EU đồng ý lùi thời hạn Brexit nhưng kèm điều kiện
Tại phiên họp của các Bộ trưởng Liên minh châu Âu (EU) ngày 9/4 tại Luxembourg nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh bất thường về việc Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit, dự kiến vào ngày 10/4, các bộ trưởng EU tuyên bố sẵn sàng đồng ý để Anh rời ngày Brexit qua ngày 12/4, thậm chí lùi với thời hạn dài, nhưng với các điều kiện chặt chẽ.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Bộ trưởng Đức phụ trách về các vấn đề châu Âu, ông Michael Roth cho rằng: “Cần phải cho phía Anh có thời gian để biết được điều mà họ thực sự muốn”. Tuy nhiên, các bộ trưởng EU cũng không loại bỏ khả năng diễn ra một Brexit không thỏa thuận.
Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày, Trưởng đoàn đàm phán của EU về Brexit, ông Michel Barnier cho biết EU hy vọng cuộc thảo luận giữa các chính đảng tại Anh sẽ tập hợp được đa số phiếu ủng hộ tại Hạ viện cho thỏa thuận Brexit và EU sẽ sẵn sàng cho nước Anh thêm thời gian để đạt được điều này.
Theo ông Barnier, việc lùi thời hạn Brexit qua ngày 12/4 tới sẽ tùy thuộc vào lý do mà Thủ tướng Anh Theresa May đưa ra, cũng như phù hợp với mục đích gia hạn Brexit.
Theo kế hoạch, bà May sẽ đến Paris (Pháp) và Berlin (Đức) trong ngày 9/4 để thuyết phục về đề nghị "gia hạn ngắn" thời điểm Anh rời EU (đến ngày 30/6), trước khi chính thức thảo luận với các lãnh đạo EU tại một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ngày 10/4.
Trước đó, Thủ tướng May đã đề nghị EU kéo dài thời hạn Brexit tới ngày 30/6 để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán với Công đảng đối lập nhằm tìm ra một kế hoạch Brexit mới.
Đây là nỗ lực cuối cùng sau khi thỏa thuận Brexit của bà May đã bị Hạ viện bác bỏ 3 lần.
Ngày 8/4 vừa qua, hai viện Quốc hội Anh đã thông qua đạo luật nhằm tránh kịch bản Brexit không thỏa thuận, theo đó cho phép các nghị sĩ có quyền xem xét, thậm chí thay đổi đề nghị của Thủ tướng May đối với EU về việc trì hoãn thời điểm Anh rời EU.
Việc thông qua dự luật trên được cho là "đòn giáng" vào quyền lực của bà May, đảo ngược thông lệ lâu nay là chính phủ có toàn quyền đối với chương trình nghị sự tại quốc hội, cho phép chính phủ kiểm soát việc luật nào được thông qua.
Động thái mới này cũng tạo ra một "điểm nóng" khác trong cơ quan lập pháp vốn đang rất chia rẽ ở Anh, có thể hủy hoại các nỗ lực của Thủ tướng May nhằm thuyết phục EU rằng bà có thể thuyết phục Quốc hội Anh ủng hộ thỏa thuận Brexit đã nhất trí với các lãnh đạo EU hồi cuối năm ngoái.
Chính phủ Anh cho rằng luật mới có thể hạn chế khả năng đàm phán với EU về Brexit. Chính phủ cũng cảnh báo rằng luật mới được soạn thảo chưa kỹ lưỡng, vội vã trình quốc hội và tạo ra một tiền lệ hiến pháp nguy hiểm. Trong khi đó, các nghị sĩ ủng hộ Brexit cũng kịch liệt phản đối luật này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn Brexit trước thời điểm bầu cử nghị viện Châu Âu
07:42' - 09/04/2019
Chính phủ Anh đã xác định ngày 23/5 là ngày nước này tiến hành bầu cử nghị viện châu Âu, nhưng khẳng định không có ý định tổ chức việc này bởi vẫn hy vọng Brexit ngay trước thời điểm đó.
-
Kinh tế Thế giới
EU hoàn toàn ủng hộ Ireland ngay cả Brexit không thỏa thuận
07:36' - 09/04/2019
Ngày 8/4, Trưởng đoàn đàm phán của EU về vấn đề Brexit Michel Barnier khẳng định EU “hoàn toàn ủng hộ Ireland” dù bất cứ điều gì xảy ra với Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng Brexit: Đâu là giải pháp tốt nhất?
06:00' - 09/04/2019
Những chia rẽ sâu sắc trong chính giới Anh khiến hạ viện nước này sau 3 lần bỏ phiếu vẫn không thể thông qua một thỏa thuận Brexit cũng đang khiến EU mất dần kiên nhẫn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.