EC sẵn sàng tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Brexit
Phát biểu tại Nghị viện châu Âu ngày 24/10, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk tuyên bố sẽ sẵn sàng triệu tập một hội nghị đặc biệt về vấn đề Brexit - Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), bất kể khi nào các nhà đàm phán thông báo đã đạt “tiến bộ mang tính quyết định” hướng tới một “thỏa thuận ly hôn”.
Thông báo về kết quả hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra tuần trước, Chủ tịch Tusk cho biết các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí sẽ nhóm họp lại nhằm xác nhận một thỏa thuận về Brexit nếu Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier đánh giá đàm phán Brexit đạt đủ tiến triển. Brussels vẫn để ngỏ khả năng tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trong các ngày 17-18/11 tới.
Chủ tịch EC cho biết thêm các cuộc đàm phán Brexit tiếp tục diễn ra nhằm hướng tới một thỏa thuận, đồng thời khẳng định không bên nào muốn những cuộc đàm phán này thất bại. Ông Tusk một lần nữa bày tỏ tin tưởng các lãnh đạo EU sẽ nhất trí kéo dài thời kỳ chuyển tiếp sau Brexit nếu Anh đề nghị điều này.
Theo dự kiến, nước Anh sẽ rời EU vào ngày 29/3/2019 và “xứ sở sương mù” kỳ vọng rằng các nhà lãnh đạo EU sẽ nhất trí đánh giá đàm phán Brexit đã đạt đủ tiến triển để hai bên có thể tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt vào tháng 11 tới, qua đó Anh và EU có thể hoàn tất "thỏa thuận ly hôn" và đưa ra tuyên bố về một mối quan hệ thương mại hậu Brexit.
Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh EU với Thủ tướng Anh Theresa May vừa diễn ra ở Brussels (Bỉ) đã khép lại mà không đạt được tiến bộ. Lãnh đạo 27 nước EU quyết định tạm hoãn kế hoạch chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Brexit vào tháng 11 tới, với lý do Thủ tướng Anh đã không đưa ra được ý tưởng cụ thể mới nào nhằm tháo gỡ bế tắc hiện nay là vấn đề đường biên giới Ireland.
Trong bối cảnh Anh và EU vẫn bế tắc trong đàm phán Brexit, báo cáo do Văn phòng Kiểm toán quốc gia Anh công bố cùng ngày 24/10 cho thấy các doanh nghiệp Anh đã "cạn kiệt thời gian" để chuẩn bị đối phó với những hệ lụy của Brexit không thỏa thuận.
Các doanh nghiệp không có đủ thời gian để thực hiện những thay đổi cần thiết cho kịch bản này. Trong khi đó, ước tính khoảng 145.000 – 250.000 công ty sẽ cần thực hiện các thủ tục khai báo hải quan lần đầu trong trường hợp Brexit không thỏa thuận.
Theo báo cáo trên, tương lai không rõ ràng của các cuộc đàm phán đã cản trở các bước chuẩn bị của các doanh nghiệp, cũng như cả của chính phủ. Báo cáo dẫn một số nghiên cứu của Chính phủ Anh từ tháng 7 vừa qua nêu rõ đã quá trễ để đảm bảo tất cả các công ty sẵn sàng ứng phó với kịch bản Brexit không thỏa thuận.
Có đến 11 trong số 12 dự án của chính phủ thay thế hoặc nâng cấp các hệ thống hiện có ở khu vực biên giới phục vụ các thủ tục kiểm tra hải quan gắt gao hơn có nguy cơ không được bàn giao đúng thời hạn để nghiệm thu.
Theo báo Financial Times số ra ngày 23/10, Chính phủ Anh đang lên kế hoạch nhằm thuê tàu vận chuyển lương thực và thuốc men đề phòng trường hợp Brexit không thỏa thuận.
Báo này cũng cho biết cuộc họp của nội các Anh diễn ra cùng ngày cảnh báo tuyến vận tải nhộn nhịp giữa cảng Dover của Anh và cảng Calais của Pháp sẽ bị tắc nghẽn nếu Anh và EU không đạt thỏa thuận về các vấn đề hải quan. Khi đó, Anh sẽ phải vận chuyển những mặt hàng thiết yếu và khả năng cả các linh kiện ôtô bằng phà./.
>>>Anh không chấp nhận việc Bắc Ireland theo quy chế thuế quan riêng- Từ khóa :
- brexit
- hậu brexit
- thỏa thuận brexit
- quan hệ anh-eu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh tìm mọi cách phá vỡ tình thế bế tắc về Brexit
10:24' - 23/10/2018
Phát biểu tại Hạ Viện ngày 22/10, Thủ tướng Vương quốc Anh Theresa May cho biết bà sẽ nỗ lực để "tìm ra cách hữu hiệu nhất" nhằm phá vỡ tình trạng bế tắc hiện nay trong tiến trình đàm phán Brexit
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Nước Anh kẹt giữa EU và Bắc Ireland (Phần 2)
07:03' - 20/10/2018
Theo tờ Financial Times, Thủ tướng Theresa May đã triệu tập những quan chức thân cận nhất của mình để bàn thảo về những điểm chính của thỏa thuận rút khỏi EU,
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Nước Anh kẹt giữa EU và Bắc Ireland (Phần 1)
06:30' - 19/10/2018
Thủ tướng Theresa May đối mặt với sự phản đối của những nghị sĩ đảng Bảo thủ hoài nghi châu Âu vốn lo ngại kế hoạch Brexit của bà có thể khiến nước Anh mãi bị “kẹt” trong Liên minh hải quan với EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UNIDO, WTO và IMF lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ
16:23'
Nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, WTO và IMF đã bày tỏ lo ngại về các tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ứng phó với lệnh kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc
16:07'
Các doanh nghiệp Hàn Quốc như LS và POSCO đang nhanh chóng có biện pháp sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả đòn thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống điện Indonesia sẽ được bổ sung thêm hơn 2GW trong năm nay
15:37'
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất thêm hơn 2.000 MW, tương đương 2 Gigawatt (GW) điện năng trong năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hướng đến mục tiêu tự chủ năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.