EVFTA - động lực thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Thụy Điển
Vì vậy, ngay trong tháng 1/2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã tăng tới 99,94% so với cùng kỳ năm 2020.
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, với nền kinh tế tri thức dựa trên nền tảng công nghệ cao và một hệ thống phúc lợi xã hội toàn diện, Thụy Điển hiện là một trong các quốc gia có mức sống cao nhất thế giới.
Hơn nữa, thế mạnh trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, công nghệ cao… giúp Thụy Điển xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng chủ lực.
Cụ thể như máy móc, phụ tùng cho ngành công nghiệp, viễn thông và có nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam sản phẩm nông nghiệp, giày dép, dệt may, đồ gỗ…; đặc biệt gạo Việt Nam cũng có nhiều cơ hội vào thị trường Thụy Điển.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 1/2021, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Thụy Điển đạt khoảng 160,89 triệu USD; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Thụy Điển đạt khoảng 132 triệu USD, tăng 99,94% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Thụy Điển đạt 28,89 triệu USD, tăng 11,98% so với cùng kỳ năm 2020.
Đánh giá về tiềm năng của các mặt hàng Việt Nam tại thị trường Thụy Điển, Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển Phan Đăng Đương cho biết, quan hệ thương mại giữa hai nước có tính bổ trợ lẫn nhau, không cạnh tranh trực tiếp, nhất là với các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới và nông sản chế biến mà thị trường EU nói chung và Thụy Điển nói riêng có nhu cầu cao.
Hiện, quy mô xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Bắc Âu chiếm tỷ lệ khá nhỏ, chỉ khoảng 2,5 tỷ USD, do đó tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam vào thị trường này là rất lớn.
Đặc biệt, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã từng bước xóa bỏ các rào cản, mở rộng cánh cửa cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Bắc Âu tiềm năng nói chung, Thụy Điển nói riêng.
Theo Đại sứ Phan Đăng Đương, ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng tận dụng lợi thế ưu đãi thuế quan để xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang EU và Thụy Điển.
Đại sứ Phan Đăng Dương cho biết thêm, Hiệp định EVFTA nêu rõ, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo (thuế 0%) đối với gạo xay xát và gạo thơm, đồng thời xóa bỏ thuế đối với tấm trong thời hạn 5 năm.
Nhờ đó, từ chỗ vắng bóng trên thị trường Thụy Điển, gạo Việt Nam đã xuất hiện và đang từng bước chiếm lĩnh thị trường này với kim ngạch xuất khẩu tăng gần 10 lần, từ mức khoảng 100 nghìn USD các năm trước đây lên hơn 1 triệu USD.
Ngoài gạo, một số mặt hàng chủ lực khác của Việt Nam cũng có nhiều triển vọng thâm nhập thị trường Thụy Điển như đồ gỗ, trái cây nhiệt đới đông lạnh, nước cốt dừa, rau đông lạnh, hàng dệt may, giày dép...
Hiện nay, các nước EU nói chung và Thụy Điển nói riêng đang tích cực triển khai tiêm phòng vaccine COVID-19. Dự báo, khi dịch bệnh được kiểm soát, các biện pháp hạn chế dần được nới lỏng và kinh tế có bước hồi phục, giao thương trở lại bình thường sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho việc tăng cường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường này.
Thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland, và Latvia) đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy ngoại giao kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước và Bắc Âu kịp thời nắm bắt những thông tin quan trọng, tăng cường kết nối, thúc đẩy giao thương.
Đặc biệt, Thương vụ đã xây dựng 2 trang web (tiếng Anh và tiếng Việt), facebook, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp trực tuyến; xuất bản 7 cuốn sách điện tử (tiếng Việt) về thị trường Bắc Âu, 2 cuốn sách điện tử (tiếng Anh) về mặt hàng rau, quả và thủy sản của Việt Nam và 10 ấn phẩm truyền quảng bá cho hàng Việt Nam và cơ hội cho các nhà nhập khẩu khu vực Bắc Âu…
Trong bối cảnh châu Âu trở thành tâm dịch COVID-19, mọi hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp, giao thương bị xáo trộn, đứt gãy, việc nhanh chóng thích nghi với điều kiện bình thường mới, sử dụng công nghệ thông tin để kết nối các doanh nghiệp trong nước với thị trường tiềm năng này có ý nghĩa rất quan trọng.
Đặc biệt, các trang web tiếng Việt và tiếng Anh được Thương vụ xây dựng trong thời gian gần đây giúp việc truy cập các nguồn thông tin phong phú về thị trường Bắc Âu đã có nhiều thuận lợi, giúp các doanh nghiệp trong nước nhanh chóng nắm bắt thông tin, tiếp cận thị trường đầy tiềm năng này.
“Sự ra đời của trang website dành cho các doanh nghiệp khu vực Bắc Âu giúp doanh nghiệp có thêm một kênh thông tin hỗ trợ, giúp họ tìm hiểu về môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam cũng như những cơ hội do EVFTA mang lại, tạo đà cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu ngày càng nhiều sang thị trường Bắc Âu trong thời gian tới” – đại sứ Phan Đăng Đương nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EVFTA - xung lực quan trọng đối với quan hệ thương mại giữa Đức và Việt Nam
09:53' - 13/01/2021
Trang web của Bộ Kinh tế và năng lượng Liên bang Đức (BMWI) đã đăng tải thông tin về phiên họp lần thứ nhất Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam-Đức diễn ra cùng ngày theo hình thức trực tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA: Ký kết thỏa thuận cộng gộp xuất xứ sản phẩm dệt may với Hàn Quốc
13:51' - 13/12/2020
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã ký kết thoả thuận cộng gộp xuất xứ nguyên liệu dệt may giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong EVFTA.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cao tốc Gia Lai - Quy Nhơn: Mở lối cho Tây Nguyên vươn biển
08:12'
Xây dựng tuyến cao tốc Gia Lai - Quy Nhơn được xem là yếu tố then chốt để đưa Gia Lai nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung “vươn khơi ra biển lớn”.
-
Kinh tế Việt Nam
Uỷ quyền thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng tại hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An
06:00'
Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Pháp
21:54' - 25/05/2022
Các địa phương của Pháp và Hải Phòng đã có nhiều mối quan hệ hợp tác trong thời gian qua và mong muốn phát triển quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn nữa giữa thành phố Hải Phòng với các doanh nghiệp của Pháp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
21:09' - 25/05/2022
Là đô thị loại I mang những đặc trưng cơ bản của một đô thị trung tâm đa chức năng, thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên và cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản
20:56' - 25/05/2022
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp ở hai tỉnh nói riêng và Nhật Bản nói chung khi đầu tư vào Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực giải ngân vốn của ngành giao thông còn rất lớn
18:58' - 25/05/2022
Ngày 25/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp kiểm điểm tiến độ các dự án xây dựng cơ bản và giải ngân các dự án đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh giác mục đích sử dụng điện ảnh vì chính trị và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ
18:38' - 25/05/2022
Chiều 25/5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), đồng thời tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Cuối năm 2022 sẽ khởi công dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo
18:21' - 25/05/2022
Công tác chuẩn bị cho việc triển khai dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo do Ban làm đại diện chủ đầu tư đang bám sát tiến độ đề ra của Bộ Giao thông Vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam
18:08' - 25/05/2022
Ngày 25/5, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán tổ chức diễn đàn về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam lần thứ hai,