Giá dầu sẽ giảm tới mức nào?
Các chuyên gia cảnh báo dù giá dầu đã giảm hơn 30% kể từ đầu năm tới nay, nhưng điều tồi tệ nhất đối với các nhà sản xuất có thể chưa xảy ra vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ còn “đè nặng” lên nhu cầu năng lượng thế giới.
Nga không muốn cắt giảm thêm sản lượng
Liên minh giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) với các nhà sản xuất khác ngoài khối bao gồm Nga (còn gọi là OPEC+) đã không đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào thứ Sáu (6/3), sau khi Moskva từ chối thắt chặt nguồn cung để chống lại tác động của dịch bệnh.
Một ngày trước đó, các quốc gia OPEC - do nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới Saudi Arabia dẫn dắt - đã đồng ý khuyến nghị "điều chỉnh giảm thêm 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày cho đến ngày 30/6/2020.
10 nước ngoài khối sẽ thực hiện cắt giảm tổng cộng 500.000 thùng/ngày, trong khi 13 nước thành viên OPEC tự gánh vác phần còn lại. Nhưng Nga đã không chấp nhận đề xuất này.
Diễn biến trên đã khiến giá dầu sụt giảm khá mạnh. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 4/2020 đã kết thúc phiên 6/3 ở mức 41,28 USD/ thùng, giảm 10,1% trong ngày.
Còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2020 cũng sụt mất 9,4% xuống 45,27 USD/thùng. Cả hai loại dầu trên đều khép phiên ở mức thấp nhất kể từ tháng 4/2016.
Chuyên gia Andrew Lebow thuộc công ty tư vấn Commodity Research Group cho biết Moskva có quan điểm khác về thị trường so với Saudi Arabia hoặc OPEC.
Ông nói thêm rằng nền kinh tế Nga đa dạng hơn so với hầu hết các quốc gia OPEC và ít phụ thuộc vào dầu mỏ.
Theo giới quan sát, ưu tiên hàng đầu của Nga, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới, là tránh để mất thị phần vào tay Mỹ.
Hiện Mỹ là nước đứng đầu thế giới về sản xuất dầu với sản lượng hơn 13 triệu thùng/ngày và xuất khẩu từ 3-4 triệu thùng/ngày.
Trong điều kiện như vậy, thị trường dầu thế giới có thể tiếp tục phải chịu tình trạng dư cung trong những tháng tới, đặc biệt là khi các đợt cắt giảm hiện hành sẽ hết hạn vào cuối tháng Ba và triển vọng kéo dài chính sách này có vẻ không chắc chắn.
Các quốc gia OPEC+ đã tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng tự nguyện tổng cộng 1,2 triệu thùng/ngày kể từ đầu năm 2017 để đấy giá “vàng đen” lên cao hơn.
Trong cuộc họp gần đây nhất vào tháng 12/2019, các nước đã đồng ý cắt giảm sản lượng thêm 500.000 thùng mỗi ngày, riêng Saudi Arabia "tự nguyện" cắt giảm tới 400.000 thùng/ngày.
Song giới chuyên gia nói rằng giá dầu đã chịu áp lực từ thời điểm đó do lượng dự trữ dầu dồi dào và tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu.
Ngoài ra, quyết định cắt giảm được công bố vào tháng 12/2019 ban đầu tuy có tác động đẩy giá dầu lên cao, nhưng dịch bệnh đã khiến mặt hàng này giảm mạnh trở lại.
Ông Lebow cảnh báo rằng nếu không còn kế hoạch cắt giảm sản lượng nào, điều đó đồng nghĩa là tình trạng dư cung dầu trong quý II và thậm chí quý III năm nay có thể sẽ cao hơn so với những gì thị trường ước tính hồi đầu tuần.
Nguy cơ suy thoái đẩy ám ảnh thị trường
Nguồn cung quá lớn cũng gây áp lực giảm giá. Một số chuyên gia còn dự đoán dầu WIT của Mỹ có thể sớm giảm xuống dưới mức 40 USD/thùng. Thậm chí, có người cảnh báo cuộc khủng hoảng trong nhu cầu năng lượng còn chưa đến giai đoạn tồi tệ nhất.
Với sự suy giảm đà tăng trưởng toàn cầu do dịch COVID-19 gây ra, các nhà đầu tư cho rằng đà sụt giảm của giá dầu sẽ còn tiếp diễn.
Ông James Williams của công ty tư vấn WTRG Economics cho rằng nguy cơ suy thoái là rất cao và mỗi lần xảy ra suy thoái, giá dầu đều xuống thấp.
Chuyên gia này ước tính rằng hoạt động tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ giảm gần bốn triệu thùng/ngày trong quý đầu tiên.
Bên cạnh đó, ông Williams cũng cảnh báo nếu kinh tế Trung Quốc không phục hồi nhanh, tình hình sẽ xấu đi trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ. Khi đó, các nhà sản xuất dầu của Mỹ có thể là một trong những nạn nhân chính của giá dầu lao dốc.
Vì theo lý thuyết, dù giá thấp sẽ khuyến khích hoạt động tiêu dùng, chúng gây bất lợi cho các công ty phải chi trả cho hoạt động của họ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động thương mại Trung Quốc sụt giảm vì COVID-19
18:21' - 08/03/2020
Xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm hai chữ số trong tháng Một và tháng Hai vừa qua do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19, khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa.
-
Ngân hàng
Dịch COVID-19: Fed kiểm dịch tiền từ các nước vùng dịch
13:02' - 07/03/2020
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang phân loại, sàng lọc những tờ tiền có xuất xứ từ châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc, để tiến hành kiểm dịch.
-
Kinh tế Thế giới
Lượng du khách quốc tế toàn cầu có thể giảm 3% do dịch bệnh
12:16' - 07/03/2020
Sự lây lan nhanh chóng của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khởi phát từ Trung Quốc đang khiến thị trường du lịch thế giới lao đao.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nga tiếp tục cấm nhập khẩu thực phẩm của nhiều nước
13:55'
Ngày 29/11, Chính phủ Nga đã thông báo gia hạn lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của các quốc gia đã áp đặt trừng phạt đối với nước này, kéo dài đến cuối năm 2026.
-
Hàng hoá
Ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển bền vững ngành sầu riêng
13:16'
Sầu riêng được đánh giá là loại mang lại giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho nhiều địa phương.
-
Hàng hoá
Đúng ngày Black Friday 2024 người dân đua nhau đi mua sắm
18:53' - 29/11/2024
Khác với sự thưa thớt khách hàng từ những ngày trước đó, hôm nay đúng ngày 29/11 - là ngày Black Friday 2024, từ sáng người dân bắt đầu đua nhau đi mua sắm.
-
Hàng hoá
Giá dầu tại châu Á giảm hơn 3% kể từ đầu tuần
16:37' - 29/11/2024
Kể từ đầu tuần đến nay, giá dầu Brent giảm 3,3% và giá dầu WTI giảm 3,8%, khi nguồn cung từ Trung Đông hầu như không bị ảnh hưởng do các cuộc xung đột.
-
Hàng hoá
Black Friday 2024: Các nhà bán lẻ Mỹ thu hút khách giữa áp lực kinh tế
11:14' - 29/11/2024
Sau nhiều tuần quảng bá giảm giá hấp dẫn, các nhà bán lẻ tại Mỹ và một số quốc gia khác đã sẵn sàng cho sự kiện khuyến mại Black Friday - sự kiện mua sắm lớn mở màn cho mùa lễ hội cuối năm.
-
Hàng hoá
Căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đẩy giá dầu tăng
07:18' - 29/11/2024
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch 28/11 sau khi căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Trung Đông, khu vực sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu đi xuống trước thềm cuộc họp của OPEC+
17:22' - 28/11/2024
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trong phiên giao dịch chiều 28/11 sau khi dự trữ xăng của Mỹ bất ngờ tăng.
-
Hàng hoá
Nâng cao giá trị và bảo đảm nguồn cung nông sản cuối năm
14:00' - 28/11/2024
Ngành nông nghiệp Hòa Bình đã yêu cầu theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến thời tiết, dịch bệnh, thu hoạch nông, lâm, thủy sản đúng thời vụ, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt cục bộ.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới biến động nhẹ trong phiên 27/11
07:57' - 28/11/2024
Trong phiên 27/11, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 2 xu Mỹ lên 72,83 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 5 xu xuống 68,72 USD/thùng.