GDP của Nhật Bản sụt giảm mạnh nhất trong 40 năm
Đây là mức sụt giảm mạnh nhất của kinh tế Nhật Bản kể từ khi thống kê số liệu GDP vào quý II/1980. Mức sụt giảm mạnh nhất trước đó là 17,8%, xảy ra vào quý I/2009 sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát do sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ) vào tháng 9/2008.
Kể từ cuối năm 2018, nền kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu gặp nhiều khó khăn do các tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Kinh tế bắt đầu lao dốc sau khi Chính phủ Nhật Bản nâng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% vào đầu tháng 10/2019. Trong quý cuối của năm 2019, GDP thực tế của Nhật Bản đã giảm 7,1% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức giảm mạnh nhất trong hơn 5 năm qua.
Tuy nhiên, giai đoạn tồi tệ nhất đối với nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới chỉ bắt đầu sau khi dịch COVID-19 bùng phát ở Nhật Bản vào giữa tháng 1/2020. Dịch bệnh không chỉ hạn chế thương mại giữa Nhật Bản và các nước mà còn gây gián đoạn các chuỗi cung ứng và tác động tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Hệ quả là trong quý I/2020, nền kinh tế này đã chính thức rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật khi GDP thực tế giảm 3,4%.
Nhiều chuyên gia phân tích đã dự báo quý II/2020 sẽ là một trong những quý tồi tệ nhất đối với nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này. Tuy nhiên, mức sụt giảm tới 27,8% khiến nhiều người bất ngờ.
Theo giới phân tích, nguyên nhân chủ yếu khiến GDP của Nhật Bản sụt giảm mạnh là do dịch COVID-19 đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng cho nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời khiến nhu cầu bên ngoài sụt giảm mạnh, trong khi các biện pháp mà Chính phủ Nhật Bản áp dụng, trong đó có việc ban bố tình trạng khẩn cấp trong thời gian từ ngày 7/4 đến 25/5, đã khiến hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong nước bị đình trệ, đồng thời tác động tiêu cực đối với chi tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm hơn 50% GDP.
Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, trong quý II/2020, chi tiêu dùng cá nhân giảm tới 8,2% so với quý trước đó, trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sụt giảm tới 18,5%, trong khi kim ngạch nhập khẩu chỉ giảm 0,5%. Chi tiêu vốn cá nhân, một trụ cột quan trọng khác của nhu cầu trong nước, giảm 1,5%.
GDP danh nghĩa (không tính biến động giá cả) của Nhật Bản trong quý II/2020 giảm 26,4% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 7,4% so với quý trước đó./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Nhật Bản: Tổng lợi nhuận của các công ty niêm yết giảm mạnh
20:33' - 14/08/2020
Tổng lợi nhuận ròng của các công ty Nhật Bản niêm yết trên sàn chứng khoán trong nước đã giảm 53,7% trong quý I tài khóa 2020-2021 (tức quý II/2020), do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới phân tích: Tác động của COVID với kinh tế Nhật Bản lớn hơn dự kiến
18:15' - 14/08/2020
Các nhà phân tích dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ sụt giảm mạnh hơn dự kiến và sẽ trải qua đợt giảm phát nhẹ trong tài khóa 2020-2021, cho thấy tính chất “mong manh” của sự hồi phục sau dịch COVID-19.
-
Ngân hàng
Các ngân hàng Nhật Bản cấp khoản vay 330 triệu USD cho dự án điện Mặt Trời tại Qatar
08:00' - 14/08/2020
Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Ngân hàng Mizuho đã ký thỏa thuận cấp khoản cho vay 330 triệu USD để xây dựng nhà máy năng lượng Mặt Trời quy mô lớn đầu tiên tại Qatar.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.