Eurozone sẽ thảo luận ba lựa chọn trước mắt hỗ trợ nền kinh tế
Các quan chức của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cuối tuần qua cho biết, các bộ trưởng tài chính Eurozone có thể nhóm họp vào ngày 7/4 để thảo luận ba lựa chọn trước mắt, nhằm hỗ trợ nền kinh tế trước tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, cũng như về những ý tưởng dài hạn cho sự phục hồi sau đại dịch.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu các bộ trưởng đưa ra các đề xuất nhằm hạn chế tác động của đại dịch COVID-19, khi các nhà kinh tế nhận định dịch bệnh sẽ khiến châu Âu rơi vào một cuộc suy thoái sâu trong năm nay do các biện pháp phong tỏa khiến hoạt động kinh tế trì trệ. Theo một quan chức cấp cao của Eurozone, các bộ trưởng có thể đề xuất một danh sách các giải pháp để các nhà lãnh đạo lựa chọn mà không nhất thiết đều phải nhận được sự ủng hộ của tất cả các bộ trưởng, và ba ý tưởng nhận được sự ủng hộ nhiều nhất trong số đó có thể là sử dụng quỹ cứu trợ Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và chương trình việc làm ngắn hạn của Ủy ban châu Âu (EC). Ý tưởng thứ nhất là cấp hạn mức tín dụng dự phòng từ ESM có thể lên đến 2% GDP của nước muốn vay trong 12-24 tháng, với kỳ hạn 5-10 năm. Điều quan trọng là nguồn tín dụng này sẽ mở ra khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể mua trái phiếu không giới hạn nếu lãi suất tăng. Ý tưởng thứ hai là các khoản bảo đảm có thể lên đến 25 tỷ euro (27 tỷ USD) cho EIB, cho phép ngân hàng này cung cấp thêm 200 tỷ euro các khoản vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ý tưởng thứ ba là chương trình việc làm ngắn hạn theo kiểu kế hoạch "Kurzarbeit" của Đức để ngăn chặn tình trạng sa thải lao động.Kế hoạch này khuyến khích các công ty cắt giảm giờ làm mà không sa thải lao động và chính phủ sẽ trả phần lương bị sụt giảm bằng một khoản vay lãi suất thấp từ EC với nguồn tài chính lên tới 100 tỷ euro được huy động từ thị trường.
Một quan chức tham gia công tác chuẩn bị cho cuộc họp cho biết, ba ý tưởng nói trên đã bổ sung tới hơn 500 tỷ euro.Quan chức này nói thêm các bộ trưởng có thể thảo luận về một đề xuất của Pháp thiết lập một quỹ để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng.
Các biện pháp trên sẽ được thảo luận sau khi các nước đã công bố các biện pháp kích thích trị giá 2,3% GDP của khu vực, chính phủ cấp các khoản bảo đảm cho các doanh nghiệp trị giá 13% GDP, và các quy định về tài khóa và tài trợ của chính phủ ở EU được nới lỏng, cũng như ECB đã thực hiện chương trình mua trái phiếu và các biện pháp cung cấp thanh khoản./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Lạm phát tại Eurozone trượt xa mức mục tiêu
20:58' - 31/03/2020
Tỷ lệ lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm mạnh trong tháng 3, phản ánh sự sụt giảm lớn của giá năng lượng khi nhu cầu dầu mỏ lao dốc do dịch COVID-19 bùng phát.
-
Kinh tế Thế giới
S&P: Kinh tế Anh và Eurozone có thể suy thoái do dịch COVID-19
07:00' - 27/03/2020
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ khiến kinh tế Anh và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) rơi vào suy thoái trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch ECB kêu gọi Eurozone xem xét nghiêm túc vấn đề phát hành "trái phiếu corona"
22:05' - 25/03/2020
Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã kêu gọi các bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) xem xét nghiêm túc vấn đề phát hành nợ chung một lần, được biết đến là "trái phiếu corona".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% từ ngày 10/4
19:01'
Ngày 9/4, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ thu 2 tỷ USD/ngày từ thuế quan
17:48'
Trong một sự kiện tại Nhà Trắng ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nước này đang thu về khoảng 2 tỷ USD mỗi ngày từ các khoản thuế quan, song không cung cấp chi tiết cụ thể nguồn thu này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Giải pháp của các nước châu Á nhằm tránh thuế quan
17:10'
Mạng tin Bloomberg đưa tin một số quốc gia châu Á hy vọng có thể tránh được mức thuế quan cao hơn do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt nếu các nước này mua thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố Sách Trắng về quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ
16:17'
Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố có tiêu đề “Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ”.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét lại đề xuất thu phí tàu Trung Quốc
15:10'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc giảm mức phí đề xuất với tàu liên quan đến Trung Quốc cập cảng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực
12:27'
Mức thuế đối ứng Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0h01 ngày 9/4 theo giờ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Thứ trưởng Quốc phòng
12:25'
Thượng viện Mỹ đã chính thức bổ nhiệm ông Elbridge Colby giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách – một trong ba vị trí quan trọng nhất tại Lầu Năm góc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký loạt sắc lệnh khôi phục ngành than giữa “cơn khát” điện
11:20'
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ đã ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất than nội địa, trong nỗ lực hồi sinh ngành công nghiệp từng là “xương sống” của năng lượng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp
11:05'
Hàn Quốc sẽ tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh áp thuế gần đây của Mỹ.