EU loay hoay giải bài toán năng lượng
Trong những tháng gần đây, giá khí đốt tự nhiên tăng vọt tới 600% khiến nguồn cung ở châu Âu bị thiếu trầm trọng. Tình trạng mất điện trên diện rộng buộc các doanh nghiệp và nhà máy phải đóng cửa. Cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài được dự báo sẽ khiến cho mùa Đông năm nay ở "lục địa già" thêm khắc nghiệt.
Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) hy vọng trước khi mùa Đông đến sẽ giải được bài toán giá năng lượng tại hội nghị thượng đỉnh của khối, diễn ra ngày 21-22/10 ở Brussels (Bỉ).
Thế nhưng, đúng như dự đoán, các nhà lãnh đạo EU đã không đạt được tiến triển đáng chú ý nào khi tiếp tục tìm cách giữ giá năng lượng trong tầm kiểm soát. Vấn đề chia rẽ là liệu cuộc khủng hoảng giá có dẫn tới sửa đổi các quy tắc của thị trường năng lượng châu Âu hay không.
Các biện pháp dài hạn gây tranh cãi nhiều hơn liên quan đến những yêu cầu hành động mà các quốc gia thành viên muốn EU thực hiện để bảo vệ khối trước những đợt tăng giá đột biến trong tương lai.
Ba Lan, CH Séc và Tây Ban Nha kêu gọi EU hạn chế sự tham gia của các nhà đầu cơ tài chính vào thị trường carbon, mà các nước này cho rằng đã đẩy giá CO2 lên mức cao kỷ lục.
Ba Lan cũng muốn EU xem xét liệu hành vi của tập đoàn Nga Gazprom có góp phần làm tăng giá khí đốt ở châu Âu hay không.
*Biện pháp riêngVậy khi cả khối vẫn chưa đưa ra được một giải pháp thống nhất thì đâu là biện pháp cần thực hiện ngay để đối phó với mùa Đông giá lạnh đang chuẩn bị gõ cửa? "Điều quan trọng là các nước thành viên phải hợp tác để xem những biện pháp nào có thể được thực hiện ở cấp quốc gia và châu Âu", Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhấn mạnh.
Thông điệp ông đưa ra khá rõ ràng: "Chúng tôi kiên định với các nguyên tắc của nguyên tắc. Chúng tôi có các công cụ nhưng chúng tôi phải duy trì cam kết đối thoại".
Đối với vấn đề tăng giá năng lượng, đặc biệt là khí đốt, chính các quốc gia thành viên lại có đòn bẩy để đối phó trong ngắn hạn. Hầu hết các nước EU đều đã lên kế hoạch dự phòng để bảo vệ người tiêu dùng, bao gồm giảm thuế năng lượng và trợ cấp cho các hộ gia đình nghèo nhất.
Pháp đã quyết định đóng băng giá khí đốt - một biện pháp vẫn còn rất ít nước thực hiện - cho đến cuối năm 2022, trong khi đợt tăng giá điện tiếp theo vào tháng 2 sẽ được giới hạn ở mức 4% bằng cách cắt giảm thuế.
Tổng thống Emmanuel Macron cho biết Pháp sẽ hỗ trợ 100 euro cho 6 triệu hộ gia đình có mức thu nhập trước thuế dưới 2.000 euro để thanh toán hóa đơn tiền điện vào tháng 12.
Đầu tháng 10, Chính phủ Bỉ đã quyết định gia hạn thời gian áp dụng biểu giá năng lượng xã hội cho các hộ gia đình nghèo nhất cho đến tháng 3/2022. Biện pháp này đi kèm với một tấm séc năng lượng trị giá 80 euro, được gửi vào mùa Thu cho 1 triệu gia đình.
Từ ngày 1/1/2022, Chính phủ Đức sẽ cắt giảm gần 50% thuế đối với năng lượng tái tạo, một loại thuế liên quan đến tất cả người tiêu dùng.
Trong khi đó, Ba Lan đã chi ngân sách tối đa 1,1 tỷ euro cho năm 2022 để hỗ trợ những người về hưu và các gia đình đông con nói riêng ứng phó với tình trạng giá năng lượng tăng.
Ở Latvia, kể từ tháng 11 cho đến ít nhất là cuối năm 2022, khoảng 150.000 hộ gia đình thuộc nhóm nghèo nhất, những hộ có người khuyết tật và các gia đình đông con, sẽ nhận được từ 15 đến 20 euro mỗi tháng để thanh toán tiền điện hoặc khí đốt.
Chính phủ Estonia sẽ huy động khoảng 75 triệu euro để giảm hóa đơn tiền điện cho tất cả người tiêu dùng và 20 triệu để giúp đỡ khoảng 72.000 gia đình thuộc nhóm nghèo nhất, từ tháng 9 đến tháng 3/2022.
Chính phủ Séc bãi bỏ thuế VAT đối với điện và khí đốt trong tháng 11 và 12, đồng thời đã thông qua dự luật hủy bỏ thuế này vào năm 2022. Tuy nhiên, để thực hiện biện pháp trên thì phải được sự cho phép của EU.
Từ tháng 9, Italy đã công bố ngân sách 3 tỷ euro để cố gắng giảm tác động của việc tăng giá đối với sức mua của người Italy. Khoảng 2,6 triệu người đã được hưởng lợi từ "tiền thưởng xã hội" và sẽ không bị ảnh hưởng bởi giá xăng tăng. Đối với những loại khác, thuế VAT sẽ giảm xuống còn 5%.
*Đề xuất chung
Việc tìm kiếm những nguồn năng lượng khác cũng là biện pháp để đối phó với cuộc khủng hoảng giá năng lượng hiện nay.
Tại cuộc họp báo sau khi kết thúc hội nghị, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von der Layen đã nhấn mạnh tới năng lượng hạt nhân và khí tự nhiên. Tuy nhiên, đề xuất này không được tất cả các thành viên EU chào đón.
Được xem là "nhà quảng bá" nhiệt tình cho năng lượng hạt nhân, Pháp đã tìm cách tập hợp càng nhiều quốc gia càng tốt để công nhận vai trò của loại năng lượng này trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Một nhà ngoại giao châu Âu cho biết phần lớn các nước thành viên muốn đưa cả khí đốt, vốn ít gây ô nhiễm hơn than đá và vẫn còn rất phổ biến ở nhiều nước Đông Âu, cùng với năng lượng hạt nhân vào danh sách các khoản đầu tư được phân loại là bền vững cho tài chính xanh để được hưởng khoản đầu tư của EC.
Về phần mình, Tây Ban Nha bảo vệ quan điểm "mua theo nhóm" các kho dự trữ khí đốt, theo mô hình cung cấp vaccine phòng COVID-19 của châu Âu.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo chia sẻ ý kiến của Tây Ban Nha mặc dù hệ thống trên sẽ không mang lại lợi ích cụ thể cho Bỉ do sự đa dạng và liên kết của thị trường năng lượng của nước này.
Thủ tướng Bỉ cũng lưu ý "cần phải đảm bảo rằng các khoản đầu tư vào lưu trữ và kết nối với nhau không chỉ liên quan đến khí, mà còn cả CO2 và hydro.
Là đầu tàu của khối, Đức cũng ủng hộ cách tiếp cận quốc gia, ủng hộ phản ứng theo định hướng thị trường. Tuy nhiên, Berlin lại bác bỏ mối liên hệ mà các nước như Ba Lan và Hungary đang cố gắng tạo ra giữa giá cả tăng cao và chi phí chuyển đổi năng lượng, thông qua việc mở rộng hệ thống thương mại cho phép phát thải CO2 (ETS) với các lĩnh vực vận tải đường bộ và sưởi ấm trong tòa nhà. Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, "tái tạo" phải được coi là một giải pháp chứ không phải là nguyên nhân làm tăng giá năng lượng.
Về phần mình, EC có thể dự tính các giải pháp trung và dài hạn bằng cách đánh giá hoạt động của thị trường khí đốt và điện, cũng như thị trường giao dịch quyền CO2. EC cũng sẽ xem xét xây dựng dự trữ khí đốt chiến lược và nhóm mua khí đốt, cũng như kết nối tốt hơn và đa dạng hóa hơn các nhà cung cấp khí đốt.
Dường như lời giải cho bài toán năng lượng vẫn khiến các nước EU loay hoay. Vì vậy, 27 nước thành viên sẽ phải tiếp tục tìm kiếm trong cuộc họp bộ trưởng năng lượng EU diễn ra vào ngày 26/10. Nếu không có giải pháp, vấn đề năng lượng sẽ tiếp tục làm nóng hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của EU trong năm 2021 diễn ra vào tháng 12 tới./.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Liệu Nga có thể giúp đưa châu Âu ra khỏi khủng hoảng năng lượng?
06:30' - 23/10/2021
Giá khí đốt cao ở châu Âu cho thấy nguồn cung hiện ở mức hạn chế. Tuy nhiên, cần bổ sung khối lượng bao nhiêu để bình ổn thị trường lại là một câu hỏi khó.
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng năng lượng và những hệ lụy
20:00' - 19/10/2021
Sự lo lắng và bất an về nguồn cung năng lượng dường như đang bao trùm khắp các châu lục, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng đang đẩy giá khí đốt tự nhiên và giá than cao kỷ lục.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng năng lượng - Hồi chuông cảnh tỉnh về nhiên liệu hóa thạch
10:30' - 16/10/2021
Nguy cơ một cuộc khủng hoảng năng lượng vào đúng thời điểm nhạy cảm khi mùa Đông lạnh giá tới gần và các nền kinh tế đang mở cửa trở lại, kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng nhiều hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.