Giá dầu thế giới tăng trở lại
Diễn biến tích cực này là nhờ việc đa số giới đầu tư đang đánh giá rằng những tác động kinh tế của dịch viêm đường hô hấp COVID-19 chỉ diễn ra trong ngắn hạn và kỳ vọng vào việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC-ngân hàng trung ương) sẽ đưa ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế nhằm ngăn chặn nguy cơ suy giảm.
Phiên giao dịch mở đầu tuần này (ngày 10/2), giá dầu thế giới chạm mức thấp nhất trong hơn một năm qua khi nhu cầu năng lượng tại Trung Quốc có xu hướng suy yếu do sự bùng phát của dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, việc giới đầu tư đang chờ đợi xem liệu Nga có chung tay với các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt khác trong việc tiếp tục cắt giảm sản lượng hay không cũng là nhân tố gây sức ép giảm cho giá dầu trong phiên này.
Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ đã đảo chiều đi lên trong bốn phiên giao dịch còn lại của tuần qua, khi số ca nhiễm mới của dịch viêm đường hô hấp COVID-19 tại Trung Quốc bắt đầu giảm và những quan ngại về tác động của dịch bệnh đối với tăng trưởng kinh tế thế giới cũng “dịu bớt”.
Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 14/2, giá dầu tiếp tục duy trì đà tăng, giữa lúc Trung Quốc vẫn chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ cao ngay khi diễn biến của dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 3/2020 tăng 63 xu Mỹ (1,2%), lên 52,05 USD/thùng.
Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 4/2020 cũng tiến 98 xu Mỹ, tương dương 1,7%, lên 57,32 USD/thùng.
Với kết quả này, giá dầu WTI ghi nhận mức tăng 3,4% trong cả tuần qua, trong khi giá dầu Brent đạt mức tăng tương ứng 5,2%. Đây là tuần đi lên đầu tiên của giá dầu thế giới kể từ tuần kết thúc ngày 3/1/2020.
Theo Bloomberg News, trong số các nhà máy lọc dầu độc lập, Công ty hóa dầu Shandong Shouguang Luqing của Trung Quốc đã mua tới 7 lô hàng dầu mỏ từ Nga, Angola và Gabon trong tháng 3 và tháng 4/2020, trong khi Công ty hóa dầu Sinochem Hongrun đã mua 1 lô hàng dầu mỏ từ Gabon.
Tuy nhiên, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) mới đây đã hạ dự báo nhu cầu đối với dầu thô của tổ chức này bớt 200.000 thùng/ngày trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, qua đó làm dấy lên những đồn đoán rằng OPEC và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, có thể cắt giảm sản lượng hơn nữa.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết Nga vẫn là “quân bài” khó đoán trong kế hoạch cắt giảm thêm sản lượng của OPEC+.
Các quan chức điện Kremlin nhấn mạnh rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa đưa ra quyết định về đề xuất của Ủy ban Kỹ thuật chung (JTC) về việc OPEC và các đồng minh để cắt giảm thêm 600.000 thùng/ngày.
Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán nhu cầu dầu trong quý I/2020 sẽ giảm lần đầu tiên trong 10 năm qua trước khi phục hồi trở lại từ quý II/2020. IEA cũng hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong cả năm nay xuống còn 825.000 thùng/ngày.
Theo thông báo của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, tính đến hết ngày 13/2, số người tử vong do bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 ở nước này là 1.380 người, bao gồm cả 116 trường hợp tử vong mới ở Hồ Bắc và 5 người trường hợp ghi nhận tại các tỉnh thành khác của Trung Quốc đại lục trong ngày 14/2. Tổng số trường hợp nhiễm virus corona chủng mới hiện đã tăng lên 63.851 người.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng khi những lo ngại về tình trạng dư cung tiếp tục dịu đi
08:24' - 13/02/2020
Giá dầu WTI của Mỹ giao tháng Ba chốt phiên 12/2 tăng 1,23 USD, lên 51,17 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng Tư tăng 1,78 USD, lên 55,79 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng khi quan ngại về dịch nCoV tại Trung Quốc giảm bớt
08:21' - 12/02/2020
Giá dầu thế giới tăng trong ngày 11/2 khi số ca nhiễm mới của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) tại Trung Quốc bắt đầu giảm và sự quan ngại về dịch bệnh này "hạ nhiệt".
-
Kinh tế Thế giới
Giá dầu thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một năm
14:30' - 11/02/2020
Trong phiên 10/2, giá dầu thế giới chạm mức thấp nhất trong hơn một năm qua do nhu cầu tại Trung Quốc suy yếu do sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (nCoV) gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá trần đối với dầu mỏ Nga có thể bằng 50% mức giá hiện tại
18:58'
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 3/7 cho biết, mức giá trần áp đặt đối với dầu mỏ của Nga, để trừng phạt nước này vì cuộc xung đột Nga-Ukraine, dự kiến sẽ tương đương với 50% giá mua hiện tại.
-
Hàng hoá
Giá rau màu thực phẩm tăng cao
14:22'
Nông dân chuyên trồng màu trong tỉnh Trà Vinh đang vui nhờ giá rau màu thực phẩm như cải xanh các loại, xà lách, rau thơm, hành lá, ớt, bầu, bí đỏ,…tăng cao và ổn định từ tháng 6/2022 đến nay.
-
Hàng hoá
Doanh số ô tô ở Ấn Độ tăng mạnh trong tháng 6/2022
06:02'
Các hãng ô tô Ấn Độ thông báo sản lượng ô tô trong tháng 6/2022 tăng trưởng cao khi tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trong nhiều tháng qua có dấu hiệu giảm bớt.
-
Hàng hoá
Nhiều lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu thế giới tăng
12:42' - 02/07/2022
Ngày 1/7, giá dầu thế giới tiếp tục tăng khép lại một tuần lên giá của mặt hàng"vàng đen" trong bối cảnh thị trường xuất hiện ngày càng nhiều lo ngại về nguồn cung.
-
Hàng hoá
Hạt nhựa HDPE của Việt Nam xuất khẩu sang Philippines không bị áp thuế tự vệ
09:25' - 02/07/2022
Dự kiến trong khoảng 2 tuần tới, Bộ Công Thương Philippines sẽ có quyết định chính thức về vấn đề này.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á phiên 1/7 giảm do lo ngại kinh tế suy thoái
18:04' - 01/07/2022
Một cuộc khảo sát cho thấy giá dầu dự kiến sẽ duy trì trên 100 USD/thùng trong năm nay giữa lúc châu Âu và nhiều khu vực khác gặp nhiều khó khăn khi cắt giảm nguồn cung từ Nga
-
Hàng hoá
Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu đối với vàng và dầu mỏ
13:48' - 01/07/2022
Ngày 1/7, Ấn Độ đã quyết định siết chặt hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và nhập khẩu vàng nhằm ngăn chặn đà lao dốc của đồng rupee nội địa.
-
Hàng hoá
Gruzia ngừng xuất khẩu lúa mì và lúa mạch trong 1 năm
08:56' - 01/07/2022
Thủ tướng Gruzia Irakli Garibashvili vừa qua đã ký sắc lệnh cấm xuất khẩu hai mặt hàng lúa mì và lúa mạch, có hiệu lực từ ngày 4/7 cho đến ngày 1/7/2023.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm khoảng 3% trong phiên 30/6
07:54' - 01/07/2022
Giá dầu thế giới giảm khoảng 3% trong phiên 30/6 khi OPEC+ khẳng định sẽ chỉ tăng sản lượng trong tháng Tám như đã thông báo trước đó. Tuy nhiên, thị trường vẫn lo ngại về nguồn cung trong tương lai.