ICAEW dự báo tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Nam Á
Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) mới đây dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia sẽ đạt mức tăng trưởng 6,7% vào năm 2022, gấp đôi mức dự kiến đạt được trong năm 2021.
Trong một thông báo, Cơ quan kế toán này cho biết Malaysia đang ở vị trí thuận lợi để mở cửa trở lại khi hơn 90% dân số đã hoàn thành tiêm chủng và nước này gần đây đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất. ICAEW nêu rằng sự phục hồi về xuất khẩu sản phẩm công nghiệp và các chỉ số về bán lẻ đã góp phần vào sự phục hồi mạnh mẽ trong chi tiêu hộ gia đình vào tháng 10 và tháng 11/2021 của Malaysia.Chúng sẽ có tác động lan tỏa đến việc làm và tạo niềm tin cho chi tiêu của người tiêu dùng. Ngoài ra, ngân sách mở rộng của chính phủ cho năm tới và các gói kích thích tài khóa lớn sẽ giữ cho sự phục hồi được ổn định.
Cơ quan này cho biết, xu hướng trên đang được phản ánh qua sự gia tăng mạnh mẽ về khối lượng bán lẻ và xuất khẩu, từ mức thâm hụt hơn 20% so với cùng kỳ năm 2020 lên mức tăng hơn 20% vào năm 2021.
Về khu vực Đông Nam Á, ICAEW cho biết đây dự kiến sẽ là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới vào năm 2022 với mức tăng trưởng GDP đạt 6,1% nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao. Trong đó, Malaysia chỉ đứng sau Singapore về tỷ lệ dân số hoàn thành tiêm chủng. ICAEW dự báo Malaysia, Philippines và Việt Nam dự kiến sẽ có mức tăng trưởng cao vào năm 2022. GDP của Indonesia cũng dự kiến tăng từ 1,4% lên 6,0%, mức tăng trưởng rất tốt sau hai năm sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, tại Singapore, tốc độ tăng trưởng GDP lại yếu hơn khi ở mức 3,8%. Theo dự báo của ICAEW, tác động của biến thể Omicron có thể khá nghiêm trọng nhưng sẽ chỉ kéo dài đến quý đầu tiên của năm 2022. Trong trường hợp xấu nhất khi các nền kinh tế quay trở lại tình trạng phong tỏa, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm từ mức dự báo hiện tại là 4,5% xuống còn 2,3%.Điều này sẽ có tác động mạnh đến nhu cầu xuất khẩu yếu hơn ở Đông Nam Á, vốn có thể giảm tăng trưởng từ 6,1% xuống 4,3% trong kịch bản này.
ICAEW lưu ý rằng tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Nam Á giảm dần trong quý III/2021 do những thách thức của biến thể Delta. GDP ở Malaysia, Philippines, Thái Lan trong quý III/2021 thấp hơn từ 4-6% so với mức tăng trưởng trước đại dịch trong quý IV/2019 và con số này cao hơn một chút ở Singapore./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thông qua 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội năm 2022
14:51' - 10/12/2021
Ngày 10/12, Kỳ họp thứ ba, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI đã bế mạc, hoàn thành các chương trình đề ra, sau 3 ngày rưỡi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của Trung Quốc đối với kinh tế toàn cầu
06:30' - 10/12/2021
Chiều hướng tăng trưởng chậm lại một cách đáng kinh ngạc của kinh tế Trung Quốc đang mang đến những cảnh báo quen thuộc rằng khi Trung Quốc "hắt hơi" thì kinh tế toàn cầu cũng sẽ "sổ mũi".
-
Ý kiến và Bình luận
JP Morgan kỳ vọng kinh tế thế giới phục hồi hoàn toàn vào năm 2022
08:09' - 09/12/2021
Ngân hàng đầu tư JP Morgan của Mỹ ngày 8/12 đã đưa ra dự báo rằng năm 2022 sẽ đánh dấu sự kết thúc của đại dịch COVID-19 và chứng kiến sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chuyên gia lạc quan về triển vọng kinh tế Singapore năm 2022
16:43' - 08/12/2021
Giới chuyên gia kinh tế tại Singapore dự báo kinh tế “đảo quốc sư tử” có thể sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 4% trong năm 2022, với động lực tăng trưởng chính là ngành xây dựng, chế tạo và tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Thủ đô
12:50' - 08/12/2021
Hà Nội sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.
-
Ý kiến và Bình luận
Croatia đánh giá vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế
08:25' - 29/06/2025
Cố vấn đối ngoại của Tổng thống và 2 Quốc vụ khanh đều đánh giá cao những thành tựu phát triển năng động cũng như uy tín, vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Đồng thuận đổi mới vì phát triển đất nước
20:51' - 27/06/2025
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV để lại ấn tượng sâu sắc với hàng loạt quyết sách lịch sử, thể hiện tinh thần đồng thuận chính trị và hành động quyết liệt vì sự phát triển bền vững của đất nước.