Vì sao tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sụt giảm nhanh?
Theo báo Liên hợp buổi sáng, đầu năm 2021, 25 ngân hàng chủ chốt và tổ chức dự báo chuyên nghiệp toàn cầu thống nhất cho rằng, tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay của Trung Quốc sẽ đạt 8,3%.
Ngược lại, mục tiêu tăng trưởng được Chính phủ Trung Quốc xác định là khoảng 6%, thấp hơn mức dự báo tăng trưởng của 24/25 tổ chức dự báo đưa ra.
Gần đây, do tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại, các ngân hàng quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đối với Trung Quốc. GDP quý III/2021 chỉ tăng 4,9% so với cùng kỳ, thấp hơn mức 18,3% và 7,9% của quý I và quý II/2021.Nguyên nhân chủ yếu khiến tăng trưởng GDP quý I/2021 cao hơn nhiều so với cùng kỳ là do quý I/2020 tăng trưởng âm dưới tác động từ việc phong tỏa để phòng chống dịch bệnh. Tốc độ tăng trưởng thấp của quý III/2021 khiến cho mọi người cảm thấy lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế của quý IV và trong năm tới.
Tăng trưởng suy giảm một phần do chính sách không khoan nhượng với virus SARS-CoV-2 của Trung Quốc, hay còn gọi là Zero COVID-19, chính sách này yêu cầu phong tỏa thường xuyên hơn so với hầu hết các nước khác.Mùa Hè năm nay, tình hình dịch bệnh bùng phát nhiều địa phương đã dẫn đến tình trạng phong tỏa hoặc hạn chế du lịch của nhiều thành phố ở Trung Quốc. Điều này không những đã làm giảm sản lượng của ngành sản xuất, hơn nữa còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình việc làm của nhiều ngành dịch vụ khi ngành du lịch hồi sinh trở lại.
Tuy nhiên, dịch bệnh không phải là nguyên nhân duy nhất khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại. Việc Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp xanh, giám sát nghiêm ngặt ngành bất động sản, đưa một số nền tảng trực tuyến vào danh sách đen đã cùng tạo ra lực cộng hưởng kiềm hãm đà tăng trưởng kinh tế.Chính phủ Trung Quốc cam kết lượng phát thải carbon sẽ đạt đỉnh vào năm 2030, và mức phát thải bằng 0 trước năm 2060. Kể từ đó, Chính phủ Trung Quốc thường đột ngột cắt giảm sản lượng điện của các nhà máy điện than, thậm chí có lúc giảm 20%, tình trạng cắt điện đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy liên quan.Ngoài ra, chính sách "ba lằn ranh đỏ" bắt đầu thực hiện từ tháng 8/2020 và được tăng cường đẩy mạnh trong năm nay đã thiết lập giới hạn trên đối với tỷ lệ nợ phải trả/tài sản, tỷ lệ thanh toán ròng và tỷ lệ tiền mặt/nợ ngắn hạn của các nhà phát triển bất động sản.Do rất nhiều công ty không thể đáp ứng yêu cầu của một hoặc nhiều lằn ranh đỏ, trong khi ngân hàng và thị trường vốn lại không muốn cung cấp các khoản vay mới, do đó họ buộc phải bán tài sản, thu hẹp quy mô kinh doanh, hoặc tiến hành cả hai thao tác cùng lúc.
Evergrande có thể là nhà phát triển bất động sản Trung Quốc rơi vào tình cảnh khó khăn tài chính rõ ràng nhất. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp duy nhất. Ngoài ra, tình trạng khó khăn về tài chính trên thị trường bất động sản rất dễ lan đến các ngành như sắt thép, xi măng, đồ dùng gia đình, điện gia dụng…
Cuối cùng, các cơ quan chức năng của chính phủ quyết định đưa các công ty giáo dục trực tuyến vào danh sách đen, tăng cường mức độ thực thi pháp luật chống độc quyền, đồng thời ban hành luật bảo vệ dữ liệu áp dụng trên phạm vi rộng.Điều này đã khiến cho giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp kinh tế số niêm yết trên thị trường giảm một nửa trong vòng 1 năm qua. Giá cổ phiếu lao dốc chỉ là một phần của tảng băng, nhiều doanh nghiệp kỹ thuật số và nhà cung ứng của họ buộc phải thu hẹp quy mô chương trình, hàng trăm tổ chức giáo dục trực tuyến đóng cửa và sa thải nhân viên.
Mục tiêu của những chính sách này là hợp lý, nhưng cách thức thực hiện lại làm gia tăng thêm chi phí kinh tế. Trong giai đoạn dịch bệnh trước khi vaccine ra đời, chiến lược Zero COVID-19 có thể nói là hợp lý, đồng thời giúp Trung Quốc đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020. Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện liên tục của các biến thể mới, tất cả các quốc gia cuối cùng phải học cách chung sống với virus. May mắn là khi tỷ lệ tiêm chủng tăng lên, sức miễn dịch tự nhiên được tăng cường, chi phí của cách làm này trở nên dễ kiểm soát hơn.Nếu Trung Quốc muốn sử dụng năng lực thực thi mạnh mẽ của mình, thì kế hoạch thúc đẩy phổ cập tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 dường như hợp lý, bởi vì những cá nhân từ chối tiêm chủng cuối cùng có thể gây hại cho người khác.Mặt khác, việc phong tỏa và đóng cửa biên giới định kỳ có tác hại rất lớn đối với nền kinh tế và đời sống của người dân, hơn nữa sau khi vaccine được nghiên cứu phát triển, thì đó cũng không phải là một chiến lược bền vững.
Về khía cạnh chính sách công nghiệp xanh, sản xuất điện là ngành phát thải carbon cao nhất của Trung Quốc, chiếm khoảng 40% lượng phát thải tiêu dùng năng lượng của Trung Quốc. Vì vậy, cắt giảm sự phụ thuộc vào phát điện than có thể đóng góp quý giá vào việc cắt giảm phát thải của Trung Quốc và toàn cầu, tuy nhiên cũng có nhiều phương pháp khác nhau để ứng phó với sự thay đổi này. Kinh nghiệm cải cách kinh tế của Trung Quốc cho thấy, sử dụng tín hiệu giá cả và sức mạnh thị trường luôn có thể hạ thấp tối đa chi phí cải cách cơ cấu. Chẳng hạn, nâng giá carbon của Trung Quốc lên một mức đủ cao, đồng thời tuyên bố lộ trình giá có thể dự đoán trong thời gian chuẩn bị đủ dài, có thể giúp các công ty điện lực và khách hàng sử dụng điều chỉnh và thích ứng tốt hơn.Từ đó, họ có thể thực hiện việc giảm phát thải với số lượng tương ứng, ảnh hưởng của biện pháp này đối với tăng trưởng GDP ít hơn rất nhiều. Sự xáo trộn đối với các gia đình Trung Quốc cũng tương đối nhỏ, bao gồm nhiều gia đình ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc, họ có thể lo ngại vấn đề sưởi ấm và cung ứng điện trong mùa Đông lạnh giá.
Tương tự, mặc dù kiềm chế tăng giá mang tính đầu cơ trên thị trường bất động sản là một mục tiêu lý tưởng, nhưng hạn chế phát triển bất động sản không nhất định có lợi cho việc thực hiện mục tiêu này.Xuất phát từ nền kinh tế Trung Quốc có khoảng 30% tăng hoặc giảm gắn liền với sự phát triển của bất động sản và ngành xây dựng, do đó lựa chọn một con đường khác có thể giảm bớt tác động tiêu cực mà các biện pháp điều chỉnh gây ra.
Chẳng hạn, cung cấp nhà ở giá cả hợp lý nhiều hơn cho các gia đình thu nhập thấp và người dân ở nông thôn, có thể kích hoạt nhu cầu mang tính bù đắp đối với đồ dùng gia đình, thiết bị điện, sắt thép và xi măng.
Hạn chế dạy thêm ngoài giờ có thể giúp trẻ em dành thời gian tham gia các hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo và năng lực thể thao, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng kinh tế cho các gia đình trong việc đăng ký nội dung giáo dục trực tuyến cho con cái.Đây là quy định mới mang lại ảnh hưởng tích cực cho xã hội, nhưng quy định ban hành đột ngột, không chỉ làm suy giảm lợi nhuận, giá cổ phiếu của các công ty giáo dục trực tuyến, ảnh hưởng đến việc làm, mà còn làm nổi bật rủi ro đột ngột bị thay đổi chính sách của các ngành khác, ảnh hưởng đến tâm lý của phần lớn các nhà đầu tư.
Trung Quốc có thể phục hồi niềm tin của nhà đầu tư, nâng cao tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế. Tuy nhiên, muốn làm được điều này, Trung Quốc cần phải cải cách, điều chỉnh phương thức thảo luận, khảo sát và thực hiện các quy định mới, cũng như biện pháp phòng chống dịch bệnh./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Truyền thông Mỹ: Apple từng ký thỏa thuận trị giá 275 tỷ USD với Trung Quốc
07:42' - 08/12/2021
Reuters dẫn trang tin về công nghệ The Information (Mỹ) ngày 7/12 đưa tin cách đây 5 năm, Giám đốc điều hành hãng (CEO) Apple Tim Cook đã ký một thỏa thuận trị giá khoảng 275 tỷ USD với Trung Quốc.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc: Quy mô IPO của nhà phát triển AI SenseTime thu hẹp
18:58' - 07/12/2021
Nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) Trung Quốc SenseTime Group đặt mục tiêu huy động được 767 triệu USD trong đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) tại Hong Kong (Trung Quốc) ngày 7/12.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đang chậm lại đáng kể
10:45' - 07/12/2021
Theo IMF, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau tác động của đại dịch COVID-19, nhưng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước này đang chậm lại.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc ngày càng dễ bị tổn thương trước các nhà đầu tư nước ngoài
05:30' - 07/12/2021
Trước đây, đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc tập trung vào đầu tư trực tiếp và danh mục tài sản đầu tư bị giới hạn chủ yếu ở các khoản nợ ngoại tệ. Tuy nhiên 10 năm qua, mọi thứ đã thay đổi đáng kể.
-
Ngân hàng
Trung Quốc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng
21:07' - 06/12/2021
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm xuống 8,4%, lần cắt giảm đầu tiên kể từ tháng Bảy.
-
Công nghệ
Thị trường IoT của Trung Quốc dự kiến vượt 300 tỷ USD vào năm 2025
16:08' - 05/12/2021
Thị trường Internet vạn vật (IoT) của Trung Quốc dự kiến sẽ vượt 300 tỷ USD vào năm 2025, chiếm khoảng 26,1% thị trường IoT toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30'
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30'
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30' - 01/07/2025
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.