sự
19:18' - 07/05/2025
Thị trường chứng khoán Pakistan sụt giảm mạnh, trong khi chứng khoán Ấn Độ giữ được sự ổn định tương đối.