EU áp thuế xe điện Trung Quốc: Đàm phán không dễ dàng
Trong bài viết đăng trên tờ Global Times ngày 30/6, ông Giản Quân Ba (Jian Junbo), Phó Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Trung Quốc - châu Âu, Đại học Phúc Đán, cho rằng việc Liên minh châu Âu (EU) công bố kế hoạch tăng thuế đối với xe điện của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 22/6 thông báo Trung Quốc và EU sẽ bắt đầu đàm phán về cuộc điều tra chống trợ cấp của EU đối với xe điện của Trung Quốc. Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 27/6, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hà Á Đông (He Yadong) cho biết các nhóm làm việc của cả hai bên hiện duy trì liên lạc chặt chẽ và các cuộc đàm phán đang được tiến hành.Hy vọng hai bên cùng nỗ lực, nhanh chóng thúc đẩy đàm phán thu được tiến triển tích cực, đạt được giải pháp mà hai bên đều có thể chấp nhận, tránh những tác động tiêu cực của việc leo thang căng thẳng thương mại đối với quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và EU.
Ngày 13/9/2023, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố EU đang mở một cuộc điều tra chống trợ cấp đối với xe điện xuất khẩu từ Trung Quốc sang châu Âu. Cuộc điều tra chính thức bắt đầu từ ngày 4/10/2023.Đến ngày 12/6/2024, EU công bố đã hoàn tất sơ bộ cuộc điều tra và sẽ áp dụng tạm thời một mức thuế chống trợ cấp bổ sung vào thuế quan hiện có đối với xe điện của Trung Quốc xuất khẩu sang châu Âu. Theo quy định của EU, thuế quan tạm thời phải được công bố trong vòng 9 tháng kể từ khi bắt đầu điều tra, tất cả các thủ tục phải được hoàn tất và thuế quan chính thức phải được công khai trong vòng 13 tháng. Do đó, thuế quan chính thức sẽ được áp dụng không muộn hơn ngày 2/11.Chuyên gia Giản Quân Ba đánh giá động thái áp thuế mới của EU là bất hợp lý. Ông giải thích: Thứ nhất, việc áp thuế của EU đối với xe điện từ Trung Quốc được thúc đẩy bởi chủ nghĩa bảo hộ hơn là cạnh tranh thị trường công bằng. EU đã tiến hành một cuộc điều tra chống trợ cấp đối với xe điện của Trung Quốc, sử dụng cái gọi là phương pháp tiếp cận đương nhiên, thay vì dựa trên khiếu nại của các công ty. Các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã đưa ra phán quyết sơ bộ về mức thuế, cho thấy họ đang dần thúc đẩy một cuộc điều tra chống trợ cấp đối với xe điện của Trung Quốc.Thứ hai, đàm phán là biện pháp quan trọng nhất để giải quyết căng thẳng kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu hiện nay, nhưng không thể giải quyết một lần là xong. Các biện pháp trên của EU đã gây ra căng thẳng kinh tế - thương mại nghiêm trọng giữa Trung Quốc và EU. Để ngăn chặn căng thẳng thuế quan leo thang, hai bên đã nhanh chóng đồng ý bắt đầu đàm phán. Tuy nhiên, đây sẽ không phải là một cuộc đàm phán dễ dàng, vì các cuộc đàm phán không chỉ liên quan đến mức thuế đối với xe điện Trung Quốc xuất khẩu sang châu Âu.Từ quan điểm pháp lý của EU, thủ tục tiến hành điều tra chống trợ cấp của EU đã được thiết lập và sẽ được thực hiện theo trình tự mà không có sự can thiệp mạnh mẽ từ bên ngoài. EU đặt ra thời hạn và thủ tục từ việc công bố trước hoặc phán quyết sơ bộ về mức thuế hiện tại cho đến việc công bố các biện pháp tạm thời và đưa ra các biện pháp cuối cùng. Mặc dù các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và EU nhiều thách thức và phức tạp nhưng đây là cách tốt nhất để ngăn chặn căng thẳng kinh tế và thương mại leo thang do thuế quan xe điện bất hợp lý của EU.Tương lai sáng sủa cho quan hệ kinh tế - thương mại của Trung Quốc và EU nằm ở việc hai bên cần hợp tác chặt chẽ hơn. Với sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Trung Quốc và EU, các nhà hoạch định chính sách châu Âu có thể áp đặt nhiều hạn chế thương mại hơn và thuế quan không phù hợp đối với các sản phẩm của Trung Quốc do chủ nghĩa bảo hộ. Hậu quả của việc này không chỉ là sự phân biệt đối xử các sản phẩm của Trung Quốc, cản trở sự phát triển lành mạnh của quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc-EU, mà còn làm xáo trộn trật tự thị trường xuất nhập khẩu quốc tế và cuối cùng gây tổn hại đến sự thịnh vượng của châu Âu.Để giải quyết cạnh tranh ngày càng quyết liệt, Trung Quốc và EU cần gắn chặt chuỗi ngành nghề của mỗi bên hơn, tăng cường và mở rộng thị trường thông qua hội nhập lẫn nhau, cùng có lợi, thực hiện phương thức tốt nhất đối với Trung Quốc và EU để chia sẻ lợi ích và thịnh vượng.Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Anh: Áp thuế xe điện Trung Quốc có thể làm tăng rào cản thương mại
16:45' - 02/07/2024
Giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà sản xuất và buôn bán ô tô của Anh (SMMT) kêu gọi tránh gia tăng rào cản thương mại trên toàn cầu trong bối cảnh EU và Mỹ tăng thuế với xe điện Trung Quốc.
-
Ô tô xe máy
Ford dự kiến sản xuất xe điện cỡ nhỏ cạnh tranh với BYD và Tesla
10:23' - 30/06/2024
Giám đốc điều hành Ford Motor Jim Farley cho biết, hãng dự kiến sản xuất mẫu xe điện (EV) có giá 30.000 USD sẽ mang lại lợi nhuận trong gần hai năm rưỡi.
-
Ô tô xe máy
Tesla mất lợi thế về chất lượng xe điện do lỗi kỹ thuật
07:23' - 29/06/2024
Theo nghiên cứu về độ tin cậy của xe ô tô tại Mỹ 2024 do J.D. Power thực hiện, Tesla đang để mất vị trí dẫn đầu trước các hãng ô tô truyền thống về chất lượng xe mới hoàn toàn chạy điện.
-
Ô tô xe máy
Nhà sản xuất xe điện Fisker của Mỹ nộp đơn xin phá sản
09:03' - 28/06/2024
Công ty sản xuất xe điện Fisker của Mỹ đã chính thức nộp đơn xin phá sản do các vấn đề liên quan đến lạm phát và sản xuất.
-
Phân tích - Dự báo
Tập đoàn hạt nhân Nga đặt cược vào xe điện
06:30' - 28/06/2024
Tập đoàn hạt nhân nhà nước Nga Rosatom đang đặt cược vào xe điện, sẵn sàng cung cấp ra thị trường các linh kiện, trạm sạc và năng lượng điện.
-
Phân tích - Dự báo
Khía cạnh địa chính trị của xe điện
06:30' - 27/06/2024
Xe điện đang nổi lên như một tâm điểm khác trong cuộc cạnh tranh địa chính trị, không chỉ liên quan đến các quốc gia có ngành công nghiệp ô tô lâu đời mà còn cả những quốc gia chỉ nhập khẩu xe điện.
-
Ô tô xe máy
BYD ra mắt mẫu xe điện thứ ba tại Nhật Bản
08:10' - 26/06/2024
"Gã khổng lồ" sản xuất xe điện (EV) Trung Quốc BYD Co. vừa ra mắt mẫu xe sedan Seal tại Nhật Bản, và là mẫu xe EV thứ ba tại thị trường này.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Những toan tính của Nhà Trắng - Bài cuối: Cuộc chơi với lửa
06:30' - 07/04/2025
Chính phủ Mỹ muốn có một đồng USD yếu để hỗ trợ xuất khẩu, nhưng đồng thời vẫn muốn duy trì vị thế thống trị của đồng tiền này trên thế giới. Đây là một chiến lược mâu thuẫn.
-
Phân tích - Dự báo
Những toan tính của Nhà Trắng – Bài 1: Chiến lược đồng USD yếu
05:30' - 07/04/2025
Đồng USD được cho là luôn bị định giá cao hơn thực tế, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Mỹ
-
Phân tích - Dự báo
Giá dầu thế giới lao dốc: Lợi nhuận ngành nào sẽ “bốc hơi”?
09:59' - 06/04/2025
Với giá dầu thế giới ghi nhận tuần xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng và được dự báo tiếp tục lao dốc. Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dầu khí, xăng dầu liệu có “bốc hơi” như quy luật?
-
Phân tích - Dự báo
Chính phủ Anh và thách thức cân bằng ngân sách
06:30' - 06/04/2025
Theo bài viết trên tờ The Economist, Chính phủ Công đảng tại Anh đang tìm giải pháp nhằm cân bằng thu chi ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế của nước này trì trệ kéo dài.
-
Phân tích - Dự báo
Toàn cầu hóa đã kết thúc?
05:30' - 06/04/2025
Các biện pháp thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đã làm lu mờ mọi dự báo. Các nhà kinh tế đều dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động to lớn.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Khép lại kỷ nguyên toàn cầu hóa?
06:30' - 05/04/2025
Việc tháo gỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển sản xuất về Mỹ là nhiệm vụ đầy thách thức, ít nhất là về chi phí.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan – Bài 1: Thông điệp cứng rắn
05:30' - 05/04/2025
Theo ước tính sơ bộ, nếu được thực hiện đầy đủ, mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ sẽ tăng khoảng 17 điểm phần trăm, lên hơn 20%.
-
Phân tích - Dự báo
“Gian nan” kinh tế Nhật Bản
06:30' - 04/04/2025
Trưởng ban chính sách của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ông Itsunori Onodera cho biết thuế quan do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt có thể gây ra khủng hoảng kinh tế tại Nhật Bản.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan ô tô mới của Mỹ: Ai được, ai mất?
05:30' - 04/04/2025
Theo bài báo đăng trên tờ The Economist, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết áp đặt thuế quan sâu rộng đối với hàng hóa nhập khẩu bắt đầu từ ngày 2/4, ngày mà ông gọi là "Ngày Giải phóng".