Dư luận về việc Meta từ chối tham gia thỏa thuận truyền thông với các chính phủ
Giáo sư Rod Sims tại Trường Chính sách công Crawford có bài viết nhận định về thông báo gần đây của Meta rằng họ sẽ không tham gia thỏa thuận thương mại mới đối với các nội dung truyền thông theo Bộ luật thỏa thuận truyền thông tin tức của Australia (NMBC).
Theo tác giả, thông báo của Meta là một hành động kiêu ngạo và gây tổn hại chung. “Gã khổng lồ” công nghệ này cũng từ chối thương lượng với các cơ quan xuất bản tin tức của Canada và chặn quyền truy cập tin tức của người dùng trên các nền tảng Facebook để phản đối Đạo luật tin tức trực tuyến ở Canada.Facebook của Meta đã phát triển như một nền tảng cung cấp nhiều loại nội dung về thông tin và xã hội thông qua News Feed và cho cho phép người dùng đăng nội dung cho những người dùng khác cùng xem, bao gồm cả nội dung truyền thông. NMBC đã có hiệu lực từ tháng 3/2021, trong đó đưa ra yêu cầu tất cả các nền tảng số được chỉ định phải đàm phán một cách thiện chí với các cơ quan xuất bản tin tức của Australia. Trường hợp không đạt thỏa thuận về thanh toán cho nội dung truyền thông sẽ được giải quyết thông qua trọng tài độc lập.Đạo luật tin tức trực tuyến của Canada cũng đã có hiệu lực từ tháng 12/2023, trong đó cũng yêu cầu Meta và Google phải đàm phán với các nhà xuất bản tin tức của Canada để trả tiền cho những nội dung báo chí được đăng trên các nền tảng này.Logic của NMBC, giống như Đạo luật tin tức trực tuyến của Canada được ban hành vào năm ngoái, là cả Google và Facebook đã có được quyền lực ở các thị trường này. Họ cung cấp các dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng, nhưng không phải thanh toán bằng tiền, mà người tiêu dùng cung cấp dữ liệu và sở thích của mình cho các công ty này để các nền tảng số sử dụng với mục đích quảng cáo và sau đó hai công ty trên sẽ thu về những khoảng lợi nhuận khổng lồ từ việc quảng cáo đó.Về bản chất mô hình kinh doanh này dùng nội dung của người khác để thu hút người dùng đến với các nền tảng của họ. Canada và Australia đều muốn thuyết phục các nền tảng truyền thông trả tiền cho những nội dung của cơ quan báo chí được đăng trên các nền tảng đó, nếu các nền tảng không muốn trả tiền họ sẽ chặn mọi nội dung báo chí và chỉ sử dụng các nội dung xã hội khác để tránh bị các quy định điều chỉnh.Thực tế Google và Meta đã từng thanh toán cho báo chí Australia khoảng 250 triệu AUD (165 triệu USD) mỗi năm từ thời điểm NMBC có hiệu lực. Tại Canada, chỉ có Google đồng ý thanh toán khoảng 100 triệu CAD mỗi năm cho các cơ quan báo chí, trong khi Meta nhất quyết từ chối và thực hiện việc chặn tin tức ở nước này.Meta biện minh rằng người dùng nền tảng của họ không coi trọng tin tức và hiện đang truy cập ít hơn vào mục này. Nhưng những gì người dùng nhìn thấy đều là do Meta xác định bởi họ kiểm soát những gì có trong News Feed và News Tab. Việc loại bỏ tin tức khỏi News Feed dường như là để đáp trả cho yêu cầu thanh toán cho nội dung tin tức mà cả Canada và Australia yêu cầu.
Meta giải thích rằng những vấn đề mà họ gặp phải không thể giải quyết bằng các quy định. Người phát ngôn của công ty nói rằng họ không chủ động lấy tin tức từ internet để đưa vào News Feed cho người sử dụng giống như các công cụ tìm kiếm khác và cách duy nhất để Meta tuân thủ các quy định liên quan một cách hợp lý là chấm dứt việc cung cấp tin tức cho người sử dụng.Nỗ lực bảo vệ lợi nhuận này khiến xã hội sẽ phải trả giá đắt. Người dùng sẽ ít thấy nội dung từ các nhà báo hơn, những người thường có nội dung tương phản lại những thông tin cực đoan hoặc không đáng tin cậy từ nguồn xã hội. Thông tin sai lệch càng gia tăng thì xã hội càng bị ảnh hưởng. Báo chí mang lại lợi ích cho xã hội theo nhiều cách, ngay cả đối với những người không tiếp cận nó, vì nó nắm giữ quyền lực và cung cấp thông tin, đồng thời là diễn đàn cho các ý tưởng. Báo chí có chất lượng là nền tảng cho một xã hội vận hành tốt và dân chủ.Theo tác giả, điều đáng nói ở đây là Meta không tạo ra được sản phẩm tốt như trước mà họ lại thay thế "xe hơi bằng xe lôi và xe ngựa kéo". Hành động của Meta chỉ đơn giản sẽ làm cho thông tin báo chí ít xuất hiện hơn trên các nền tảng truyền thông xã hội. Hiện nay, Meta vẫn chưa chặn hoặc xóa tin tức ở Australia như họ đã làm tại Canada. Nhưng nếu áp dụng NMBC buộc Meta phải đàm phán, họ có thể sẽ phản ứng bằng cách xóa tất cả tin tức trên News Feed và không cho phép người sử dụng đăng tải lại tin tức trên New Tab hoặc bạn bè của họ.- Từ khóa :
- meta
- thỏa thuận truyền thông meta
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Meta tuyên bố điều tra vụ sập mạng Facebook, Instagram và Threads
07:30' - 06/03/2024
Meta ngày 5/3 tuyên bố tập đoàn đang tiến hành điều tra tình trạng ngừng hoạt động của các nền tảng Facebook, Instagram, Threads sau khi người dùng trên toàn cầu không thể truy cập tài khoản cá nhân.
-
Doanh nghiệp
Meta ngừng trả tiền cho truyền thông Australia
16:00' - 02/03/2024
Ngày 1/3, công ty Meta chủ quản Facebook thông báo sẽ không tiếp tục trả tiền nội dung tin tức của các công ty truyền thông Australia đăng trên mạng xã hội này.
-
Công nghệ
Meta hợp tác với Samsung để giảm sự phụ thuộc chip vào TSMC
09:29' - 01/03/2024
Người sáng lập và Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg, muốn hợp tác với Samsung Electronics về bán dẫn trí tuệ nhân tạo (AI) để ít phụ thuộc hơn vào "gã khổng lồ" chip TSMC Đài Loan (Trung Quốc).
-
Doanh nghiệp
Meta đối mặt với khiếu nại liên quan tới thu thập "trái phép" dữ liệu người dùng
16:15' - 29/02/2024
Ngày 28/2, 8 nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các quốc gia thuộc EU đã đệ đơn khiếu nại tập đoàn công nghệ Meta Platforms vì thu thập "trái phép" dữ liệu người dùng ở châu Âu.
-
Công nghệ
Meta và các "đại gia" công nghệ Hàn Quốc tìm kiếm cơ hội hợp tác
09:05' - 29/02/2024
Ngày 28/2, CEO Meta Platforms, ông Mark Zuckerberg đã gặp lãnh đạo LG Electronics tại Hàn Quốc để bàn về hợp tác sản xuất thiết bị thực tế mở rộng (XR - Extended Reality) và trí tuệ nhân tạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30'
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30'
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.