Giá dầu thế giới tiếp tục đi xuống trong phiên 19/7
Giá dầu thế giới phiên 19/7 đã có ngày giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2021, với thỏa thuận tăng sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn khác làm dấy lên lo ngại về thặng dư nguồn cung trong khi số ca mắc COVID-19 gia tăng một lần nữa "đe dọa" ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu năng lượng.
Phiên này, giá dầu Brent chốt ở mức 68,62 USD/thùng, sau khi giảm 4,97 USD (tương đương 6,8%). Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 8/2021 hết hạn vào thứ Ba (20/7) chốt ở mức 66,42 USD/thùng, lùi 5,39 USD (7,5%). Giá dầu WTI giao tháng 9/2021 cũng để mất 5,21 USD xuống 66,35 USD/thùng. OPEC và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (còn được gọi là OPEC+), đã đạt được một thỏa hiệp vào ngày Chủ nhật để tăng nguồn cung dầu từ tháng Tám nhằm hạ nhiệt giá “vàng đen” - vốn đã đạt mức cao nhất trong hơn hai năm vào tháng này. Ông John Kilduff, một đối tác của công ty môi giới đầu tư Again Capital cho biết thị trường vẫn phải đối mặt với sự thiếu hụt đáng kể về nguồn cung so với nhu cầu.Nhưng hiện tại, số thùng dầu bổ sung được coi là đủ lớn để kéo lùi thậm chí triệt tiêu đà tăng gần đây của giá dầu.
Một số ngân hàng lớn đã lập luận rằng thị trường sẽ tiếp tục phục hồi, với Goldman Sachs ngày 19/7 nhắc lại rằng giá dầu vẫn có nhiều khả năng tăng. Goldman Sachs cho biết thỏa thuận OPEC+ phù hợp với quan điểm của họ rằng các nhà sản xuất nên tập trung vào việc duy trì một thị trường vật chất chặt chẽ, đồng thời hướng tới nâng cao năng lực sản xuất trong tương lai và loại bỏ các khoản đầu tư cạnh tranh”. Tuy nhiên, thỏa thuận của OPEC đã loại bỏ nhiều hạn chế nguồn cung - vốn là nền tảng nâng đỡ của thị trường trong một năm trở lại đây. Hiện tại, OPEC+ đang cắt giảm khoảng 5,8 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Dự kiến, mức cắt giảm sản lượng dầu thô của OPEC+ sẽ chỉ còn 3,8 triệu thùng/ngày vào cuối năm. Đà phục hồi kéo dài suốt năm qua của thị trường dầu đã đình trệ trong hai tuần vừa rồi. Với biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây ra dịch COVID-19 lan rộng trên toàn thế giới, các quỹ đầu tư đã bán tháo lượng nắm giữ trên nhiều nhóm tài sản rủi ro, bao gồm cả cổ phiếu và đồng USD. Hiện vẫn chưa rõ biến thể Delta sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu như thế nào khi các số liệu khá trái chiều. Lượng tiêu thụ dầu tại Mỹ, thị trường tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới, đã tăng đều đặn trong những tuần gần đây. Nhưng Ấn Độ, thị trường lớn thứ ba toàn cầu, đã cắt giảm nhập khẩu dầu do cung vượt cầu và lo ngại nhu cầu giảm./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thỏa thuận của OPEC+ có thể ngăn giá dầu chạm ngưỡng 100 USD/thùng?
14:40' - 19/07/2021
OPEC+ có kế hoạch chấm dứt tất cả yêu cầu hạn chế sản lượng vào tháng 9/2022. Song mục tiêu này còn phụ thuộc vào tình trạng của thị trường dầu toàn cầu vào khoảng thời gian đó.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á phiên 19/7 giảm sau thỏa thuận của OPEC+
10:06' - 19/07/2021
Giá dầu giảm hơn 1% tại châu Á trong phiên sáng 19/7, do thỏa thuận gia tăng sản lượng đạt được cuối tuần qua của OPEC+, sau khi một thỏa thuận trước đó đã thất bại khi vấp phải sự phản đối từ UAE.
-
Hàng hoá
Giá dầu WTI tuần qua giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2021
12:19' - 17/07/2021
Giá dầu Brent kỳ hạn tăng 12 xu Mỹ, hay 0,2%, chốt phiên cuối tuần ở mức 73,59 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 16 xu Mỹ, hay 0,2%, lên 71,81 USD/thùng.
-
Thị trường
Nguồn cung thắt chặt có thể hỗ trợ giá dầu cọ thô của Malaysia trong ngắn hạn
08:40' - 17/07/2021
Theo các nhà phân tích, nguồn cung dầu cọ của Malaysia thắt chặt được cho là sẽ tiếp tục hỗ trợ giá dầu cọ thô (CPO) trong ngắn hạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp
21:42'
Giá gạo tại các siêu thị ở Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp và cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chính phủ đã cung cấp gạo từ kho dự trữ khẩn cấp ra thị trường nhằm bình ổn giá.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng phiên thứ ba liên tiếp
15:53'
Giá dầu tăng nhẹ tại châu Á trong phiên 28/4 dù vẫn bị chi phối bởi sự không chắc chắn trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Tiêu hủy gần 1 tấn chân gà rút xương, cá nục không đảm bảo chất lượng
15:25'
Lực lượng chức năng vừa kiểm tra đột xuất 1 cơ sở kinh doanh L.T.H trên địa bàn phường Ba Hàng, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện xử lý gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-
Hàng hoá
Hơn 3 tấn khí nghi là khí cười bị tạm giữ để điều tra nguồn gốc
12:34'
Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh tiến hành kiểm tra 2 đối tượng, tạm giữ hơn 3 tấn khí (nghi khí cười N2O) chứa trong 190 chai kim loại, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 600 triệu đồng.
-
Hàng hoá
Giá dầu nhích nhẹ bất chấp lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu
10:43'
Giá dầu tại thị trường châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 28/4, nhưng vẫn chịu áp lực bởi những bất ổn xung quanh đàm phán thương mại Mỹ - Trung.
-
Hàng hoá
Ngăn chặn hàng chục tấn gà không đảm bảo chất lượng chuẩn bị tuồn ra thị trường
09:59'
Đội Quản lý thị trường số 17 tiếp tục phối hợp chặt chẽ với đơn vị liên quan để làm rõ hành vi vi phạm, đồng thời tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
-
Hàng hoá
Tạm giữ gần 1.500 túi xách giả mạo nhãn hiệu GUCCI
09:06'
Đại diện Công ty Vĩnh Phát chưa xuất trình được hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Đội Quản lý thị trường số 5 đã tạm giữ số hàng hóa trên để xử lý theo quy định.
-
Hàng hoá
Giá cà phê chạm mức cao nhất kể từ đầu tháng 3
08:45'
Nguyên liệu công nghiệp đang trên đà tăng của toàn thị trường, trong khi đó, giá dầu quay đầu suy yếu trong bối cảnh xuất hiện những lo ngại về tình trạng dư thừa nguồn cung trong tương lai.
-
Hàng hoá
“Tấm vé” đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiện đại
10:50' - 27/04/2025
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cũng được xem là “tấm vé” thông hành để các sản phẩm OCOP được tiêu thụ tại các siêu thị, hệ thống phân phối hiện đại trên cả nước.