Giá dầu thế giới tuần qua tăng mạnh sau cuộc họp của OPEC+
Giá dầu thế giới tuần qua đã tăng mạnh sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và những quốc gia sản xuất dầu liên minh (OPEC+) quyết định duy trì lộ trình tăng sản lượng như kế hoạch cũ bất chấp nhu cầu dầu mỏ thế giới đang ngày càng lớn.
Ngày 4/10, OPEC+ tiến hành họp trực tuyến để quyết định liệu có tăng sản lượng dầu hay không để giúp "hạ nhiệt" giá nhiên liệu này. Tổ chức này đối mặt với áp lực tăng sản lượng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu và Trung Quốc đang "leo thang".Tuy nhiên, OPEC+ xác nhận họ sẽ tuân theo chính sách sản lượng hiện tại, tức là tăng dần sản lượng khai thác dầu thô thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng cho đến ít nhất tháng 4/2022.
Chuyên gia John Kilduff, đối tác của công ty môi giới đầu tư Again Capital LLC ở New York (Mỹ) cho biết dựa trên bức tranh nhu cầu và kết quả của cuộc họp OPEC+, tâm lý chung trên thị trường là tin tưởng “vàng đen” sẽ còn tăng giá. Trong hai phiên đầu tuần (4-5/10), giá dầu liên tiếp tăng mạnh, với giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) đã có lúc tăng lên 79,48 USD/thùng - mức cao nhất trong gần 7 năm, còn giá dầu Brent Biển Bắc chạm mức cao của ba năm là 83,13 USD/thùng. Tuy nhiên, sang đến phiên 6/10, giá dầu thế giới giảm gần 2% do lượng dầu thô dự trữ của Mỹ bất ngờ tăng lên đã khiến nhiều người mua quyết định chốt lời sau những phiên tăng mạnh gần đây. Bộ Năng lượng Mỹ cho biết lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã tăng 2,3 triệu thùng trong tuần trước, trái ngược dự đoán giảm 418.000 thùng. Lượng xăng dự trữ cũng tăng, trong khi lượng dự trữ các sản phẩm chưng cất chỉ giảm nhẹ. Giá dầu thế giới tăng trở lại trong phiên 7/10, khi thị trường cho rằng Mỹ sẽ không bán dầu từ các kho dự trữ khẩn cấp hay cấm xuất khẩu để xoa dịu nguồn cung thắt chặt. Bộ Năng lượng Mỹ cho biết chính phủ sẽ xét mọi phương án để giải quyết tình trạng nguồn cung năng lượng thắt chặt trên thị trường. Đà tăng giá “vàng đen” tiếp tục kéo dài sang phiên cuối tuần (8/10). Cụ thể, giá dầu WTI tăng 1,05 USD, hay 1,3%, lên 79,35 USD/thùng, và giá dầu Brent tiến thêm 44 xu Mỹ, hay 0,5% lên 82,39 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu WTI của Mỹ và dầu Brent đã tăng lần lượt 4,6% và 4,9%. Đây là tuần tăng giá thứ 7 liên tiếp của dầu WTI còn dầu Brent là tuần tăng giá thứ 5. Theo Marshall Steeves, chuyên gia phân tích thị trường năng lượng của công ty dịch vụ thông tin IHS Markit (Vương quốc Anh), tâm lý tích cực bao trùm thị trường sau khi quan chức trong chính phủ của Tổng thống Joe Biden cho biết họ không có ý định giải phóng dầu trong Kho dự trữ xăng dầu chiến lược (SPR), hay xem xét ban hành một lệnh cấm xuất khẩu để kiềm chế giá dầu thô vào lúc này. Hôm 7/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này có thể xuất khẩu lượng khí đốt tự nhiên kỷ lục sang châu Âu trong năm nay giữa bối cảnh châu lục này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ. Giá xăng tiếp tục giảm vào ngày 7/10, sau phát biểu của ông và mức giá thấp hơn có thể đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ ít động lực hơn để chuyển sang dầu. Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia Marshall Steeves nhận xét, giá khí đốt đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008 vào phiên 5/10 khi lượng khí đốt dự trữ của châu Âu đứng ở mức thấp kỷ lục. Do đó, người tiêu dùng sẽ có nhu cầu chuyển sang sử dụng dầu. Cả dầu thô và khí đốt đều đang khan hiếm và tốc độ tăng sản lượng có thể không đủ để đáp ứng tăng trưởng nhu cầu. Giải thích rõ hơn lý do vì sao giá dầu Mỹ giao dịch ở mức cao nhất kể từ năm 2014, James Williams - nhà kinh tế tại công ty tư vấn về năng lượng WTRG Economics (Mỹ), cho biết nguyên nhân đầu tiên là quyết định không nới rộng mức tăng sản lượng dầu của OPEC+ bởi tổ chức này lo ngại rằng làn sóng lây nhiễm COVID-19 trên toàn cầu lần thứ tư có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi nhu cầu.Lý do thứ hai là nền kinh tế Mỹ đang phục hồi tốt hơn phần còn lại của thế giới, với mức tiêu thụ dầu mỏ của nước này hiện đã trở lại mức trước đại dịch. Và thứ ba là tăng trưởng sản xuất dầu đá phiến của Mỹ chưa phục hồi đủ nhanh để trở lại mức năm 2019 do đầu tư vào các giếng dầu mới chậm hơn.
Carsten Fritsch, nhà phân tích hàng hóa tại ngân hàng Commerzbank (Đức), cho biết với nhu cầu mạnh mẽ hiện tại cộng với chính sách sản lượng của OPEC+, thị trường dầu mỏ sẽ vẫn thắt chặt cho đến cuối năm.Do đó, Commerzbank đã nâng dự báo giá dầu Brent trong quý IV/2021 lên 85 USD/thùng so với dự báo trước đó là 75 USD/thùng và nâng ước tính giá dầu quý I/2022 từ 70 USD lên 75 USD/thùng./.
>>>OPEC+ thận trọng trong kế hoạch “bơm” thêm dầu mỏ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đường ống dẫn dầu ngoài khơi California có thể đã âm thầm rò rỉ suốt 1 năm qua
12:41' - 09/10/2021
Trong báo cáo ngày 8/10, các nhà điều tra cho rằng một đường ống dẫn dầu ở ngoài khơi California có thể đã bị rạn nứt, âm thầm làm rò rỉ dầu trong suốt một năm qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Các công ty dầu khí Canada đề nghị chính phủ hỗ trợ chi phí thu giữ carbon
09:03' - 09/10/2021
Canada đặt mục tiêu cung cấp sự hỗ trợ cho ít nhất hai trung tâm thu giữ khí carbon và cô lập ít nhất 15 triệu tấn carbon mỗi năm cho đến năm 2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26' - 23/11/2024
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24' - 23/11/2024
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.