EU buộc các hãng dược tôn trọng hợp đồng cung ứng vaccine phòng COVID-19
Tuần trước, hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) cho biết tạm thời giảm lượng cung cấp vaccine phòng bệnh COVID-19 cho châu Âu để thực hiện một số thay đổi nhằm tăng năng lực sản xuất.
Tiếp đó, ngày 22/1, hãng dược AstraZeneca (Anh) nói rằng sẽ không cung cấp đủ lượng vaccine trong các lô hàng đầu tiên được bàn giao do khâu sản xuất gặp trục trặc.
Trong tuyên bố mới nhất, ông Michel nêu rõ: "Chúng tôi có kế hoạch khiến các hãng dược phẩm phải tôn trọng hợp đồng mà họ đã ký...bằng cách sử dụng các công pháp lý sẵn có". Dù không đề cập đến các biện pháp trừng phạt có thể đưa ra, ông Michel cho biết EU sẽ đòi hỏi sự minh bạch về nguyên nhân của sự chậm trễ.
Cùng ngày, người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri xác nhận Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã cho phép khu vực tư nhân ở nước này được nhập khẩu vaccine ngừa COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ông Anucha cho biết các công ty tư nhân trước tiên phải đăng ký vaccine với Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) bằng cách nộp các tài liệu liên quan đến chất lượng, an toàn và hiệu quả của vaccine đối với người dân Thái Lan.
FDA sẽ đánh giá chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vaccine trước khi cho phép các công ty tư nhân tiêm chủng cho mọi người. Theo quan chức này, FDA đã triệu tập các chuyên gia trong và ngoài cơ quan này để đẩy nhanh việc phê duyệt vaccine ngừa COVID-19.
Tuy nhiên, vẫn chưa thể nới lỏng các quy định liên quan đến việc mua sắm vaccine vì đây là sản phẩm liên quan đến tính mạng của người dân.
Về tình hình dịch COVID-19 ở Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này ngày 24/1 ghi nhận thêm 198 ca mắc và 1 trường hợp tử vong, nâng tổng số các ca bệnh ở nước này lên 13.500 bệnh nhân, trong đó có 73 người không qua khỏi. Trong số các ca mới được ghi nhận có 118 trường hợp nhiễm khi đến những khu vực có nguy cơ cao.
Trong khi đó, tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), chính quyền Dubai, một trong 7 tiểu vương quốc tạo thành UAE, cho biết sẽ giảm tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của hai hãng dược Pfizer và BioNTech (Đức) vì tiến độ giao hàng chậm trễ.
Chính quyền Dubai đã bắt đầu triển khai tiêm chủng hàng loạt vào tháng 12/2020 sau khi các vaccine của hãng dược Sinopharm (Trung Quốc) và Pfizer/BioNTech được cấp phép.
Theo giới chức y tế, UAE đã chủng ngừa cho hơn 2 triệu trong tổng số gần 10 triệu dân - một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới. Tuy nhiên, ngày 23/1, Cơ quan Y tế Dubai cho biết sẽ giảm tiến độ tiêm vaccine sau khi Pfizer hồi giữa tháng này thông báo lùi thời điểm giao hàng lên tới 1 tháng cũng vì lý do thay đổi để tăng năng lực sản xuất.
Trong khi các điểm du lịch khác đang áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để kiểm soát dịch bệnh, Dubai đã mở cửa trở lại cho du khách từ tháng 7/2020. Tuy nhiên, Dubai hồi tuần trước đã phải hạn chế các hoạt động giải trí, cũng như yêu cầu dừng các cuộc phẫu thuật không cần thiết tại các bệnh viện sau khi số ca mắc COVID-19 tăng đột biến kể từ dịp nghỉ lễ Năm mới.
Chính quyền đã ban hành các hướng dẫn y tế nghiêm ngặt hơn, giảm số người được phép tham gia các cuộc tụ họp xã hội từ 200 xuống còn 10 người, yêu cầu các nhà hàng và quán cà phê tăng khoảng cách giữa các bàn từ 2m lên 3m.
Trong ngày 23/1, UAE đã ghi nhận 3.566 ca mắc mới. Tới nay, số ca mắc COVID-19 tại nước này đã lên tới 274.000 ca, trong đó có 783 ca tử vong./.
>>WHO ký thỏa thuận mua 40 triệu liều vaccine ngừa COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU lo ngại về nguồn cung vaccine ngừa COVID-19
13:22' - 24/01/2021
Cảnh báo từ hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) rằng nguồn cung cấp vaccine ngừa COVID-19 ban đầu cho châu Âu sẽ thấp hơn dự kiến đã làm dấy lên lo ngại mới về việc triển khai tiêm chủng.
-
Kinh tế & Xã hội
EU tăng liều chiết xuất của mỗi lọ vaccine COVID-19 để tiết kiệm chi phí
11:40' - 22/01/2021
Cơ quan quản lý dược phẩm của EU đã cho phép chiết xuất 6 liều tiêm từ mỗi lọ vaccine COVID-19 của Pfizer thay vì 5 liều tiêu chuẩn để tiêm chủng cho nhiều người hơn và tiết kiệm chi phí.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia phát triển du lịch nông nghiệp để gia tăng giá trị kinh tế
15:02' - 07/03/2021
Chính phủ Indonesia đang khuyến khích phát triển ngành nông nghiệp kết hợp với du lịch, hay còn gọi du lịch nông nghiệp ở tất cả các vùng để tăng giá trị kinh tế ngoài hàng hóa.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia y tế hàng đầu Mỹ đánh giá tích cực về vaccine Sputnik-V
13:30' - 07/03/2021
Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID), Tiến sĩ Anthony Fauci ngày 6/3 đánh giá dữ liệu từ vaccine ngừa bệnh COVID-19 của Nga Sputnik V “có vẻ khá tốt”.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ đàm phán với Mỹ về nguồn cung nguyên liệu sản xuất vaccine COVID-19
07:38' - 07/03/2021
Liên minh châu Âu (EU) sẽ khởi động đàm phán với Washington vào ngày 8/3 nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu từ Mỹ để sản xuất vaccine COVID-19, mặt hàng hiện đang được thắt chặt hạn chế xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Hơn 85% hộ gia đình sẽ nhận được thanh toán từ dự luật cứu trợ COVID-19
07:37' - 07/03/2021
Việc Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD đồng nghĩa với việc khoản thanh toán trị giá 1.400 USD cho toàn bộ người dân Mỹ sẽ được triển khai trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Người dân Mỹ tiết kiệm nhiều hơn trong đại dịch, đặc biệt là người giàu
16:27' - 06/03/2021
Đại dịch COVID-19 đã "xóa sổ" hàng triệu việc làm ở Mỹ, nhưng nó lại có tác động không ngờ tới là tăng tỷ lệ tiền tiết kiệm của người Mỹ, đặc biệt là những người giàu có.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đảng Dân chủ tiếp tục nỗ lực thông qua gói cứu trợ 1.900 tỷ USD
16:27' - 06/03/2021
Thượng viện Mỹ ngày 6/3 đã thông qua một đề xuất của đảng Dân chủ theo đó Chính phủ sẽ cấp khoản hỗ trợ thất nghiệp 300 USD mỗi tuần cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
California cho phép các điểm giải trí ngoài trời mở cửa hạn chế từ ngày 1/4
14:41' - 06/03/2021
Cơ quan Y tế bang California ngày 5/3 đã “bật đèn xanh” cho Disneyland cùng các công viên giải trí khác và sân vận động ngoài trời nối lại hoạt động sớm hơn dự kiến.
-
Kinh tế Thế giới
Canada lần đầu tiên đạt thặng dư thương mại kể từ năm 2019
14:06' - 06/03/2021
Ngày 5/3, Cơ quan Thống kê Canada (StatsCan) cho biết, thặng dư thương mại trong tháng 1/2021 của nước này đạt 1,4 tỷ CAD (tương đương 1,106 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại của Mỹ gia tăng trong tháng 1/2021
09:08' - 06/03/2021
Bộ Thương mại Mỹ ngày 5/3 cho hay, thâm hụt thương mại của Mỹ tăng nhẹ trong tháng 1/2021 do mức tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu.