EU và Anh "tăng tốc" đàm phán Brexit trước thời hạn cuối
Các nhà đàm phán từ Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) gặp nhau vào ngày 9/11 để tìm kiếm bước đột phá trong các cuộc đàm phán thương mại đang bế tắc, khi chỉ còn vài ngày nữa là đến thời hạn để hai bên đạt được thỏa thuận hậu Brexit (chỉ việc nước Anh rời EU).
Giữa lúc trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU, ông Michel Barnier gặp người đồng cấp Anh David Frost tại London, các thành viên của Hạ viện Anh đang cố gắng “gỡ bỏ” một dự luật Brexit gây tranh cãi có nguy cơ làm các cuộc đàm phán “trật đường ray”. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã khiến EU không hài lòng với Dự luật Thị trường Nội địa trong đó vi phạm một số phần của thỏa thuận “ly hôn” cho phép nước Anh rời khỏi “mái nhà chung châu Âu” vào tháng 1/2020.Anh thừa nhận rằng dự luật này không phù hợp với luật pháp quốc tế và đã vấp phải sự không đồng tình của EU cùng nhiều nhà lập pháp Anh, bao gồm nhiều nghị sỹ đến từ đảng Bảo thủ của Thủ tướng Johnson.
Các thành viên thuộc Thượng viện Anh đã chặn dự luật trên, trước thềm một cuộc bỏ phiếu có khả năng loại bỏ các điều khoản vi phạm thỏa thuận “ly hôn” với EU khỏi dự luật.
Tuy nhiên, Chính phủ Anh cho biết sẽ khôi phục các điều khoản gây tranh cãi khi đưa dự luật trở lại Hạ viện Anh trong những tuần tới.London cho rằng dự luật Thị trường Nội địa là cần thiết khi nó đóng vai trò "lưới an toàn" để đảm bảo thương mại thông suốt giữa tất cả các khu vực của Anh, dù điều gì xảy ra với quan hệ thương mại Anh-EU sau Brexit.
Anh đã rời khỏi EU vào ngày 31/1/2020 nhưng vẫn tiếp tục chịu chi phối bởi các quy tắc kinh tế của khối cho đến khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc vào ngày 31/12.Hai bên cho biết bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải được thống nhất vào giữa tháng 11/2020 để các chính phủ có đủ thời gian phê chuẩn vào cuối năm.
Mặc dù Thủ tướng Johnson đã phát biểu vào ngày 8/11 rằng một thỏa thuận thương mại là “điều bắt buộc”, ông Frost và ông Barnier đều cảnh báo vẫn còn tồn tại nhiều "sự khác biệt" nghiêm trọng trong đàm phán thương mại giữa đôi bên. EU cho rằng Anh muốn có những đặc quyền duy trì khả năng tiếp cận các thị trường "béo bở" của EU mà không đồng ý tuân theo các quy tắc của khối.EU lo ngại Anh sẽ cắt giảm các tiêu chuẩn về an sinh xã hội và môi trường, cũng như “bơm” ngân sách cho các ngành công nghiệp của nước này.
Nếu điều đó xảy ra, EU lo ngại Anh sẽ trở thành một đối thủ kinh tế của khối này.
Ở chiều ngược lại, Anh cho biết EU đang đưa ra những yêu cầu không hợp lý.Nếu không đạt được thỏa thuận, các doanh nghiệp ở cả hai bờ eo biển Anh sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan và rào cản thương mại từ ngày 1/1/2021.
Điều đó sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế của cả hai bên, đặc biệt là đối với Anh – nước vốn đã “quay cuồng” vì đại dịch COVID-19./.
- Từ khóa :
- anh
- eu
- liên minh châu âu
- brexit
- anh rời eu
- đàm phán brexit
- covid 19
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẵn sàng một thỏa thuận phù hợp về quyền đánh bắt cá trong đàm phán Brexit
19:06' - 09/11/2020
Ngày 9/11, Vương quốc Anh cho biết đã sẵn sàng cho một thỏa thuận phù hợp về quyền đánh bắt cá.
-
Ngân hàng
Goldman Sachs chuyển tài sản ra khỏi Anh để chuẩn bị cho Brexit
11:05' - 07/11/2020
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ có kế hoạch chuyển số tài sản trị giá khoảng 40-60 tỷ USD từ trung tâm tài chính London (Anh) sang Frankfurt (Đức).
-
Tài chính & Ngân hàng
Điểm đến hấp dẫn với các ngân hàng rời London hậu Brexit
08:09' - 05/11/2020
Nghiên cứu của Bundesbank đã cho thấy rõ sự ưu tiên của các ngân hàng đối với Đức khi lựa chọn di rời chi nhánh hoạt động của họ khỏi London.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Anh còn cách một thỏa thuận thương mại hậu “ly hôn” Brexit khá xa
10:38' - 04/11/2020
Sau gần hai tuần đàm phán căng thẳng, EU và Anh vẫn còn nhiều khác biệt trong vấn đề nghề cá, cạnh tranh công bằng và giải quyết tranh chấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.