Gắn trách nhiệm cụ thể với từng địa phương khi vay vốn ODA
Liên quan đến việc Việt Nam có thể không còn được vay vốn ưu đãi theo điều kiện ODA bắt đầu từ tháng 7/2017 và phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Bên lề Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII ngày 24/3, phóng viên TTXVN đã ghi lại ý kiến của các đại biểu quốc hội về vấn đề này.
* Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn Tp. Hồ Chí Minh): Gắn trách nhiệm cụ thể với từng địa phương
Đây là một trong những nội dung mà Chính phủ đã có kịch bản. Hiện nay, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt 2.109 USD, trong khi cứ vượt qua mức thu nhập bình quân đầu người 1.000 USD thì đã là nước có thu nhập trung bình.
Đến năm 2017, chúng ta sẽ vay với mức lãi suất cao hơn từ 2-3% và thời gian cũng ngắn hơn chỉ khoảng 15-20 năm, thậm chí còn ngắn hơn nữa. Do vậy, vấn đề vốn vay ODA cần phải được kiểm soát chặt hơn nữa bởi vì mỗi năm Việt Nam giải ngân khoảng 4 - 4,5 tỷ USD.
Như vậy, suốt 20 năm qua, nguồn vốn này giúp Việt Nam trong việc tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, đem lại rất nhiều lợi ích... Nhưng nếu quản lý một cách chặt chẽ hơn, hạn chế bớt những dự án xin cho thì tính hiệu quả của nó còn cao hơn nữa.
Sắp tới đây, vốn ODA sẽ xem xét đến vấn đề Chính phủ vay xong rồi cho các địa phương vay lại. Các địa phương đó phải thông qua Hội đồng nhân dân các cấp để cân nhắc xem dự án có mang lại hiệu quả hay không và có cần thiết chưa, có phù hợp với cuộc sống của người dân hay không. Từ đó, gắn trách nhiệm cụ thể với từng địa phương theo như Luật Đầu tư công và nâng cao việc sử dụng vốn ODA.
Bên cạnh đó, cũng hạn chế được tình trạng đầu tư không hiệu quả như trước đây, bởi có sự tham gia giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các dự án liên vùng mang tính chất ảnh hưởng đến khu vực thì nhất thiết dự án đó phải là của Chính phủ và là các dự án cấp phát.
* Đại biểu Phan Văn Quý (đoàn Nghệ An): Giảm bớt gánh nặng cho Chính phủ
Việc rút ngắn thời gian cho các khoản vay vốn ODA là chính sách của các nhà tài trợ. Khi một đất nước thoát được mức thu nhập trung bình thì các chính sách ưu đãi, đặc biệt về vốn ODA sẽ bị cắt giảm và chúng ta cũng nằm trong chính sách chung của các nhà tài trợ đó.
Chính phủ đã có chủ trương xem nguồn vốn ODA cũng như nguồn vốn vay khác phải có hạch toán. Đồng thời, cũng được xem như nguồn vốn thương mại khác. Đó là cách làm chuyên nghiệp và có hiệu quả, bởi vì các chủ đầu tư sử dụng vốn, đặc biệt vốn ODA phải nghĩ tới hiệu quả của nó.Thời hạn đến năm 2017 vốn ODA sẽ cắt giảm và tăng lãi suất sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam vì nước ta đang phát triển, các công trình hạ tầng chính đã cơ bản hoàn thành và phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang áp dụng nhiều hình thức đầu tư như PPP, BOT… Điều này đã giảm bớt gánh nặng cho Chính phủ.
Lâu nay nhà nước vẫn làm thay cho các địa phương, dẫn đến việc địa phương khi xin được ODA coi như "của được". Bây giờ cho các địa phương vay thì phải xét trên tính khả thi của dự án và phải có trách nhiệm hoàn trả vốn. Như vậy, trách nhiệm của địa phương sẽ cao hơn. Đây là một hình thức hay, tạo ra trách nhiệm của tất cả các tầng lớp, đặc biệt là những người đi vay vốn.
* Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc): Phân công trách nhiệm rõ ràng
Trước đây, phương thức sử dụng vốn ODA theo cách là nguồn vốn tập trung ở Chính phủ rồi Chính phủ điều tiết. Cơ chế này nảy sinh tình trạng "xin", "chạy" vốn ODA, dẫn đến sự không công bằng và đôi khi vốn này sử dụng chưa hiệu quả.
Chúng ta đang sử dụng nguồn vốn vay trong bối cảnh đất nước đang cần các nguồn lực để kiến tạo và phát triển. Quan trọng nhất là quản lý, sử dụng nguồn vốn như thế nào là câu chuyện đáng bàn và bài toán là làm sao sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả.
Trong đó, phải tính toán được chúng ta vay 1 đồng phải mang lại lợi ích là 2 - 3 đồng và bảo đảm nguồn vốn phải sinh lời. Muốn được như vậy, phải có phân công trách nhiệm rõ ràng và có cơ chế chịu trách nhiệm trong nguồn vay này. Nếu không phân rõ trách nhiệm, rất khó để các nguồn vay này được sử dụng có hiệu quả.
Không có chuyện cứ vay ào ào, rồi đến lúc để thất thoát nguồn vốn, sử dụng không hiệu quả lại là trách nhiệm tập thể và cuối cùng không có cá nhân đứng ra chịu trách nhiệm.
Bên cạnh đó, cũng cần phải huy động nguồn vốn nội lực trong nước, huy động được nguồn vốn từ dân và hạn chế đi vay. Đây không chỉ là chuyện vay vốn, mà phải tính toán đầu tư vào đâu, đầu tư cái gì, đầu tư làm sao cho có hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào thế giới hiện nay.
Ngoài ra, cũng cần phải coi trọng các thành phần kinh tế để tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội; tạo sân chơi bình đẳng, các thành phần kinh tế phải được tôn trọng ngang nhau trước pháp luật để từ đó huy động được các nguồn lực.
Nguồn vay là một kênh huy động vốn rất tốt, nhưng hết sức thận trọng khi sử dụng nguồn vay. Vay là chúng ta phải trả lãi mà hiện áp lực vay của Chính phủ là rất lớn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ODA sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào?
12:30' - 07/03/2016
Thủ tướng vừa phê duyệt đề án nhằm mục đích minh bạch hóa chính sách của Chính phủ Việt Nam trong việc thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn vốn này đối với dư luận rộng rãi trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn ODA giai đoạn tới có tính khả thi cao
06:35' - 19/02/2016
Nhiệm vụ giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong thời kỳ 2016 - 2020 có tính khả thi cao vì hầu hết đều là các chương trình, dự án chuyển tiếp từ thời kỳ 2011 - 2015.
-
Kinh tế Việt Nam
Chưa bình đẳng trong cấp phát ODA cho các địa phương
17:10' - 10/12/2015
Bộ Tài chính cho biết, trong 10 năm qua, 35% tổng vốn ODA vay ưu đãi ký kết là dành cho địa phương (15,5 tỷ USD)
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp tốt sẽ có thêm nhiều cơ hội tiếp cận vốn ODA
06:00' - 16/10/2015
Yếu tố quan trọng nhất để Việt Nam có thể tiếp cận với ODA, là sự phối hợp tốt giữa Chính phủ, chính quyền địa phương và các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng ODA
10:01' - 02/10/2015
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương nâng cao hiệu quả sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21'
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20'
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09'
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.