Các nước Đông Nam Á mở cửa thận trọng cho du khách quốc tế
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang có chiều hướng giảm ở châu Á, các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á đang tích cực mở cửa trở lại để đón khách du lịch quốc tế, nhằm vực dậy ngành du lịch, vốn là một trong những nguồn thu nhập quan trọng đối với các nước trong khu vực.
Ngoại trừ một số nước như Philippines và Myanmar vẫn tiếp tục đóng cửa với du lịch quốc tế, các quốc gia Đông Nam Á khác đều đã thông báo các kế hoạch đón tiếp du khách quốc tế đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ, nhưng mở cửa một cách thận trọng để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan từ bên ngoài.Thái Lan "mở màn""Bắn phát súng" đầu tiên chính là Thái Lan, quốc gia mà ngành du lịch chiếm đến 20% GDP vào thời gian trước đại dịch. Sau một năm rưỡi đóng cửa, ngày 1/11, Thái Lan sẽ bắt đầu đón tiếp những du khách ngoại quốc đã được tiêm phòng đủ hai mũi. Có thể nói là các biện pháp phong tỏa để chống dịch đã khiến ngành du lịch Thái Lan kiệt quệ. Trong khi vào năm 2019 có đến 40 triệu khách đến thăm Thái Lan, trong thời gian từ tháng 1-8/2021, chỉ có 73.000 lượt du khách ngoại quốc đến vương quốc này. Hậu quả là thiệt hại cho ngành du lịch lên đến hàng chục tỷ đô la Mỹ, chưa kể tới có hơn 3 triệu người bị thất nghiệp. Phải mất rất nhiều thời gian, Thái Lan mới có thể gượng dậy được từ cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, Theo bảng xếp hạng hàng năm mà công ty Mastercard công bố năm 2019, thủ đô Bangkok của Thái Lan là thành phố đón nhiều du khách đến tham quan nhiều nhất trên thế giới, với gần 23 triệu lượt du khách quốc tế năm 2018, so với hơn 19 triệu lượt khách đến Paris (Pháp) và London (Anh). Thái Lan đã ngưng các chuyến bay quốc tế kể từ tháng 4/2020. Sau đó, nước này đã mở cửa trở lại, nhưng những người đến Thái Lan bị cách ly nghiêm ngặt đến 14 ngày trong một khách sạn được chỉ định, cho nên các du khách vẫn dè dặt khi đi du lịch Thái Lan. Kể từ tháng Bảy, các quy định về cách ly đã được nới lỏng, nhưng chỉ là đối với khách quốc tế đến đảo Phuket, nên cũng chỉ có thể thu hút được vài chục nghìn lượt du khách.Nhằm khôi phục ngành du lịch, sau khi áp dụng thí điểm các mô hình “hộp cát” tại 2 hòn đảo du lịch hàng đầu của đất nước là Phuket và Samui từ tháng Bảy, nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch của Thái Lan đang dần mở cửa đón khách quốc tế bằng cách miễn cách ly và không hạn chế khu vực cho những người đã được tiêm phòng đầy đủ từ 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có nguy cơ thấp từ ngày 1/11.Trong khi đó, số du khách Trung Quốc, vốn chiếm đến hơn 25% tổng số du khách quốc tế trong năm 2019, đến Thái Lan vẫn hạn chế, do hiện tại những người rời khỏi Trung Quốc khi trở về đều sẽ bị cách ly ít nhất 14 ngày. Trong khi đó, cũng chưa thể bảo đảm du khách từ Ấn Độ và Nga, hai thị trường lớn khác của Thái Lan, sẽ nhanh chóng quay trở lại.Trong khi chờ đợi, các khách sạn ở Bangkok phải thích ứng với tình hình mới: Bảo đảm an toàn dịch tễ, áp dụng linh hoạt cho khách hàng với việc đổi ngày đặt phòng dễ dàng, và nhất là đưa ra mức giá thật “hấp dẫn” để cạnh tranh trên thị trường. Campuchia mở lại các bãi biển và khu đền AngkorTại Campuchia, quốc gia vẫn thu hút rất nhiều du khách ngoại quốc này đang thận trọng mở cửa dần dần cho du lịch quốc tế, sau khi đạt thành công về chương trình chích ngừa COVID-19. Theo kế hoạch dự kiến, Campuchia sẽ mở lại các bãi biển Sihanoukville, Koh Rong và Dara Sakor kể từ ngày 30/11 tới. Bộ Du lịch Campuchia ngày 26/10 thông báo du khách ngoại quốc sắp tới đây cũng sẽ được đến thăm khu đền cổ Angkor Vat, sau khi nước này quyết định thành phố Siem Reap sẽ mở cửa cho du lịch quốc tế kể từ tháng 1/2022. Thành phố này sẽ là một trong những nơi thí điểm tiếp đón du khách mà không cần cách ly.Trong năm 2019, khoảng 2 triệu lượt du khách đã đến thăm khu đền Angkor, di sản của thế giới, nhưng kể từ khi bùng phát đại dịch, khu du lịch này gần như vắng bóng người. Do đại dịch mà nguồn thu từ du lịch của Campuchia giảm xuống chỉ còn 1 tỷ đô la Mỹ năm 2020, so với con số 5 tỷ đô la năm 2019 - thời điểm nước này đón tiếp đến 6,6 triệu lượt du khách.Theo quy định của Bộ Du lịch, ngoài việc đã được tiêm phòng hai mũi vaccine ngừa COVID-19, du khách đến Campuchia còn phải xét nghiệm trước khi đi và xét nghiệm lần nữa khi đến. Sau đó, họ còn phải ở ít nhất 5 ngày tại một địa điểm du lịch thí điểm, và phải xét nghiệm một lần nữa nếu muốn đến thăm những nơi khác.
Campuchia hiện là một trong những nước thành công nhất ở châu Á về chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19, với 96% dân số trưởng thành đã được tiêm chủng hoàn toàn.Việt Nam chọn Phú Quốc làm nơi thí điểm đón du khách quốc tếCũng giống Thái Lan đối với đảo Phuket vào tháng 7/2021, sau nhiều tháng phải đóng cửa do đại dịch, Việt Nam dự trù mở lại đảo du lịch Phú Quốc kể từ ngày 20/11 tới cho khách quốc tế đã được chích ngừa COVID-19 đến từ những quốc gia và vùng lãnh thổ “có độ an toàn cao về phòng, chống dịch bệnh” ở châu Âu, Trung Đông, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Australia... Theo “kế hoạch thí điểm” đón khách quốc tế, từ ngày 20/11, Phú Quốc sẽ đón một số chuyến bay thuê bao (charter) để thử nghiệm việc tiếp đón và phục vụ những du khách đã có "hộ chiếu vaccine".Sau đó, trong thời gian từ cuối tháng 12/2021 cho đến cuối tháng 3/2022, đảo này dự trù sẽ đón tổng cộng 5.000 lượt du khách quốc tế mỗi tháng. Tiếp đến, từ cuối tháng 3/2022 đến cuối tháng 6/2022, Phú Quốc dự trù sẽ đón từ 5.000 đến 10.000 lượt du khách/tháng.
Tổng Cục Du lịch Việt Nam cũng dự kiến là sau Phú Quốc sẽ mở rộng thí điểm đón khách quốc tế ra một số điểm đến khác đáp ứng yêu cầu từ tháng 12/2021 đến tháng 6/2022, như thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng). Singapore đón du khách từ 12 nướcTại Singapore, chính quyền nước này ngày 26/10 thông báo kể từ ngày 8/11 sẽ cho phép nhập cảnh đối với các du khách đã được tiêm phòng đầy đủ (tiêm hai mũi) và có kết quả xét nghiệm âm tính đến từ Australia và Thụy Sỹ.Như vậy, có thêm 2 nước vào danh sách 10 nước khác, trong đó có Mỹ và nhiều nước châu Âu, mà công dân sẽ được nhập cảnh Singapore nếu đã được tiêm hai mũi vaccine ngừa COVID-19.Singapore hiện vẫn duy trì một số biện pháp hạn chế, nhưng chính quyền nước này đã không ban hành lệnh phong tỏa nghiêm ngặt như những nước láng giềng. Tính đến nay đã có đến 84% dân số Singapore được tiêm phòng. Singapore chủ trương chiến lược sống chung với COVID-19 để cố phục hồi nền kinh tế của một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Nước láng giềng Malaysia cũng đang có một dự án mở cửa trở lại cho du khách quốc tế đến đảo Langkawi, được mệnh danh “viên ngọc” của du lịch Malaysia, nơi có nhiều bãi biển rất đẹp. Trong khi đó, Indonesia cũng đã mở lại đảo Bali cho du khách từ một số nước, nhưng chương trình này khởi động rất chậm, nhất là vì du khách đến đảo này vẫn bị cách ly 5 ngày./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Từ 21/11, Australia mở cửa cho du khách từ Singapore đã tiêm phòng đủ
17:48' - 01/11/2021
Australia sẽ mở cửa cho du khách đã được tiêm phòng đầy đủ từ Singapore vào nước này mà không cần cách ly từ ngày 21/11.
-
DN cần biết
Du lịch Thái Lan sẵn sàng "cất cánh" sau khi đất nước mở cửa
08:43' - 01/11/2021
Bangkok cùng 16 tỉnh khác của Thái Lan sẽ mở cửa cho du khách nước ngoài đã được tiêm chủng đầy đủ đến bằng đường hàng không mà không cần phải cách ly từ đầu tháng này.
-
DN cần biết
Mở cửa du lịch từng bước an toàn và chắc chắn
15:42' - 30/10/2021
Đến nay, các địa phương đã xây dựng nhiều phương án để đưa ngành du lịch nội địa trở lại trong điều kiện bình thường mới.
-
Kinh tế Thế giới
Campuchia bắt đầu lộ trình hướng tới khôi phục và thúc đẩy ngành du lịch
19:05' - 29/10/2021
Chính phủ Campuchia đã bắt đầu lộ trình hướng tới khôi phục và thúc đẩy ngành du lịch nước này trong và sau dịch COVID-19, khi số ca mắc COVID-19 tại Campuchia giảm liên tục kể từ đầu tháng 10/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.