Eurozone: Khi tình đoàn kết có giới hạn
Sau cuộc họp trực tuyến đầy kịch tính từ chiều 7/4 đến rạng ngày 10/4, Nhóm các bộ trưởng Tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) phải cố gắng thỏa hiệp để có được tiếng nói chung nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 đang khiến nền kinh tế "lục địa già" suy sụp.
Kết quả của nhiều cuộc thảo luận căng thẳng xuyên đêm là gần một nghìn tỷ euro hầu như "đã được đặt trên bàn" để sẵn sàng cho hành động.
Kết quả này phần nào làm nhẹ gánh nặng đè lên vai các bộ trưởng các nước thành viên Khu vực sử dụng tiền chung châu Âu (Eurozone), bởi đây có thể coi như biểu hiện đoàn kết hiếm hoi của Liên minh châu Âu (EU), vốn bị đánh giá là đang bộc lộ rõ sự chia rẽ và rạn nứt khi đương đầu với cuộc khủng hoảng COVID-19.
Thỏa thuận sau cuộc họp của Eurogroup dựa trên 4 trụ cột chính. Trước hết, các nước Eurozone đã quyết định sử dụng cơ chế Quỹ bình ổn châu Âu kèm các điều kiện «dễ thở» cho số tiền 250 tỷ euro.
Tiếp theo là các khoản vay từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu dành cho các doanh nghiệp với con số 200 tỷ euro, cùng một cơ chế tài chính dành cho các biện pháp đảm bảo việc làm trong ngắn hạn lên tới 100 tỷ đồng.
Trụ cột thứ tư, mở đường cho kế hoạch phục hồi có thể lên tới khoảng 500 tỷ euro, khiến tổng thể các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế Eurozone được lên tới gần một nghìn tỷ euro. Tuy nhiên, Eurozone vẫn cần tiếp tục thảo luận về các điều kiện tài trợ cho kế hoạch tái cấu trúc này.
Các nước EU buộc phải thừa nhận rằng châu Âu đang đứng trước một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Trong thời gian Eurogroup nhóm họp, liên tục những thông tin xấu được các tổ chức nghiên cứu đưa ra, như đánh giá của Viện nghiên cứu Ifo của Đức và Viện Kinh tế Thụy Sĩ (KOF) rằng nền kinh tế Eurozone có nguy cơ rơi vào một cuộc "suy thoái sâu" trong nửa đầu năm nay, dự kiến giảm mạnh 2,3% trong quý I/2020 so với quý trước đó và giảm 10,5% trong quý II.
Các kịch bản tồi tệ nhất còn cảnh báo về "sự sụp đổ" của liên minh tiền tệ châu Âu khi những dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tương tự năm 2010 ở Eurozone, song với mức độ còn nghiêm trọng hơn, đang hiện hữu.
Nền kinh tế EU đang phải chứng kiến tình trạng suy giảm mạnh nhất trong lịch sử hiện đại.
Trong khi mức độ suy thoái là chưa thể đo lường được, những chỉ số kinh tế đầu tiên đang phát đi cấp báo khẩn rằng nền kinh tế EU đang trong tình trạng «ngừng tim».
Theo một cuộc khảo sát tại hơn 5.000 công ty trong khu vực để đo lường các hoạt động của doanh nghiệp cũng như các chỉ số PMI của người mua, ngoại trừ Ireland, tất cả các nước thành viên EU đều đang chứng kiến mức tồi tệ nhất trong lịch sử, thấp hơn cả cuộc khủng hoảng năm 2008.
Châu Âu ghi nhận số người nộp đơn trợ cấp thất nghiệp ở mức kỷ lục. Tại Anh, 950.000 người đã đăng ký trợ cấp thất nghiệp trong hai tuần cuối tháng 3, tức gấp 15 lần so với bình thường.
Tại Ireland, số người nhận trợ cấp thất nghiệp đã tăng hơn gấp đôi trong tháng 3, lên hơn 500.000 người.
Tây Ban Nha đã mất 900.000 việc làm trong tháng 3, và 350.000 trong số đó là vĩnh viễn, còn lại là tạm thời.
Tại Áo, số người thất nghiệp, với số liệu thống kê được công bố hằng ngày, tăng 66% trong tháng 3.
Tại Đức hoặc Pháp, số liệu thống kê hiện tại chỉ liên quan đến thất nghiệp tạm thời nên còn quá sớm để đưa ra kết luận. Nhưng không ai có thể ảo tưởng: khi các số liệu được công bố, tất cả đều sẽ là thảm họa.
Nhiệm vụ của các bộ trưởng Eurozone là phải tìm ra "công cụ hiệu quả" để có thể vực dậy nền kinh tế một khi đại dịch kết thúc.
Công cụ này phải thể hiện sự thống nhất và đoàn kết của EU, bởi nó có mục đích chủ yếu là mang lại lợi ích cho các quốc gia hoặc khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong EU.
Thỏa thuận về một gói hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch COVID-19 là phản ứng chung cần thiết vào lúc này, ít nhiều cho thấy EU cũng đã "vượt qua chính mình" trong bối cảnh khủng hoảng.
Đặc biệt, việc nới lỏng nhiều quy định khi sử dụng Quỹ bình ổn châu Âu được cho là một thành công. Lâu nay, ý tưởng sử dụng Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) là "rất khó chịu" đối với các quốc gia như Tây Ban Nha hoặc Italy, bởi các nước vay sẽ buộc phải trải qua những cải cách cơ cấu "đầy đau đớn" để đưa nền tài chính vào trật tự nhằm đổi lấy những khoản tiền ứng trước.
Dù vậy, hành động đoàn kết ngân sách của EU cũng có giới hạn, ngay cả trong thời điểm nóng bỏng này của đại dịch COVID-19.
Các bộ trưởng 19 nước Eurozone đã phải gác lại việc thảo luận về thiết lập "trái phiếu corona", một cơ chế gộp nợ chung nhằm hỗ trợ nỗ lực tài chính của các quốc gia trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Một thất bại gợi lại những giờ phút đen tối nhất của cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro vào đầu những năm 2010.
Chín quốc gia, trong đó có Pháp, ủng hộ "trái phiếu corona", là công cụ gây quỹ thay mặt cho toàn bộ Eurozone để chiến đấu chống lại COVID-19.
Nhưng một số quốc gia, bao gồm cả Đức, Hà Lan vẫn kiên quyết phản đối, điều này khiến EU rơi vào tình trạng mất đoàn kết trước cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ chưa từng có.
Ý tưởng về "trái phiếu corona" lần đầu tiên được Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Christine Lagarde đưa ra giữa tháng 3.
Đây là cơ chế đoàn kết ngân sách tiêu biểu: Italy và Tây Ban Nha, hai quốc gia bị ảnh hưởng đặc biệt bởi dịch COVID-19 và đang trong tình trạng tài chính mong manh, sẽ khó có thể tìm được nguồn tín dụng trên thị trường mà không phải trả phí bảo hiểm rủi ro cao bằng trái phiếu chính phủ truyền thống.
Nhờ "trái phiếu corona", các nước này có thể hưởng lợi từ mức lãi suất hấp dẫn hơn, được xác lập dựa trên sức khỏe tài chính của toàn khu vực Eurozone, bao gồm cả các quốc gia có ngân sách vững như Đức và các nước Bắc Âu.
Những người ủng hộ "trái phiếu corona" lập luận rằng EU đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng cụ thể ảnh hưởng đến tất cả các nước theo cùng một cách thức, điều này biện minh cho việc hình thành một tài sản có thể được sử dụng chung, ví dụ, để tài trợ cho nghiên cứu hoặc hỗ trợ nhân viên điều dưỡng.
Tại Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkelkhông phủ nhận bản chất chưa từng có của cuộc khủng hoảng tại "lục địa già", đánh giá rằng EU phải đối mặt với "cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai".
Trong khi cho rằng bất kỳ khoản nợ mới nào được đưa ra cũng là trở ngại thì cùng với Hà Lan, Đức vẫn tin rằng các công cụ sẵn có là đủ để EU vượt qua các thách thức trước mắt.
Lý do khiến "trái phiếu corona" chưa được ủng hộ một phần do đã tồn tại một thỏa hiệp dựa trên 3 quỹ có sẵn: vai trò của Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) và Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB) cũng như các công cụ trong tương lai nhằm hỗ trợ tài chính cho các trường hợp thất nghiệp tạm thời.
Nhưng Rome và Paris, cùng với Madrid, đã "mặc cả" và gợi ý rằng sẽ không xác nhận thỏa thuận về các biện pháp khẩn cấp này nếu thiếu một bước đột phá đối với 3 nước.
Italy, Pháp và Tây Ban Nha tin rằng trong trung hạn, việc cho ra đời một "cơ chế gộp nợ" sẽ tạo thuận lợi cho quá trình phục hồi kinh tế tại các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch.
Giữa tình thế gian nan của cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, bất chấp những rạn nứt và chia rẽ, cuộc họp Eurogroup đã mang lại "tia hy vọng" về sự đoàn kết để đạt được nhiều thỏa hiệp trên những chủ đề gai góc của EU.
Tuy nhiên, hố sâu ngăn cách vẫn hiển hiện rõ giữa các quốc gia, như Pháp, muốn hành động nhanh chóng và mạnh mẽ, bất chấp hậu quả sau đó, trong khi Đức lại cảnh báo một số quyết định có nguy cơ gây ra những thay đổi sâu rộng cả về thể chế cũng như chính trị tại châu Âu, đang khiến sự đoàn kết thể hiện quả cuộc họp Eurogroup mang tính tình thế và tạm thời.
Đại dịch COVID-19 lần này có lẽ là đòn tấn công trực diện mạnh nhất đe dọa "bức tường thành" đoàn kết của EU./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Eurozone sẽ thảo luận ba lựa chọn trước mắt hỗ trợ nền kinh tế
16:44' - 06/04/2020
Các bộ trưởng tài chính Eurozone có thể nhóm họp vào ngày 7/4 để thảo luận ba lựa chọn trước mắt, nhằm hỗ trợ nền kinh tế trước tác động của đại dịch COVID-19.
-
Ngân hàng
Lạm phát tại Eurozone trượt xa mức mục tiêu
20:58' - 31/03/2020
Tỷ lệ lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm mạnh trong tháng 3, phản ánh sự sụt giảm lớn của giá năng lượng khi nhu cầu dầu mỏ lao dốc do dịch COVID-19 bùng phát.
-
Kinh tế Thế giới
S&P: Kinh tế Anh và Eurozone có thể suy thoái do dịch COVID-19
07:00' - 27/03/2020
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ khiến kinh tế Anh và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) rơi vào suy thoái trong năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.