Dự án cầu yếu sử dụng vốn vay Hàn Quốc vẫn tắc mặt bằng
Liên quan đến mặt bằng thi công 6 công trình cầu thuộc dự án cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ giai đoạn 1 sử dụng vốn vay ưu đãi từ Quỹ Hợp tác và Phát triển kinh tế (EDCF) của Chính phủ Hàn Quốc, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ vừa ký công văn gửi 4 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Ninh Bình và Phú Thọ đề nghị các địa phương này hỗ trợ đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng.
Theo đó, tại công văn số 1528/BGTVT-CQLXD và công văn số 1532/BGTVT-CQLXD gửi UBND thành phố Hà Nội và UBND tỉnh Thái Nguyên, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, công trình cầu Đa Phúc bắc qua sông Công, trên Quốc lộ 3 kết nối giữa Hà Nội và Thái Nguyên bắt đầu thi công từ cuối tháng 6/2022 và dự kiến hoàn thành tháng 6/2023.Bộ Giao thông Vận tải đã có nhiều văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội và UBND tỉnh Thái Nguyên đề nghị hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng đến nay còn rất chậm, chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu. Đã qua gần 8 tháng thi công, nhà thầu vẫn chưa có mặt bằng để triển khai thi công hiện trường, thời gian thi công còn lại theo hợp đồng chỉ còn khoảng 5 tháng.
Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND thành phố Hà Nội và UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc để bàn giao mặt bằng cho dự án trong trong tháng 3/2023 để có thể triển khai thi công, đáp ứng tiến độ yêu cầu.Đối với cầu Bến Mới bắc qua sông Đáy trên Quốc lộ 38B kết nối giữa huyện Ý Yên (Nam Đinh) và huyện Hoa Lư (Ninh Bình), tại công văn số 1533/BGTVT-CQLXD gửi UBND tỉnh Ninh Bình, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, dự án bắt đầu triển khai thi công từ ngày 12/5/2022 và dự kiến hoàn thành tháng 5/2024. Hiện việc giải phóng mặt bằng của công trình này rất chậm.Bộ Giao thông Vận tải thông tin, đã qua khoảng 9 tháng thi công, nhà thầu vẫn chưa có mặt bằng để triển khai thi công đường dẫn đầu cầu. Trong khi hạng mục này phải thi công xử lý nền đất yếu mất thời gian xử lý khoảng trên 12 tháng), trong khi thời gian còn lại theo hợp đồng chỉ còn khoảng 15 tháng, như vậy tiềm ẩn nguy cơ rất lớn làm chậm tiến độ hoàn thành công trình và của cả dự án.Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình hỗ trợ và quyết liệt chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công công trình trong tháng 3/2023 để có thể triển khai thi công, đáp ứng tiến độ yêu cầu.Trong khi đó, tại công văn số 1531/BGTVT-CQLXD gửi UBND tỉnh Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, công trình cầu Đoan Hùng bắc qua sông Lô trên Quốc lộ 2 đi qua tỉnh Phú Thọ đã bàn giao phần lớn mặt bằng cho dự án để triển khai thi công đồng loạt các hạng mục công trình. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số phạm vi mặt bằng vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Cụ thể là 4 vị trí cục bộ chưa thỏa thuận, thống nhất với các hộ dân và đường dây cáp quang sát cầu cũ).Để không ảnh hưởng đến tiến độ dự án và kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương, tập trung tháo gỡ khó khăn, giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc trên để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho nhà thầu.Trao đổi với phóng viên TTXVN, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 cho biết, sau khi Bộ Giao thông Vận tải có công văn gửi các địa phương, đến nay mới có tỉnh Thái Nguyên đã bàn giao mặt bằng công trình cầu Đa Phúc phía địa phương này. Trong khi đó, tại Hà Nội, dự kiến 15/3 tới địa phương sẽ tổ chức bảo vệ thi công cho dự án nếu việc tuyên truyền, thuyết phục hộ dân không đạt kết quả.Cũng liên quan đến giải phóng mặt bằng, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 cho hay, đối với cầu Xóm Bóng (Quốc lộ 1C, qua thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) chỉ còn liên quan đến một số công trình hạ tầng nước, viễn thông, trong buổi làm việc mới đây của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng với UBND tỉnh Khánh Hòa, địa phương đã cam kết giải quyết sớm vấn đề này.Hai công trình duy nhất của dự án cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ giai đoạn 1 không còn vướng giải phóng mặt bằng là công trình cầu Sông Trường và Nước Oa (Quốc lộ 40B, Quảng Nam).Thông tin về tiến độ chung của 6 công trình cầu của dự án, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dư án 2 cho hay, mặc dù khó khăn về giải phóng mặt bằng, công trình thi công chủ yếu qua khu dân cư đông đúc, thời tiết bất lợi mưa nhiều tại tỉnh Quảng Nam nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt từ Bộ Giao thông Vận tải, lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 và sự quyết tâm của nhà thầu, đến nay sản lượng chung của toàn dự án đạt khoảng trên 40%.
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 thông tin thêm, đơn vị đang chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đặc biệt đối với cầu Bến Mới phải hoàn thành các hạng mục khoan cọc, lên xà mũ của cầu trước tháng 6/2023 để tránh mùa mưa lũ và tàu thuyền di chuyển trên sông Đáy.Lãnh đạo Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải) cho hay, dự án cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ giai đoạn 1 sẽ đóng hiệp định vay vốn vào tháng 6/2024, vì vậy thời gian thi công còn lại không còn nhiều, đặc biệt những hạng mục phải xử lý nền đất yếu như cầu Bến Mới.
Vì vậy Cục đã yêu cầu Ban Quản lý dự án 2 tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phương, nhà thầu để giải quyết dứt điểm giải phóng mặt bằng, đồng thời thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công trên công trường.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, mục tiêu của Dự án tín dụng ngành cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ sử dụng vốn vay ưu đãi do EDCF (Quỹ hợp tác và Phát triển kinh tế của Hà Quốc) tài trợ nhằm xây mới, nâng cấp khoảng 60 cầu yếu, cầu kết nối trên các hệ thống đường quốc lộ trong phạm vi cả nước nhằm bảo đảm tính kết nối đồng bộ, nâng cao hiệu quả khai thác mạng lưới đường bộ.Ngoài 6 cầu yếu đang triển khai thuộc giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư hơn 1.498 tỷ đồng, Bộ Giao thông Vận tải cũng đang yêu cầu Ban Quản lý dự án 2 khẩn trương hoàn thành các thủ tục để triển khai xây dựng mới 10 cầu mới thay thế các cầu yếu tiếp theo thuộc giai đoạn 2 của dự án. Tổng mức đầu tư giai đoạn 2 vào khoảng hơn 1.100 tỷ đồng cho 10 cầu nằm rải rác trên toàn quốc gồm tỉnh Nam Định 1 cầu, Gia Lai trên Quốc lộ 19 với 5 cầu, Kiên Giang, Hậu Giang và An Giang mỗi địa phương một cầu.Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 cho hay, hiện đang tổ chức lựa chọn nhà thầu thiết kế cho 10 công trình của giai đoạn 2. Dự kiến trong tháng 4/2023 mới lựa chọn xong nhà thầu thiết kế, sau đó mất khoảng 9 tháng cho việc hoàn thành thiết kế, sau đó sẽ tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà thầu. Chậm nhất cũng phải quý II/2024 mới tổ chức thi công các công trình giai đoạn 2./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải sẽ có giải pháp giảm ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm
19:46' - 07/03/2023
Bộ Giao thông Vận tải sẽ có giải pháp đồng bộ để giảm ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Vướng mắc tại dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi–Hoài Nhơn
18:58' - 07/03/2023
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về những vướng mắc liên quan đến việc triển khai đầu tư xây dựng Dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi–Hoài Nhơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Dang dở dự án Quốc lộ 9 qua Quảng Trị vì không giải phóng được mặt bằng
15:22' - 07/03/2023
Dự án nâng cấp Quốc lộ 9 có chiều dài 13,8km với điểm đầu từ cảng Cửa Việt và điểm cuối giao Quốc lộ 1 với tổng mức đầu tư khoảng 440,37 tỷ đồng đang bị tạm dừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xem xét nâng cấp Quốc lộ 217 với mức đầu tư 2.156 tỷ đồng
14:49' - 07/03/2023
Bộ Giao thông Vận tải cho hay, Quốc lộ 217, đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường Hồ Chí Minh (tỉnh Thanh Hóa) sẽ được xem xét đầu tư với tổng mức đầu tư 2.156 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài cuối: Vươn lên bằng nguồn nhân lực chất lượng cao
21:14'
Trong định hướng phát triển cảng biển và logistics, Đà Nẵng và Quảng Nam trở thành đầu mối trọng yếu, đóng vai trò trung tâm kết nối và điều phối hệ thống cảng biển – logistics khu vực miền Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài 1: Động lực phát triển kinh tế
21:10'
Theo định hướng, cụm cảng biển và logistics khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam cùng với các cụm cảng biển và logistics 2 đầu đất nước định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu khu vực Đông Nam Á trong tương lai.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách
18:50'
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn nhiều bất định, các định chế tài chính quốc tế lớn như WB và ADB vẫn đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trân trọng ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế
17:57'
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi khắc trong lòng tình đoàn kết quốc tế cao cả, sự ủng hộ quý báu của bạn bè quốc tế trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo
16:45'
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam Thông tấn xã đưa tin chiến thắng ngày 30/4/1975
13:56'
Hàng loạt tin, bài chuyển theo đường morse, teletype, hàng ngàn tấm ảnh màu và đen trắng được chuyển thẳng về Hà Nội, đáp ứng nhu cầu thông tin của báo chí trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 5: “Tâm và thế” mới trong sứ mệnh phát triển cùng đất nước
13:25'
Thành phố cũng đang tích cực, chuẩn bị “tâm và thế” mới cho chặng đường phát triển mới trong thời gian tới với những dư địa phát triển lớn hơn, không gian rộng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 4: Nâng tầm đổi mới sáng tạo
13:25'
Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 3: Tiên phong hội nhập quốc tế
13:24'
Từ một thành phố từng chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với 58 địa phương trên toàn thế giới.