EU muốn Mỹ nhượng bộ trong đàm phán TTIP
Vòng đám phán về Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể được nối lại sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới, và EU sẽ chỉ thông qua một thỏa thuận thương mại và đầu tư không làm tổn hại đến các tiêu chuẩn của khối.
Phát biểu trước báo giới, ông Phil Hogan khẳng định TTIP chỉ có thể đạt được khi những nội dung của bản thỏa thuận này phù hợp với nguyện vọng của EU và không làm tổn hại đến các tiêu chuẩn về lao động, môi trường và sản xuất thực phẩm của khối.
Ông bày tỏ mong muốn Mỹ sẽ có những nhượng bộ cần thiết để đáp ứng những yêu cầu của EU.
Tuy nhiên, ông khẳng định điều này phụ thuộc phần lớn vào kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bởi cả hai ứng viên Tổng thống Mỹ là bà Hillary Clinton và ông Donald Trumplâu nay đều có quan điểm phản đối TTIP.
Các cuộc đàm phán về TTIP giữa Mỹ và EU được khởi động từ tháng 7/2013, nhưng sau đó bị trì hoãn nhiều lần do phía châu Âu phản đối các điều khoản do Mỹ đưa ra liên quan tới việc bảo vệ các nhà đầu tư, trong đó có cơ chế giải quyết tranh chấp nhà nước - nhà đầu tư (ISDS).
Dư luận tại châu Âu lo ngại cơ chế này sẽ thách thức các luật, đặc biệt về thực phẩm và môi trường, của châu lục này.
Tháng 7 năm ngoái, EU đã chấp thuận thành lập một tòa án châu Âu mới để xem xét mọi tranh cãi nảy sinh liên quan tới các hiệp định thương mại, mở đường nối lại đàm phán về TTIP giữa EU và Mỹ.
Mới đây nhất, ngày 11/7 vừa qua, vòng đàm phán thứ 14 về TTIP giữa Mỹ và EU đã diễn ra tại thủ đô Brussels của Bỉ trong nỗ lực giải quyết những vấn đề khác biệt còn tồn đọng, song không đạt được bất cứ thỏa thuận nào.
TTIP được kỳ vọng là thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, tạo ra một thị trường khổng lồ với 850 triệu người tiêu dùng và chiếm hơn một nửa kim ngạch thương mại toàn cầu.
Nếu được hoàn tất, hiệp định này sẽ thúc đẩy thương mại giữa EU và Mỹ lên đến 1.000 tỷ USD/năm, đồng thời tạo thêm khoảng 13 triệu việc làm.
Tuy nhiên, các cuộc thương lượng giữa EU và Mỹ khó có thể hoàn tất trong năm 2016 do Đức và Pháp hiện đang gây sức ép với EU ngừng đàm phán về TTIP./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Người dân Đức không “mặn mà” với TTIP
07:31' - 19/09/2016
Người biểu tình ở Đức ngày 17/9 đã xuống đường để phản đối Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) mà Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và EU sẽ nối lại đàm phán về TTIP vào tháng 10
21:11' - 17/09/2016
Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ kêu gọi đẩy nhanh tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) tại vòng đàm phán ở New York vào ngày 3/10 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Đức: Khó kết thúc đàm phán TTIP trong năm nay
06:35' - 15/09/2016
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier bày tỏ hoài nghi về khả năng kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) với Mỹ trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một quan chức châu Âu bi quan về TTIP
06:02' - 05/09/2016
Thủ tướng Bỉ Charles Michel đã trở thành nhà lãnh đạo mới nhất của châu Âu bày tỏ sự hoài nghi về khả năng TTIP giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ sẽ “cán đích” thành công.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.