Khủng hoảng Brexit: Đâu là giải pháp tốt nhất?
Thủ tướng Anh sẽ đề nghị Liên minh châu Âu (EU) gia hạn Brexit để gỡ thế bế tắc trong Quốc hội nước này. Ngày 2/4, bà Theresa May nói rằng bà muốn gặp nhà lãnh đạo Công đảng, ông Jeremy Corbyn, để thống nhất một kế hoạch về quan hệ tương lai với EU.
Nhưng bà khẳng định thỏa thuận rút khỏi EU của bà - mà đã bị Hạ viện Anh bác trong cuộc bỏ phiếu vào tuần trước - sẽ vẫn là một phần của thỏa thuận. Bà May nói rằng bà muốn việc gia hạn “càng ngắn càng tốt” - trước ngày 22/5 để Vương quốc Anh không phải tham gia các cuộc bầu cử châu Âu.*"Giải pháp tốt nhất"Anh còn có thời gian đến ngày 12/4 để đề xuất một kế hoạch - mà phải được EU chấp nhận - hoặc sẽ rời EU mà không có thỏa thuận. Anh lẽ ra rời khỏi EU vào ngày 29/3, nhưng bà May đã đồng ý gia hạn ngắn sau khi nhận ra rằng Hạ viện sẽ không đồng ý một thỏa thuận trước hạn chót. Các nghị sĩ Anh đã hai lần bỏ phiếu thử để cố gắng tìm sự đồng thuận, nhưng không có đề xuất nào chiếm được đa số.Cuộc họp nhằm tìm cách tháo gỡ bế tắc Brexit giữa Thủ tướng Anh và lãnh đạo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn chiều 3/4 đã diễn ra trên tinh thần "xây dựng". Hai bên đã nhất trí với nhau về " chương trình công việc" nhằm tìm cách để các nghị sĩ nhất trí có thêm một lần bỏ phiếu nữa đối với thỏa thuận rút khỏi EU. Người phát ngôn của Văn phòng Thủ tướng cho biết hai bên đã " thể hiện sự linh hoạt mềm dẻo" và hai đảng Bảo thủ và Công đảng đã cùng đưa ra cam kết nhằm kết thúc tình trạng bất ổn định Brexit hiện nay. Phát biểu sau cuộc gặp với Thủ tướng May, ông Corbyn cho biết không có nhiều thay đổi trong lập trường của Thủ tướng như phía ông mong đợi. Ông cho rằng cuộc họp đã "rất có ích và chưa đi đến kết luận cuối cùng", các đàm phán sẽ được tiếp tục. Ông Corbyn cho biết ông đã đưa ra một số vấn đề với bà May tại cuộc họp như sắp đặt thỏa thuận thuế quan trong tương lai, những hiệp định thương mại và lựa chọn để người dân có tiếng nói cuối cùng đối với thỏa thuận Brexit thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Trong một tuyên bố từ Downing Street, bà May nói rằng bà muốn đồng ý một kế hoạch mới với ông Corbyn, lãnh đạo Công đảng đối lập, và đưa ra một cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện Anh trước ngày 10/4 - khi EU sẽ tổ chức một Hội nghị Thượng đỉnh khẩn cấp về Brexit. Nếu bà và ông Corbyn không nhất trí được, bà đề nghị đưa ra một số phương án thay thế để các nghị sĩ “xác định theo đuổi con đường nào”. Thủ tướng Anh cho biết bà hiểu rằng một số người “đã chán ngấy với sự chậm trễ và những cuộc cãi vã bất tận”, họ muốn rời EU mà không có thỏa thuận và bà tin rằng Anh “có thể thành công với không có thỏa thuận trong dài hạn”.Nhưng bà nói thêm rằng rời khỏi khối này với một thỏa thuận là “giải pháp tốt nhất”. Bà May nói: “Đây là một thời điểm khó khăn cho tất cả mọi người. Cảm xúc tăng cao trên tất cả các khía cạnh của cuộc tranh luận, nhưng chúng ta có thể và phải tìm ra những thỏa hiệp để thực hiện nguyện vọng mà người dân Anh đã bỏ phiếu. Đây là một thời điểm quyết định trong câu chuyện của đảo quốc này và nó đòi hỏi sự đoàn kết quốc gia để mang lại lợi ích quốc gia”.Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Donald Tusk, đã kêu gọi sự kiên nhẫn sau khi theo dõi các diễn biến và tuyên bố từ Anh. Ông Donald Tusk viết trên trang Twitter: “Ngay cả khi, sau ngày hôm nay, chúng ta không biết kết quả cuối cùng sẽ ra sao, chúng ta hãy kiên nhẫn”.*Một số dấu mốc về Brexit:- Tháng 11/2018: Vương quốc Anh đồng ý thỏa thuận rút khỏi và khuôn khổ quan hệ tương lai với EU- Tháng 12/2018: Bà Theresa May hoãn cuộc bỏ phiếu chủ yếu đầu tiên về thỏa thuận để tìm kiếm sự đảm bảo hơn nữa từ EU- 15/1/2019: Hạ viện bác bỏ thỏa thuận Brexit tổng thể bằng 230 phiếu- 13/3: Các nghị sĩ bỏ phiếu bác thỏa thuận Brexit lần thứ hai với 149 phiếu- 22/3: EU đồng ý trì hoãn Brexit sau ngày 29/3 - nhưng chỉ kéo dài đến 12/4 nếu Anh không thể đồng ý thỏa thuận trong vòng một tuần- 29/3: Các nghị sĩ bác bỏ thỏa thuận rút khỏi khối với 58 phiếu- Ngày 2/4: Thủ tướng Anh nói rằng bà sẽ tìm kiếm “gia hạn ngắn” từ EU. * Nguy cơ Brexit không thỏa thuậnNhà báo, luật sư chuyên viết về luật pháp và chính sách David Allen Green, ngày 3/4, đã viết trên Financial Times rằng, theo góc độ luật pháp và chính sách, vấn đề Brexit của nước Anh đang ở trong tình cảnh tồi tệ nhất từ trước đến nay.Luật pháp và chính sách tạo cơ sở cho các hành động chính trị. Tuy nhiên, chính trị có thể thay đổi luật pháp và chính sách: luật có thể được thông qua hoặc bãi bỏ, chính sách có thể được thực thi hoặc sửa đổi. Mối quan hệ này có thể gọi là cộng sinh. Nhưng không phải lúc nào cũng như thế, trong ngắn hạn, luật pháp và chính sách thường sẽ định hình và ràng buộc hành động chính trị, và đưa ra các lựa chọn sẵn có cho các vấn đề được làm và không được làm trên thực tế.Từ góc độ luật pháp và chính sách, tình hình Brexit hiện tại của Anh là rất xấu vì hai lý do chính sau:Thứ nhất, theo luật, nước Anh sẽ tự động ra khỏi EU vào ngày 12/4, trừ khi có điều gì đó đặc biệt xảy ra. Vương quốc Anh cũng đã ở trong tình cảnh này ngày 29/3, nhưng Hội đồng châu Âu đã kịp thời họp và đồng ý gia hạn cho Anh, tất nhiên là chỉ đủ thời gian để thay đổi luật pháp trong nước. Tuy nhiên, lần này, Hội đồng châu Âu sẽ chỉ họp vào đêm ngay trước ngày 12/4. Do đó, nước Anh chưa từng bao giờ tiến sát đến bờ vực như thế mà lại chẳng có lý do để xin gia hạn.Thứ hai, các lựa chọn chính trị có tính khả thi hiện cũng ít hơn nhiều so với trước đây. Thỏa thuận của Thủ tướng Theresa May dường như cũng sẽ không được Hạ viện thông qua trong trường hợp được đưa ra bỏ phiếu lần thứ tư. Thất bại của 2 lần bỏ phiếu về các lựa chọn thay thế cho thỏa thuận của bà May cho thấy rằng nước Anh vẫn chưa thể đưa ra lý do chính đáng và thuyết phục để xin gia hạn. Nếu chính phủ hoặc Quốc hội Anh không thể đưa ra một lý do để gia hạn trong vài ngày tới, nguy cơ không được gia hạn sẽ xảy ra. EU còn 27 thành viên nói rằng họ đã sẵn sàng cho kịch bản hợp không thỏa thuận, nên không có lý do gì để tin rằng họ sẽ nhắm mắt làm ngơ.Nếu không có triển vọng rằng thỏa thuận sẽ được Quốc hội phê chuẩn và nếu không có việc gia hạn trong thời gian tới, nước Anh sẽ chỉ có hai lựa chọn, rút lại Điều 50 để nước Anh ở lại EU hoặc ra đi không có thỏa thuận vào 12/4. Tuy nhiên, chẳng có lý do gì để tin rằng bà May sẽ rút lại Điều 50. Vì vậy, các nhà quan sát cho rằng nếu bà May vẫn là Thủ tướng, kịch bản Brexit không thỏa thuận sẽ xảy ra./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lập trường mở của Chính phủ Anh trong thương lượng về Brexit
18:20' - 06/04/2019
Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond đã thể hiện lập trường mở của Chính phủ Thủ tướng Theresa May trong các cuộc thương lượng đang diễn ra với lãnh đạo Công đảng đối lập.
-
Ngân hàng
Bảng Anh rớt giá trước thông tin kéo dài thời hạn Brexit
11:00' - 06/04/2019
Vào lúc 21 giờ GMT ngày 5/4, giá đồng bảng Anh giảm xuống 1,3035 USD so với 1,3077 USD trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao Hạ viện Anh tiếp tục bác bỏ thỏa thuận Brexit?
06:30' - 05/04/2019
Các nghị sĩ bỏ phiếu lần ba chống lại thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May với 344 phiếu chống và 286 phiếu thuận.
-
Kinh tế Thế giới
EU: Nguy cơ Brexit không thỏa thuận ngày một gia tăng
15:11' - 02/04/2019
Ngày 2/4, Trưởng đoàn đàm phán về vấn đề Anh rời Liên minh châu Âu (EU) Michel Barnier cảnh báo nguy cơ Brexit không thỏa thuận đang cao lên từng ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25'
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.