Đồng yen suy yếu gây khó cho dịch vụ kỹ thuật số của Nhật Bản
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, đồng yen suy yếu đã cho thấy tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế Nhật Bản vì các ngành công nghiệp của nước này phụ thuộc nhiều vào máy chủ đám mây do các công ty công nghệ lớn của nước ngoài cung cấp.
Ngành dịch vụ kỹ thuật số của Nhật Bản đang gặp khó khăn do đồng yên giảm giá, khiến chi phí tăng cao và lợi nhuận sụt giảm. Sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài là một phần dẫn đến “thâm hụt kỹ thuật số” của Nhật Bản.
Ông Fumihiko Tanizaki - Tổng giám đốc quan hệ nhà đầu tư tại Digital Arts, một công ty cung cấp dịch vụ bảo mật thông tin có trụ sở tại Tokyo, cho biết: “Một USD đổi được 150 yen là điều bất ngờ”.
Tại buổi công bố thu nhập cho năm tài chính 2024 vào tuần trước, ông Tanizaki cho biết chi phí máy chủ và các dịch vụ khác đã tăng vọt do đồng yên mất giá, làm giảm lợi nhuận. Máy chủ và các chi phí liên quan chiếm khoảng 30% chi phí bán hàng của công ty và các chi phí này tăng khoảng 140 triệu yen (898.000 USD) so với cùng kỳ năm trước lên 1,3 tỷ yen.
Tỷ giá hối đoái trung bình trong năm 2023 là 144 yen đổi 1 USD, thấp hơn so với giả định của công ty là 135 yen/USD. Điều đó làm tăng các khoản thanh toán trong hợp đồng bằng đồng USD.
Digital Arts sử dụng đám mây của Amazon Web Services (AWS) để quản lý các dịch vụ bảo mật và các hoạt động liên quan. Trong khi thị trường mở rộng và doanh thu của công ty tăng 10%, lợi nhuận hoạt động chỉ đạt 44 tỷ yen - gần như không thay đổi do chi phí tăng.
Ngày nay, dịch vụ đám mây đã trở nên không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp Nhật Bản. Theo dữ liệu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), các “gã khổng lồ” công nghệ thông tin lớn ở nước ngoài như Amazon, Microsoft và Google đang thống trị thị trường cung cấp dịch vụ đám mây tại Nhật Bản, trong khi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây trong nước chỉ chiếm 30% thị phần. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của Amazon, phần mô tả dịch vụ được viết bằng tiếng Nhật nhưng giá lại tính bằng USD.
Cán cân thanh toán của Nhật Bản thể hiện rõ sự thâm hụt, trong đó thâm hụt liên quan đến kỹ thuật số là 5.500 tỷ yen vào năm 2023, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2022 và gấp đôi con số 5 năm trước. Ngoài điện toán đám mây, các khoản thanh toán của Nhật Bản ở nước ngoài cho các dịch vụ liên quan đến web và phát triển phần mềm khác nhau vượt xa số tiền thu được.
Năng lực công nghệ thông tin trong nước của Nhật Bản không thể bắt kịp xu hướng này cả về công nghệ lẫn năng lực cung ứng. Khi Nhật Bản tăng cường chuyển đổi kỹ thuật số, “thâm hụt kỹ thuật số” ngày càng mở rộng, dẫn đến dòng vốn chảy ra khỏi quốc gia này.
Nhằm đảm bảo an ninh kinh tế cao hơn, chính phủ Nhật Bản dự kiến tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng trong nước. Vào tháng 4, METI đã công bố khoản trợ cấp 72,5 tỷ yen để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho trí tuệ nhân tạo (AI) cho 5 công ty trong nước, bao gồm KDDI.
Sau khi nới lỏng các yêu cầu, Cơ quan Kỹ thuật số đã chọn Sakura Internet làm nhà cung cấp trong nước đầu tiên cho hệ thống “Đám mây Chính phủ” cho phép chính quyền trung ương và địa phương hoạt động trên một nền tảng chung.
Ông Kengo Wataya thuộc Viện nghiên cứu Mitsubishi cho biết: “Với việc AI tạo sinh được sử dụng trên quy mô lớn trong tương lai, các công ty Mỹ sẽ duy trì được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. Càng nhiều công ty Nhật Bản sử dụng dịch vụ thì thâm hụt kỹ thuật số sẽ càng lớn”.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Đề xuất về tư cách thường trú của người nước ngoài gây tranh cãi tại Nhật Bản
09:56' - 13/05/2024
Đề xuất của chính phủ sửa đổi luật nhằm mở đường cho việc thu hồi giấy phép thường trú nếu cư dân nước ngoài ở Nhật Bản cố tình không nộp thuế và phí bảo hiểm xã hội đã trở thành điểm gây tranh cãi.
-
Công nghệ
Nhật Bản mong muốn TSMC xây dựng nhà máy chip thứ 3 tại Kumamoto
07:10' - 13/05/2024
Tỉnh Kumamoto của Nhật Bản cho biết họ sẵn sàng đảm bảo hỗ trợ trên diện rộng để thu hút nhà sản xuất bán dẫn của Đài Loan (Trung Quốc) TSMC xây dựng nhà máy sản xuất chip thứ 3 tại địa phương.
-
Đời sống
Nhật Bản dự kiến tiêu hủy 77% số thuốc dự trữ điều trị COVID-19
08:19' - 12/05/2024
Nhật Bản đã dự phòng số thuốc uống đảm bảo cho 5,6 triệu người nhưng cho đến nay vẫn còn số thuốc tương đương cho 4,3 triệu người vẫn chưa được sử dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00'
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43'
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39'
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30'
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50'
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18'
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.