G7 đồng ý hỗ trợ tăng cường sức mạnh tài chính của IMF
Vương quốc Anh - nước đương nhiệm chức Chủ tịch G7 trong năm nay - cho biết các Bộ trưởng Tài chính G7 đã đồng ý ủng hộ việc gia tăng "đáng kể" khối lượng Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) - một loại tiền tệ nội bộ được IMF sử dụng.
Bộ Tài chính Anh cho biết lượng SDR bổ sung sẽ giúp các nước nghèo hơn chi trả cho các nhu cầu quan trọng như vaccine ngừa COVID-19 và nhập khẩu thực phẩm, đồng thời cải thiện vùng dự phòng của các thị trường mới nổi và các nước thu nhập thấp.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva đã hoanh nghênh thông tin trên, đồng thời cho biết cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G7 rất hiệu quả.
Những nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán G7 cho biết khoản tăng thêm tương đương 650 tỷ USD đang được các nước thảo luận.
Năm ngoái, IMF cho biết họ muốn mở rộng chưởng trình phân bổ SDR từ mức 293 tỷ USD đã duy trì từ lần mở rộng gần nhất vào năm 2009 lên mức tương đương 500 tỷ USD.
Tuy nhiên, yêu cầu mở rộng đó đã bị Chính phủ dưới quyền cựu Tổng thống Donald Trump lúc bấy giờ phản đối. Sang tháng 2/2021, tân Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen thuộc chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết bà chấp nhận kế hoạch mở rộng phân phối SDR của IMF. Nhưng bà muốn tổ chức này minh bạch hơn về cách các SDR sẽ được sử dụng và giao dịch ra sao.
Song ngay cả khi bà Yellen giành được sự đồng thuận đối với kế hoạch phân bổ thêm lượng SDR có giá trị thấp hơn ngưỡng phải được Quốc hội Mỹ phê duyệt (khoảng 679 tỷ USD dựa trên tỷ giá hối đoái hiện thời), vẫn có những ý kiến phản đối trong nước rằng khoản SDR sẽ không được phân bổ hợp lý.
Ngoài ra, bất kỳ việc mở rộng SDR nào cũng sẽ cần được các nước ngoài G7, bao gồm Trung Quốc và các thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) nhất trí trước cuộc họp mùa Xuân của IMF vào tháng 4/2021.
Bên cạnh đó, Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch cho biết việc tăng SDR lên 500 tỷ USD sẽ tương đương với 0,5% sản lượng kinh tế và chiếm 3,5% dự trữ tài chính toàn cầu hàng năm. Trong một lưu ý gửi cho khách hàng, Fitch viết rằng khoản tăng trên sẽ giúp các quốc gia đối phó với áp lực tài chính bên ngoài tức thời, nhưng lại không đủ để giảm bớt những thách thức về khoản thanh toán nợ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
G7 cam kết xóa bỏ "chủ nghĩa dân tộc vaccine"
21:09' - 20/02/2021
G7 đã nhất trí tăng cường hợp tác trong ứng phó với đại dịch COVID-19 và tăng tài trợ cho chương trình sáng kiến vaccine toàn cầu lên 7,5 tỷ USD thông qua chương trình phân phối vaccine quốc tế COVAX.
-
Kinh tế & Xã hội
G7 ủng hộ Nhật Bản tổ chức Thế vận hội mùa Hè Tokyo
08:24' - 20/02/2021
G7 bày tỏ sự ủng hộ đối với Nhật Bản trong quyết tâm tổ chức thành công Thế vận hội mùa Hè Olympic và Paralympic tại Tokyo vào tháng 7 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
IMF: Tăng chi cho vaccine là cách nhanh nhất để củng cố tài chính công
06:00'
IMF cho rằng việc dành thêm tiền để thúc đẩy tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 là cách nhanh nhất để bắt đầu đưa tình hình tài chính của các chính phủ về trạng thái bình thường.
-
Ý kiến
IMF: Kinh tế Czech và Slovakia sẽ tăng trưởng thấp hơn dự kiến
07:30' - 10/04/2021
Theo trang tin patria.cz, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ thấp hơn triển vọng của nền kinh tế CH Czech trong năm 2021 với dự kiến tăng trưởng 4,2%, thấp hơn mức dự kiến tăng 5,1% đưa ra năm ngoái.
-
Ý kiến
OECD cảnh báo thực trạng định giá carbon thấp trên toàn thế giới
07:10' - 10/04/2021
Không có nền kinh tế lớn nào trên thế giới có chính sách định giá carbon phù hợp với mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhằm giới hạn nhiệt độ trên toàn cầu tăng ở mức 1,5 độ C.
-
Ý kiến
IMF: Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh nhất ASEAN năm 2022
12:33' - 09/04/2021
Theo dự báo của IMF, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ lên tới 7,2% và là mức tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN.
-
Ý kiến
IMF: Campuchia sẽ vào nhóm các nước tăng trưởng nhanh nhất ASEAN vào năm tới
11:37' - 09/04/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Campuchia sẽ tăng từ 4,2% năm 2021 lên 6,0% năm 2022, đưa Campuchia vào nhóm các nước tăng trưởng nhanh nhất ASEAN vào năm tới.
-
Ý kiến
Báo Nam Phi: Việt Nam đặt hy vọng vào thế hệ lãnh đạo mới
08:40' - 09/04/2021
Báo Pretoria News đã đăng bài của bà Val Boje – Chủ tịch Câu lạc bộ Báo chí quốc gia Nam Phi – về những hy vọng mà người dân Việt Nam dành cho đội ngũ lãnh đạo mới của đất nước.
-
Ý kiến
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Hoàn thiện thể chế và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính
16:28' - 08/04/2021
Ngày 8/4, Quốc hội đã bỏ phiếu tán thành phê chuẩn ông Hồ Đức Phớc, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước, giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Ý kiến
WHO: Có mối liên hệ giữa vaccine AstraZeneca với tình trạng đông máu
14:17' - 08/04/2021
WHO cho rằng có mối liên hệ giữa việc tiêm vaccine AstraZeneca với tình trạng đông máu (huyết khối), dù rất hiện tượng này là rất hy hữu.
-
Ý kiến
Báo Nam Phi: Việt Nam với cơ hội, sự ngưỡng mộ và đánh giá cao
07:30' - 08/04/2021
Việt Nam có cơ cấu lãnh đạo tập thể gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội với vai trò quan trọng của Bộ Chính trị hiện gồm 18 thành viên.