Dự báo năm 2022: Kinh tế Đông Nam Á tiếp đà phục hồi, lãi suất có thể tăng trở lại
Tờ Nikkei Asia vừa đăng bài phân tích của tác giả Takashi Nakano về triển vọng của kinh tế Đông Nam Á trong năm 2022, trong đó nhận định đà phục hồi kinh tế của khu vực Đông Nam Á có thể sẽ tiếp tục nhờ sự gia tăng của hoạt động xuất khẩu.
Trong khi đó, nhiều ngân hàng trung ương trong khu vực có thể sẽ tăng lãi suất nhằm đối phó với sự mất giá của đồng nội tệ và nguy cơ dòng vốn chảy ra bên ngoài.
Các nền kinh tế Đông Nam Á có thể tiếp tục đà phục hồi trong năm nay sau khi phải hứng chịu thiệt hại nặng nề do tác động của dịch COVID-19. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này sẽ tăng 5,1% trong năm nay. Con số này cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng ước khoảng 3% trong năm 2021, khi dịch COVID-19 khiến nhiều nhà máy trong khu vực phải đóng cửa trong mùa Hè.Sự phục hồi kinh tế có thể sẽ thúc đẩy các ngân hàng trung ương, vốn chủ yếu giữ nguyên lãi suất trong năm ngoái, chuyển sang thắt chặt tiền tệ. Bên cạnh đó, các đợt tăng lãi suất của Mỹ sẽ làm gia tăng áp lực mất giá lên các đồng tiền trong khu vực, khiến các ngân hàng trung ương phải thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, mối đe dọa của dịch COVID-19, nhất là việc biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn, đang khiến vấn đề trở nên phức tạp đối với các ngân hàng trung ương.Xuất khẩu đang tăng vọt ở một số nền kinh tế lớn nhất trong khu vực. Tháng 11/2021, kim ngạch xuất khẩu của Malaysia đã tăng 32% so với cùng kỳ năm trước đó lên 112,2 tỷ ringgit (26,9 tỷ USD) sau khi phá kỷ lục tháng vào tháng 10. Dữ liệu thương mại cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của các sản phẩm điện và điện tử, vốn chiếm gần 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này, cũng như các sản phẩm dầu mỏ và hóa chất.Kim ngạch xuất khẩu của Singapore trong cùng kỳ cũng tăng 24,2%, mức tăng lớn nhất trong khoảng một thập kỷ.Theo giới phân tích, tỷ lệ tiêm chủng tăng và số ca mắc mới giảm đã giúp hoạt động kinh tế trở lại bình thường ở nhiều quốc gia. Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng nhận định: “Nguy cơ đóng cửa vào năm 2022 sẽ thấp hơn năm 2021 khi các chính phủ đã thích ứng với tình trạng bình thường mới của đại dịch”. Đông Nam Á "đang áp dụng chiến lược sống chung với COVID".Trong bối cảnh bức tranh kinh tế sẽ cải thiện, các ngân hàng trung ương, vốn đã cắt giảm lãi suất vào năm 2020 sau khi dịch bệnh bùng phát và giữ lãi suất ổn định trong năm 2021, đang xem xét thay đổi chính sách này. Ngày càng có nhiều chuyên gia kinh tế dự báo việc tăng lãi suất sẽ diễn ra ở các nền kinh tế lớn trong nửa cuối năm 2022.Ngân hàng United Overseas Bank có trụ sở tại Singapore dự báo lãi suất sẽ tăng ở Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan trong năm nay. Tại Indonesia, ngân hàng trung ương nước này dự kiến sẽ thực hiện 4 lần tăng lãi suất trong nửa cuối của năm 2022 để nâng lãi suất chính sách từ mức 3,5% hiện nay lên 4,5% vào cuối năm.So với nhiều nước khác trong khu vực, Singapore đã bắt đầu thắt chặt tiền tệ tương đối sớm khi điều chỉnh biên độ dao động của tỷ giá vào tháng 10/2021 và có thể làm như vậy một lần nữa vào tháng 4/2022.Những thay đổi trên diễn ra trong bối cảnh lãi suất ở các nền kinh tế phát triển được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát đi tín hiệu về khả năng sẽ có ba đợt tăng lãi suất trong năm 2022, trong khi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã thông báo tăng lãi suất vào tháng 12/2021. Nếu việc tăng lãi suất khiến các khoản đầu tư vào các thị trường phát triển này trở nên hấp dẫn hơn, thì nguồn vốn có thể sẽ chảy từ khu vực Đông Nam Á sang các thị trường này, từ đó tạo ra áp lực giảm giá của các đồng tiền trong khu vực. Điều này có thể khiến hàng hóa nhập khẩu tăng giá, gây ra lạm phát và cản trở chi tiêu của người tiêu dùng.Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Thái Lan nhấn mạnh "chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế phát triển trong bối cảnh áp lực lạm phát cao" là một nhân tố gây ra sự biến động về tỷ giá giữa đồng baht và đồng USD. Trong khi đó, Fitch Solutions dự báo tỷ giá trung bình giữa đồng ringgit của Malaysia và đồng bạc xanh của Mỹ trong năm nay sẽ vào khoảng 4,2 ringgit đổi 1 USD, so với khoảng 4,15 ringgit đổi 1 USD của năm ngoái.Để hạn chế sự mất giá của đồng nội tệ, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á có thể cần tăng lãi suất để thu hẹp khoảng cách về lãi suất với các nền kinh tế phát triển.Mặc dù vậy, các kịch bản về chính sách tiền tệ và kỳ vọng tăng trưởng trên có thể sẽ thay đổi nếu biến thể Omicron tiếp tục lan rộng. Đông Nam Á có ít ca mắc biến thể Omicron hơn so với các quốc gia phương Tây, nhưng nhiều quốc gia đã buộc phải áp dụng các biện pháp hạn chế như tạm dừng cho phép hoạt động du lịch không phải kiểm dịch.Các nước đang phát triển như Brazil đã tăng lãi suất liên tục trong năm ngoái nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, ADB dự đoán lạm phát ở Đông Nam Á trong năm nay tương đối thấp, chỉ tăng khoảng 2,5%. Điều này cho thấy đây sẽ không phải là nhân tố chính tác động tới quyết định của các ngân hàng trung ương ở khu vực này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đông Nam Á ứng phó với biến thể Omicron
16:21' - 06/01/2022
Trừ Lào, 9 nước còn lại thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron.
-
Ý kiến và Bình luận
ICAEW dự báo tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Nam Á
07:28' - 11/12/2021
Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales dự báo Malaysia, Philippines và Việt Nam dự kiến sẽ có mức tăng trưởng cao vào năm 2022.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường vốn Đông Nam Á ghi nhận hoạt động IPO "sôi động"
19:38' - 25/11/2021
Deloitte cho biết tính đến ngày 15/11 các công ty tại Đông Nam Á đã huy động kỷ lục 9,8 tỷ USD từ 121 vụ IPO trong năm nay, cao hơn cả năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước Đông Nam Á mở cửa thận trọng cho du khách quốc tế
06:30' - 02/11/2021
Các quốc gia Đông Nam Á đang tích cực mở cửa trở lại để đón khách du lịch quốc tế nhằm vực dậy ngành du lịch, vốn là một trong những nguồn thu nhập quan trọng đối với các nước trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận "đình chiến" giữa Mỹ và Trung Quốc: Lo ngại vẫn hiện hữu
05:30'
Kênh CNBC cho biết, ngay khi các biện pháp thuế quan được chính phủ hai nước Mỹ và Trung Quốc điều chỉnh, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã nhanh chóng tăng lượng đặt hàng từ các nhà máy Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Quan hệ Canada-Mỹ: Tầm nhìn dài hạn
06:30' - 19/05/2025
Chuyến thăm của Thủ tướng Mark Carney tới Washington đánh dấu một khởi đầu tích cực.
-
Phân tích - Dự báo
Câu chuyện về phát triển năng lượng hạt nhân tại Philippines
05:30' - 19/05/2025
Theo trang mạng Fulcrum, Philippines đang ngày càng quan tâm đến việc phát triển năng lượng hạt nhân.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài cuối: Những động lực quan trọng
06:30' - 18/05/2025
Cho đến nay, EU chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ khảo sát địa chất tại Zambia. Nhiều đối tác quốc tế khác cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 3: Quan hệ đối tác chưa hoàn thiện
06:30' - 18/05/2025
Zambia có chính xác những gì châu Âu đang tìm kiếm ở các đối tác nguyên liệu thô: nhiều loại nguyên liệu thô quan trọng, một hệ thống dân chủ và sự ổn định chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Những biến số của thị trường vàng thế giới năm 2025
05:30' - 18/05/2025
Sự tăng giá mạnh của vàng là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, chủ yếu là từ rủi ro liên quan đến thuế quan của Mỹ, căng thẳng địa chính trị, sự biến động của thị trường chứng khoán và đồng USD yếu đi.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 2: Tham vọng của Zambia
06:30' - 17/05/2025
Từ khi nhậm chức vào năm 2021, Tổng thống Hakainde Hichilema đã nỗ lực ổn định nền kinh tế đất nước. Mặc dù đã tái cấu trúc nợ thành công, tình hình tài chính của Zambia vẫn căng thẳng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 1: Tìm kiếm quan hệ đối tác mới
05:30' - 17/05/2025
Quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm cả quan hệ đối tác với Zambia, cần neo chặt hơn vào khái niệm chung về chiến lược nguyên liệu thô của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế khu vực APEC được dự báo tăng trưởng chậm lại
14:00' - 16/05/2025
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) dự báo nền kinh tế của khu vực này sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm nay, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 3,6% vào năm 2024.