Gánh nặng nợ toàn cầu vẫn ở mức cao
Theo bản cập nhật mới nhất của Cơ sở dữ liệu nợ toàn cầu (Global Debt Database), gánh nặng nợ toàn cầu đã giảm trong năm thứ hai liên tiếp, mặc dù vẫn ở trên mức cao trước đại dịch.
Tổng nợ ở mức 238% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới vào năm 2022, cao hơn 9 điểm phần trăm so với năm 2019. Tính theo tỷ giá USD, khoản nợ lên tới 235.000 tỷ USD.
Các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải kiên định trong vài năm tới trong cam kết duy trì tính bền vững của nợ.Bất chấp sự phục hồi tăng trưởng kinh tế từ năm 2020 và lạm phát cao hơn nhiều so với dự kiến, nợ công vẫn ở mức cao. Thâm hụt tài khóa khiến mức nợ công tăng cao, do nhiều chính phủ chi tiêu nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng và ứng phó với tình trạng giá lương thực và năng lượng tăng vọt ngay cả khi họ chấm dứt hỗ trợ tài chính liên quan đến đại dịch.
Những tác nhân chính gây ra xu hướng nợ
Trước đại dịch, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu đã tăng trong nhiều thập niên. Nợ công toàn cầu đã tăng gấp ba lần kể từ giữa những năm 1970, đạt 92% GDP (hoặc hơn 91.000 tỷ USD) vào cuối năm 2022. Nợ tư nhân cũng tăng gấp ba lần lên 146% GDP (hoặc gần 144.000 tỷ USD), nhưng trong khoảng thời gian dài hơn từ năm 1960 đến năm 2022.
Nợ ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp cũng tăng đáng kể trong hai thập kỷ qua, mặc dù từ mức ban đầu thấp hơn. Ngay cả khi mức nợ của họ, đặc biệt là nợ tư nhân, vẫn ở mức trung bình tương đối thấp so với các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi, tốc độ gia tăng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tạo ra những thách thức và điểm yếu. Hơn một nửa số quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp đang có nguy cơ gặp khó khăn về nợ nần cao và khoảng 20% các thị trường mới nổi có giao dịch trái phiếu chính phủ ở mức khó khăn.Phương thức giải quyết các lỗ hổng nợ
Các chính phủ nên thực hiện các bước khẩn cấp để giúp giảm thiểu rủi ro nợ và đảo ngược xu hướng nợ dài hạn. Đối với nợ của khu vực tư nhân, những chính sách đó có thể bao gồm việc giám sát thận trọng gánh nặng nợ của hộ gia đình và doanh nghiệp phi tài chính cũng như các rủi ro ổn định tài chính liên quan. Đối với các lỗ hổng nợ công, việc xây dựng khung tài chính đáng tin cậy có thể hướng dẫn quá trình cân bằng nhu cầu chi tiêu với tính bền vững của nợ.
Đối với các nước đang phát triển có thu nhập thấp, việc cải thiện khả năng thu thêm nguồn thu từ thuế là vấn đề then chốt. Điều quan trọng là giảm gánh nặng nợ sẽ tạo ra không gian tài chính và cho phép đầu tư mới, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Những cải cách đối với thị trường lao động và sản phẩm nhằm tăng sản lượng tiềm năng ở cấp quốc gia sẽ hỗ trợ mục tiêu đó. Hợp tác quốc tế về thuế, bao gồm cả thuế carbon, có thể làm giảm bớt áp lực lên tài chính công./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nợ công của Ukraine cao kỷ lục
13:02' - 29/08/2023
Bộ Tài chính Ukraine cho biết chỉ tính riêng trong tháng 7 vừa qua, nợ công của Ukraine đã tăng thêm 4 tỷ USD, nâng tổng nợ quốc gia của nước này lên mức cao nhất từ trước đến nay, gần 133 tỷ USD.
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro tiềm ẩn từ mức nợ công gia tăng của Malaysia
05:30' - 27/08/2023
Theo giới chuyên gia trong nước, mức nợ của Chính phủ Malaysia vẫn nằm trong kiểm soát và không gây lo ngại nghiêm trọng. Tuy nhiên, nợ chính phủ cao và ngày càng tăng vẫn có những rủi ro tiềm ẩn.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Thế giới cảnh báo tình thế “mong manh” của kinh tế Iraq do nợ công
07:53' - 21/08/2023
Trong báo cáo ra ngày 20/8, Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá nền kinh tế Iraq đang trong tình thế "mong manh" khi khoản nợ công của nước này đã tăng lên mức 152 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD
10:47'
Giá bitcoin đã tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD/BTC trong phiên 8/5 (theo giờ địa phương), đánh dấu lần đầu tiên vượt mốc này kể từ đầu tháng 2/2025.
-
Tài chính
Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ với lao động nghỉ việc theo Nghị định 178
17:54' - 08/05/2025
Bộ Tài chính cho biết đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, kiện toàn bộ máy theo Nghị định 178 và Nghị định 67 của Chính phủ.
-
Tài chính
Nhật Bản sửa luật để tăng hiệu quả vốn ODA
15:34' - 07/05/2025
Nhật Bản đã sửa đổi luật theo hướng tăng sử dụng hiệu quả viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh ngân sách viện trợ eo hẹp trong khi nhu cầu chung trên toàn cầu về nguồn vốn này rất lớn.
-
Tài chính
Thặng dư thương mại 4 tháng qua giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái
12:46' - 07/05/2025
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng/2025 thặng dư 3,8 tỷ USD, giảm 58,2% so với mức thặng dư 9,05 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.
-
Tài chính
EU chi 500 triệu euro thu hút nhân tài khoa học toàn cầu
09:10' - 07/05/2025
Theo kế hoạch, khoản đầu tư sẽ được triển khai trong giai đoạn 2025–2027 nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học tại châu Âu, đồng thời thu hút các nhà khoa học xuất sắc trên toàn cầu.
-
Tài chính
Hoàn gần 1.170 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân tự động
15:55' - 06/05/2025
Đến nay, cơ quan thuế đã tạo lệnh cho 256.797 hồ sơ hoàn thuế và gửi điện tử cho Kho bạc Nhà nước để chi hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động với số tiền trên 1.169 tỷ đồng cho người nộp thuế.
-
Tài chính
Tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp: Không bao hàm "ưu đãi vô điều kiện"
14:34' - 06/05/2025
Ông Nguyễn Thành Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí đã có trao đổi với báo chí xung quanh chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
-
Tài chính
Apple và General Motors phải trả lãi suất trái phiếu cao hơn
11:52' - 06/05/2025
Apple Inc. và General Motors Co. đã phải trả chi phí cao hơn cho các trái phiếu mà họ bán ra vào ngày 5/5.
-
Tài chính
Tín dụng tư nhân sẽ là lựa chọn mới cho nhà đầu tư
11:51' - 06/05/2025
Các chuyên gia tài chính nhận định trong thời gian tới, các nhà đầu tư cá nhân sẽ có thêm nhiều lựa chọn đầu tư mới bằng các sản phẩm tài chính bao gồm cả tín dụng tư nhân.