EU cải cách thuế: Kẽ hở trong luật pháp (Phần 1)
Với nguồn ngân sách quốc gia vẫn còn “eo hẹp” dù đã nhiều năm sau cuộc khủng hoảng nợ công, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí tìm cách giải quyết vấn đề trên. Trong một phát biểu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã từng mô tả các công ty công nghệ như Google, Facebook và Apple là "những kẻ ăn bám” của thế giới hiện đại.
Theo một xếp hạng công bố vào tháng 3/2017, 5 trong số 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới đều là các “đại gia” tại Thung lũng Silicon, cụ thể là Apple, Alphabet (công ty mẹ của Google), Microsoft, Amazon và Facebook. Công ty phần mềm lớn nhất châu Âu SAP của Đức xếp thứ 56 trong danh sách này.Các quy định về thuế doanh nghiệp của EU cho đến nay vẫn được thiết kế dành cho mô hình kinh tế của quá khứ, khi mà các tập đoàn đa quốc gia Mỹ như General Motors, IBM hay McDonald's bước vào thị trường EU và mang theo các nhà máy mới, tạo thêm việc làm và nguồn thu thuế cho các quốc gia sở tại.Những công ty này có cái mà các chuyên gia thuế gọi là "cơ sở cố định" với sự hiện diện rõ ràng và bị đánh thuế dựa trên các tài sản hữu hình của họ.
Thực tế là hiện nay, ở hầu hết các quốc gia châu Âu, các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ gần như chỉ tồn tại trong thế giới ảo. Dịch vụ của họ được cung cấp qua các ứng dụng trên điện thoại thông minh và máy tính bảng mà các nhà lập trình và máy chủ dữ liệu nằm ở tận bên kia đại dương.Những doanh nghiệp này đã làm đảo lộn nền kinh tế châu Âu, với chỉ một đội ngũ nhân viên ít ỏi làm việc văn phòng, song họ có tới hàng triệu người dùng hoặc khách hàng.Theo quy định hiện hành, các tập đoàn công nghệ lớn được phép báo cáo lợi nhuận thu được trên khắp EU tại bất kỳ một quốc gia thành viên nào của khối. Điều này cho phép các tập đoàn chọn báo cáo lợi nhuận ở những nước đánh thuế thấp như Ireland, Hà Lan hay Luxembourg.Có thể nói, việc đặt trụ sở ở Ireland đã có vai trò đóng góp không nhỏ cho lợi nhuận của Facebook. Mạng xã hội này ghi nhận hàng triệu tài khoản đang hoạt động trên khắp châu Âu. Theo số liệu gần đây, số người dùng Facebook tại Pháp là 33 triệu và con số này ở Đức là 31 triệu.
Trong khi người dùng tận hưởng những lợi ích mà nền tảng mạng xã hội này đem lại, Facebook thu thập các lượt xem, thích, bình luận và bán dữ liệu này cho các công ty cần tìm hiểu thị hiếu khách hàng.Nhưng không giống như trong nền kinh tế cũ, Facebook bán dữ liệu cho các công ty Pháp không phải từ Pháp, mà từ một địa điểm bất kỳ nào đó không số điện thoại, không địa chỉ, không giao dịch trực tiếp, và các khách hàng cũng chẳng hề quan tâm đến chuyện đó.
Chính tại các quốc gia như Ireland, nơi có thuế doanh nghiệp chính thức là 12,5% - mức thấp nhất ở châu Âu, các đại gia công nghệ đã đặt trụ sở của họ và thu lợi nhuận trên quy mô toàn khối.Trong trường hợp của Facebook, doanh thu thực tế từ dịch vụ quảng cáo ở Pháp và Đức là khá thấp, song tại trụ sở chính ở Ireland, con số này lên tới 7,9 tỷ euro. Rõ ràng phần lớn doanh thu của Facebook tại Ireland không đến từ hòn đảo nhỏ bé với chỉ 2,5 triệu người sử dụng này.Google cũng áp dụng chiêu bài tương tự. Trong năm 2015, Google có hơn 71 triệu người dùng tại Đức và hơn 55 triệu người dùng tại Pháp, song doanh thu ở cả hai quốc gia đều chỉ ở mức tối thiểu. Trong khi đó ở Ireland, nơi mà số người truy cập vào công cụ tìm kiếm này chỉ dưới 5 triệu, doanh thu của Alphabet lại lên tới 22,6 tỷ euro vào năm 2015.Theo phân tích của Paul Tang, một chuyên gia về vấn đề thuế tại Nghị viện châu Âu (EP), Pháp đã bị thất thoát 741 triệu euro tiền thuế và con số này ở Đức là 889 triệu euro trong khoảng thời gian 2013-2015 bởi các biện pháp “né thuế" của Google và Facebook.Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận xét các phương thức nói trên đã khiến nguồn thu thuế của các chính phủ trên toàn thế giới giảm tới 240 tỷ USD mỗi năm, theo ước tính năm 2015.
Manon Aubry, phát ngôn viên của tổ chức phi chính phủ Oxfam cho rằng có sự hạn chế đáng kể về thông tin hoạt động thực tế của mỗi công ty, bao gồm cả những công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ. Xét trường hợp của Google, ngoài số lượng tài khoản hoặc người dùng ở mỗi quốc gia, không có thống kê về doanh thu quảng cáo tại mỗi quốc gia.Theo chuyên gia Aubry, một trong những vấn đề đầu tiên cần giải quyết là tính minh bạch, tức là các công ty lớn phải công khai dữ liệu về hoạt động và mức thuế phải nộp ở tất cả các nước mà họ có hoạt động kinh doanh.Thống kê của Ủy ban châu Âu (EC) chỉ ra rằng mức thuế suất đánh trên lợi nhuận của các “gã khổng lồ” công nghệ ở EU trung bình chỉ là 9%, trong khi con số này đối với các công ty truyền thống vượt quá 20%.
Vào tháng 8/2016, Apple - cũng đặt “bản doanh” tại Ireland, đã nhận được hóa đơn truy thu thuế trị giá 13 tỷ euro từ EC sau khi bị điều tra suốt 2 năm. Ủy viên phụ trách cạnh tranh của EU Margrethe Vestager cáo buộc nhà sản xuất điện thoại iPhone của Mỹ này được hưởng lợi từ sự trợ giúp bất hợp pháp của nhà nước, một món quà từ Ireland để đổi lấy việc Apple chọn Dublin làm trụ sở chính và tạo thêm hàng nghìn việc làm tại nước này.Brussels cho rằng Dublin đã “trải thảm đỏ” cho Apple khi doanh nghiệp có biểu tượng “trái táo khuyết” này được hưởng mức thuế 1% tính trên lợi nhuận toàn châu Âu trong năm 2003, và con số trên đã giảm xuống còn 0,005% trong năm 2014.Sau đó, ủy viên Vestager đã tiếp tục phanh phui những vụ dàn xếp tương tự. Một số trong đó đã bị tiết lộ trong vụ bê bối Luxleaks, ví dụ như thỏa thuận giữa Luxembourg và một danh sách dài các công ty đa quốc gia, bao gồm cả đại gia bán lẻ trực tuyến Amazon của Mỹ.- Từ khóa :
- eu
- liên minh châu âu
- cải cách thuế
- apple
- công nghệ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU soạn thảo quy định mới để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp công nghệ
15:49' - 15/03/2018
Các doanh nghiệp công nghệ như Google, Apple và Amazon trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với quy định mới của Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Việt Nam
Duy trì môi trường đầu tư mở, minh bạch và thân thiện từ EU
15:32' - 15/03/2018
“Lễ công bố Sách Trắng và Triển vọng Hiệp định thương mại tự do châu Âu-Việt Nam năm 2018” đã diễn ra vào sáng 15/3 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC hối thúc Tổng thống Trump nối lại đàm phán thương mại EU-Mỹ
21:57' - 14/03/2018
Ngày 14/3, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk cho rằng EU và Mỹ cần nối lại đàm phán thương mại vốn bị đình trệ giữa hai bên.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước EU nhất trí với những quy định mới ngăn ngừa trốn thuế
09:03' - 14/03/2018
Ngày 13/3, Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc EU đã thống nhất những biện pháp mới nhằm ngăn ngừa những mưu mẹo giúp các doanh nghiệp di chuyển lợi nhuận sang những nước đánh thuế thấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Để không lỡ nhịp với thời đại
15:27'
Trước chính sách thuế quan đối ứng gây nhiều tranh cãi của Mỹ, phản ứng của các nước sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vẽ lại bản đồ kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài 2: Giấc mơ Mỹ và chiến thuật "tất tay"
15:26'
Khi đã qua "cơn sốc", bình tĩnh nhìn lại sự kiện 2/4/2025 - ngày mà Tổng thống Donald Trump gọi là "Ngày Giải phóng" - có lẽ phải thừa nhận rằng yếu tố bất ngờ không quá lớn.
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài 1: Trật tự thương mại toàn cầu rung lắc
15:26'
Các nước đang nhanh chóng hành động để ứng phó trước nguy cơ biến động của thương mại toàn cầu và hầu hết các phản ứng cho đến nay đều khá thận trọng.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51'
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49'
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46'
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.