Trung Quốc nỗ lực kiểm soát tác động từ cuộc khủng hoảng của Evergrande
Khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc bắt nguồn từ các biện pháp mà chính phủ nước này thực hiện vào năm ngoái nhằm kiểm soát nợ của các công ty trong lĩnh vực này cũng như nạn đầu cơ gia tăng.
Evergrande, tập đoàn hiện diện tại trên 280 thành phố ở Trung Quốc, chịu tác động lớn nhất từ sự kiểm soát của chính phủ.
Với số nợ trên 300 tỷ USD, Evergrande đứng bên bờ vực vỡ nợ trong những tháng qua, nhưng đã tránh được nhờ các khoản thanh toán vào phút chót.
Tuy nhiên, Bloomberg đưa tin tập đoàn này đã bỏ lỡ 30 ngày ân hạn thanh toán số lợi suất trái phiếu trị giá 82,5 triệu USD, trong khi cơ quan xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings cho rằng nguy cơ vỡ nợ hiện là không tránh khỏi. Sau khi Evergrande tuần trước cảnh báo không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính, chính quyền Quảng Đông, nơi tập đoàn đặt trụ sở, đã triệu tập Chủ tịch Hui Ka Yan, và cho biết sẽ cử nhóm làm việc đến tập đoàn. Các nhà phân tích cho rằng thời điểm đó đánh dấu sự khởi đầu chính thức của một cuộc tái cơ cấu nợ của Evergrande, một quy trình sẽ mất nhiều năm. Những dấu hiệu cho thấy Chính phủ Trung Quốc sẽ giữ một vai trò lớn hơn trong tương lai của Evergrande đã làm dịu bớt lo ngại của nhà đầu tư về nguy cơ phá sản có kiểm soát. Tuy nhiên, các chủ nợ có thể đối mặt với việc giá trị trái phiếu sẽ giảm và việc tái cơ cấu giải quyết định một số vấn đề, những tác động từ chính sách kiếm soát lĩnh vực bất động sản của chính phủ sẽ vẫn tiếp tục. Ít nhất 10 công ty bất động sản đã vỡ nợ kể từ khi những lo ngại Evergrande bắt đầu gia tăng hồi tháng Sáu. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) tuần trước cho rằng các vấn đề của Evergrande là do những yếu kém về quản lý và việc mở rộng hoạt động quá mức của tập đoàn này. Các nhà chức trách khẳng định sẽ bảo vệ quyền lợi của người mua nhà, trong khi cơ quan quản lý ngân hàng và bảo hiểm nhấn mạnh cần tập trung đáp ứng nhu cầu vay thế chấp cho người mua nhà lần đầu. Đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, sự giảm tốc của lĩnh vực bất động sản Trung Quốc với đóng góp lớn trong GDP của nước này cũng có thể gây ra những tác động. Những vấn đề của Evergrande đã gây biến động trên các thị trường tài chính. Tuy nhiên, nguy cơ vỡ nợ của Evergrande đã được nhận định từ lâu và những lo ngại về một “khoảnh khắc Lehman”, vụ phá sản của tập đoàn trên phố Wall đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đã được đẩy lùi./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Evergrande lên kế hoạch tái cơ cấu nợ
14:07' - 07/12/2021
Evergrande đang có kế hoạch đưa toàn bộ trái phiếu phát hành ở nước ngoài và các nghĩa vụ trả nợ tư nhân vào kế hoạch tái cơ cấu.
-
Chứng khoán
Giá cổ phiếu Evergrande giảm mạnh sau khi Chủ tịch Hui Ka Yan bán cổ phần
15:10' - 29/11/2021
Giá cổ phiếu của China Evergrande Group giảm tới 4,8% trong phiên sáng 29/11, sau khi Chủ tịch tập đoàn này Hui Ka Yan giảm số cổ phần nắm giữ để huy động 344 triệu USD.
-
Doanh nghiệp
Evergrande tiếp tục bán tháo cổ phần để trả nợ
15:45' - 18/11/2021
Evergrande đã đạt thỏa thuận bán 1,66 tỷ cổ phiếu tại công ty sản xuất phim và các chương trình truyền hình HengTen cho Allied Resources Investment Holdings Ltd với giá 1,28 HKD/ cổ phiếu.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc: Cảnh báo về mô hình tài chính bất động sản từ cuộc khủng hoảng Evergrande
06:30' - 17/11/2021
Cuộc khủng hoảng Evergrande là hồi chuông cảnh báo thúc giục Chính phủ Trung Quốc chỉnh đốn lĩnh vực bất động sản trong nước và tạo ra một mô hình kinh tế hoàn toàn mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18'
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46' - 19/05/2025
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa vào hoạt động tuyến tàu chở hàng kết nối với ASEAN
19:45' - 19/05/2025
Chi nhánh Quảng Tây của Tập đoàn Bưu chính Trung Quốc vừa tổ chức chuyến tàu chuyên chở 700 tấn ván ép từ cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến ga An Viên của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc đối mặt với thách thức
17:46' - 19/05/2025
Tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại trong tháng Tư, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại đe dọa làm chậm đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025
16:03' - 19/05/2025
Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật cắt giảm thuế toàn diện của Mỹ vượt qua rào cản đầu tiên
12:29' - 19/05/2025
Tối 18/5 theo giờ Mỹ (tức sáng 19/5 theo giờ Việt Nam), Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế toàn diện được Tổng thống Donald Trump đề xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá nhựa lên tới gần 75%
11:14' - 19/05/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nước này sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản.