Dự thảo thỏa thuận Brexit vượt ải đầu tiên tại EU
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 19/11, phát biểu sau cuộc họp của Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels, Ngoại trưởng Áo - nước đang giữ ghế Chủ tịch luân phiên của EU - Gernot Bluemel đánh giá dự thảo thỏa thuận đưa Anh rời EU (gọi là Brexit) đã vượt qua bước đầu tiên đầy cam go sau khi nhận được sự ủng hộ của ngoại trưởng các nước EU.
Trưởng đoàn đàm phán của EU về Brexit, Michel Barnier và Ngoại trưởng Áo Bluemel tuyên bố văn bản thỏa thuận sẽ được trình lên các nhà lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh dự kiến tổ chức vào ngày 25/11 tới.
Thỏa thuận bao gồm giải pháp để tránh một “biên giới cứng” giữa vùng Bắc Ireland thuộc Anh với CH Ireland - vấn đề khó khăn nhất trong quá trình đàm phán Brexit, đồng thời cho phép toàn bộ nước Anh ở lại trong Liên minh thuế quan.
Văn bản cũng có điều khoản về một “hóa đơn ly dị” mà London sẽ phải chi trả, bên cạnh các điều khoản về bảo đảm các quyền của công dân EU.
Trong khi đó, các cuộc thảo luận chi tiết vẫn được tiếp tục, song song với đó là một tuyên bố chính trị về những tham vọng của khối cho các mối quan hệ trong tương lai với nước Anh sau Brexit bên cạnh nội dung không kém phần quan trọng là khả năng kéo dài giai đoạn chuyển tiếp.
Theo lộ trình, Brexit chính thức diễn ra vào ngày 29/3/2019, nhưng Anh vẫn tiếp tục ở trong thị trường chung châu Âu trong 21 tháng chuyển tiếp trong khi các nhà đàm phán tiếp tục tìm kiếm một thỏa thuận thương mại để tránh một sự cố có thể xảy ra trong quan hệ thương mại giữa hai bên.
Nếu các bên không đạt được một thỏa thuận trước khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp, Anh có thể yêu cầu gia hạn thời gian chuyển tiếp một lần duy nhất. Ông Barnier đã gợi ý thời gian gia hạn cuối cùng là vào cuối năm 2022, nhưng ông cũng cho biết các nước thành viên vẫn chưa đưa ra ý kiến nhất trí về điều này.
Ông cho rằng, trong tuần này, EU sẽ đưa ra một đề xuất dứt khoát về thời hạn. Một quyết định như vậy sẽ phải được cả Anh và 27 nước EU còn lại nhất trí thông qua.
Ông Barnier lưu ý rằng chính nội các của Thủ tướng Theresa May đã yêu cầu lựa chọn gia hạn thời gian chuyển tiếp nhưng trong một khoảng thời gian xác định và không thể kéo dài vô hạn.
Tại London, Thủ tướng Anh bày tỏ muốn đạt được một thỏa thuận thương mại vào cuối năm 2020 để tránh việc phải yêu cầu gia hạn, tuy nhiên bà cũng cho rằng nếu quá trình chuyển đổi phải kéo dài thì cũng phải kết thúc trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử tiếp theo ở Anh.
Theo dự kiến, cuộc bầu cử tiếp theo ở Anh sẽ diên ra vào năm 2022 với điều kiện Thủ tướng May vượt qua làn sóng phản đối thỏa thuận Brexit sơ bộ để tiếp tục tại vị.
Công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ngày 25/11 đang diễn ra. Tại sự kiện này, Thủ tướng Anh và 27 nhà lãnh đạo EU sẽ phải cùng ký kết "Thỏa thuận rút lui".
Thủ tướng Anh cho biết hiện hai bên đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng để đi đến ký kết thỏa thuận. Bà có kế hoạch đến Brussels trong tuần này để gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker nhưng chưa xác định ngày giờ cụ thể./.
>>>Đề xuất kéo dài thời kỳ chuyển đổi Brexit đến năm 2022Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất kéo dài thời kỳ chuyển đổi Brexit đến năm 2022
09:18' - 19/11/2018
Trưởng đoàn đàm phán Liên minh châu Âu (EU) Michel Barnier ngày 18/11 đã đưa ra đề xuất kéo dài thời kỳ chuyển đổi Brexit đến 12/2022 tại cuộc họp với các đại sứ của 27 nước thành viên EU.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Thương mại Anh cảnh báo khả năng không có thỏa thuận Brexit
21:06' - 16/11/2018
Ngày 16/11, Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox cho biết vẫn có khả năng Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, mà không đạt được thỏa thuận nào.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Kinh tế Pháp cảnh báo về Brexit
18:47' - 16/11/2018
Tuyên bố của Ngoại trưởng Pháp được đưa ra trong khi tại Anh, Thủ tướng Theresa May đang phải bảo vệ thỏa thuận sơ bộ đạt được với EU trước làn sóng phản đối và chỉ trích gay gắt trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.