Đức: Lạm phát năm 2022 cao kỷ lục
Theo số liệu chính thức của Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) công bố ngày 17/1, lạm phát trong năm 2022 của Đức là 7,9%, mức cao nhất từng có trong lịch sử hậu chiến.
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn phát biểu của Chủ tịch Destatis Ruth Brand cho biết tỷ lệ lạm phát hàng năm cao nhất trong lịch sử chủ yếu là do giá các sản phẩm năng lượng và hàng hóa tiêu dùng tăng mạnh kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột tại Ukraine.
Theo Destatis, năm 2022, người tiêu dùng Đức phải đối mặt với tình trạng giá cả tăng nhanh nhất, đặc biệt là thực phẩm và nhiên liệu.
Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát đã giảm rõ rệt trong tháng 12/2022, xuống còn 8,6%, sau 3 tháng liên tiếp duy trì ở mức trên 10%, trong đó tháng 10/2022 là mức cao nhất, tăng 10,4% so với cùng tháng năm 2021. Lạm phát đã tăng từ trước thời điểm xảy ra xung đột tại Ukraine, với tháng 1/2022, ghi nhận là 4,9% và tháng 2 là 5,1%, đến tháng 3, một tháng sau thời điểm Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, lạm phát tăng vọt lên 7% và tăng “phi mã” lên 10,4% vào tháng 10/2022 trước khi giảm nhẹ vào cuối năm.Hiện tượng lạm phát gia tăng dường như xảy ra trên phạm vi toàn cầu trong năm 2022, chứ không chỉ giới hạn ở Đức hay châu Âu, những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do trước đó phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga.Chủ tịch Destatis nói: “Mặc dù việc tăng giá không ảnh hưởng toàn bộ đến người tiêu dùng, nhưng năng lượng và thực phẩm nói riêng đã trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều với họ”.
Giới phân tích hy vọng rằng áp lực lạm phát tại Đức sẽ giảm bớt trong năm 2023. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, phát biểu với tờ “Die Welt” bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra ở Davos (Thụy Sỹ), cho biết dự đoán tỷ lệ này có thể giảm xuống 5% vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, ông cảnh báo con số lạm phát của cả năm rất có thể sẽ cao hơn.Cùng với việc giá lương thực và năng lượng tăng cao, các vấn đề về chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu hàng hóa, nhiều nguyên nhân có thể bắt nguồn từ hậu quả của đại dịch COVID-19, cũng góp phần gây ra áp lực về giá.Năm 2022, chi tiêu năng lượng của các hộ gia đình Đức tăng 39,1% so với năm trước, cao hơn bốn lần so với lạm phát chung. Dầu sưởi ấm tăng 87% và khí đốt tự nhiên tăng 64,8%, giá điện nhìn chung tăng 20,1%. Giá xăng dầu và dầu diesel tăng 26,8%.
Theo Destatis, các gói cứu trợ của chính phủ đã giúp giảm áp lực đối với người tiêu dùng trong những tháng cuối năm./.- Từ khóa :
- Đức
- kinh tế đức
- lạm phát tại đức
- lạm phát
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB cần tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát
06:02' - 18/01/2023
ECB đã tăng lãi suất tổng cộng 2,5 điểm phần trăm kể từ tháng 7/2022 trong nỗ lực ngăn chặn lạm phát leo thang ở mức kỷ lục.
-
Ý kiến và Bình luận
WEF 2023: Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ có ý nghĩa gì trong vấn đề khí hậu?
20:25' - 17/01/2023
Với nội dung nhấn mạnh đầu tư vào năng lượng sạch, đạo luật mới của Mỹ về chống lạm phát có thể coi là văn kiện quan trọng về khí hậu kể từ khi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ký kết năm 2015.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2023, kiểm soát lạm phát vẫn là ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia
15:26' - 16/01/2023
Năm 2023, Việt Nam giữ vững ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát khoảng 4,5% là những mục tiêu quan trọng được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chú trọng ưu tiên hàng đầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23'
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.