EVFTA - xung lực quan trọng đối với quan hệ thương mại giữa Đức và Việt Nam
Ngày 12/1, trang web của Bộ Kinh tế và năng lượng Liên bang Đức (BMWI) đã đăng tải thông tin về phiên họp lần thứ nhất Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam-Đức diễn ra cùng ngày theo hình thức trực tuyến, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng BMWI Peter Altmaier và Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh.
Thông tin được đăng tải cho biết mục đích của việc thành lập ủy ban trên là nhằm xác định các lĩnh vực có thể tăng cường hợp tác cũng như tháo gỡ những trở ngại cho các doanh nghiệp hai bên trong các hoạt động hợp tác ở hai nước. Ngoài nỗ lực ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, phiên họp đầu tiên của ủy ban hỗn hợp cũng tập trung thảo luận về các lĩnh vực thương mại và công nghiệp, năng lượng và đào tạo nghề/tuyển dụng lao động lành nghề.
Theo Bộ trưởng Peter Altmaier, Việt Nam và Đức từ lâu đã gắn kết với nhau thông qua mối quan hệ đối tác sâu sắc và bền chặt và việc tiến hành phiên họp lần thứ nhất của ủy ban hỗn hợp là nỗ lực tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ này. Bộ trưởng cho rằng Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020 đã tạo động lực quan trọng cho việc tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, việc trao đổi giữa hai nước và hai nền kinh tế lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, vì chỉ có thị trường mở và thương mại tự do mới có thể giúp vượt qua khủng hoảng cũng như thúc đẩy nền kinh tế hai nước.
Theo BMWI, sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp Đức trong việc tăng cường hợp tác với Việt Nam cũng được thể hiện qua thành phần tham dự phiên họp, gồm nhiều lãnh đạo hiệp hội và doanh nghiệp, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Việt Nam của Hội Doanh nghiệp Đức tại châu Á - Thái Bình Dương (OAV), thành viên ban lãnh đạo tập đoàn Schaeffler, ông Andreas Schick; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương của Đức và là Chủ tịch tập đoàn Siemens, ông Joe Kaeser.
Số liệu của BMWI cho biết kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương giữa Đức và Việt Nam đã tăng gấp 4 lần trong 10 năm qua và Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU.
Cùng ngày, trang tin chuyên về tài chính finanzen.net của Đức cũng đăng tải thông tin về việc Đức và Việt Nam mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai nước. Theo bài viết, với mong muốn tiếp tục đẩy mạnh quan hệ thương mại song phương, Đức và Việt Nam đã tiến hành phiên họp thứ nhất Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Bài viết cho rằng EVFTA sẽ giúp tăng khối lượng thương mại song phương cũng như sự hiện diện của các công ty Đức, hiện ở mức trên 350 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Ý kiến
BDI: Kinh tế Đức dự kiến tăng trưởng 3,5% trong năm 2021
06:02' - 13/01/2021
Hiệp hội Công nghiệp Đức BDI ngày 12/1 dự báo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm 2021, sau khi sụt giảm khoảng 5% vào năm 2020.
-
Thị trường
Thị trường ô tô Đức giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm
08:00' - 09/01/2021
Trong năm 2020, thị trường ô tô của Đức đã sụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nước Đức thống nhất (năm 1990), với sản lượng và doanh số bán hàng giảm đáng kể do tác động của đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến
DIW: Nền kinh tế Đức không thể sớm thoát khỏi khủng hoảng
11:04' - 02/01/2021
Theo Chủ tịch DIW, những dự báo kinh tế được đưa ra dựa trên nhận định rằng đại dịch COVID-19 sẽ nhanh chóng kết thúc và kinh tế sẽ phục hồi trong năm 2021 này sẽ chỉ là ảo tưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng A.Merkel: Đức đối mặt với khó khăn kéo dài sang năm 2021
13:15' - 31/12/2020
Theo Thủ tướng Angela Merkel, khủng hoảng dịch COVID-19 chưa từng có trong lịch sử nước Đức có thể tiếp tục kéo dài sang năm 2021, ngay cả khi các loại vaccine phòng dịch mang lại hy vọng nhất định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Facebook gỡ tính năng đề xuất các nhóm liên quan đến chính trị
11:48'
Mạng xã hội Facebook sẽ gỡ bỏ tính năng hiển thị đề xuất các nhóm liên quan đến chính trị cho người dùng trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Yếu tố nào thúc đẩy thị trường chứng khoán Trung Quốc đi lên?
06:30'
Thành công của Trung Quốc trong việc chống lại đại dịch đã cho các nhà đầu tư một số lý do để lạc quan về triển vọng của thị trường chứng khoán nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Nợ xấu trong lĩnh vực nhà ở tại Malaysia - cuộc khủng hoảng tiềm tàng
05:30'
Với lệnh kiểm soát đi lại mới được áp dụng tại Malaysia, giới chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng nợ mua nhà dường như đang bắt đầu được hình thành tại quốc gia Đông Nam Á này.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng Đức mất lòng tin về triển vọng kinh tế và thu nhập
21:54' - 27/01/2021
Các biện pháp phong tỏa làm gia tăng sự mất lòng tin của người tiêu dùng Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thân thiện với môi trường
15:37' - 27/01/2021
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) cho biết nước này đang rất cần các khoản đầu tư có thể tạo việc làm và tạo ra sản phẩm cạnh tranh trên thị trường thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Canada muốn được miễn trừ các quy định trong chính sách ‘Mua hàng Mỹ’
14:38' - 27/01/2021
Chính phủ Canada có kế hoạch tìm kiếm sự miễn trừ khỏi các quy tắc mua sắm khắt khe trong chính sách "Mua hàng Mỹ".
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc họp đầu tiên của Fed dưới thời tân Tổng thống Mỹ nhận được nhiều sự quan tâm
12:30' - 27/01/2021
Một tuần sau chính phủ của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden “tiếp quản”, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khai mạc cuộc họp chính sách đầu tiên trong năm 2021 ngày 26-27/1, tập trung vào phục hồi kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
IMF nâng dự báo tăng trưởng của Mỹ Latinh trong năm 2021
10:25' - 27/01/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng của khu vực Mỹ Latinh trong năm 2021 lên 4,1%, đồng thời cũng nâng dự báo tăng trưởng của hai nền kinh tế lớn trong khu vực là Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ bác kiến nghị ngăn luận tội cựu Tổng thống Donald Trump
10:24' - 27/01/2021
Thượng viện Mỹ đã bác bỏ kiến nghị của các nghị sĩ đảng Cộng hòa nhằm ngăn chặn kế hoạch luận tội cựu Tổng thống Donald Trump.