Gia tăng áp lực nợ xấu ngân hàng
Số liệu từ các ngân hàng cho thấy, áp lực nợ xấu đang gia tăng ở hầu hết các ngân hàng. Tình hình dự báo vẫn sẽ phức tạp trong những tháng cuối năm 2024, nhất là sau những thiệt hại nghiêm trọng do bão số 3 (YAGI) khiến nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp chưa thể phục hồi.
Trước thực trạng này, nhiều ngân hàng đã tăng chi phí dự phòng để bảo vệ an toàn hệ thống, song vẫn cần sự phối hợp đồng bộ nhằm kiểm soát rủi ro nợ xấu.
*Áp lực nợ xấu gia tăng
Dù Ngân hàng Nhà nước đã gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn đến cuối năm 2024 để hỗ trợ khách hàng khó khăn, nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn có xu hướng tăng. Điều này đã trở thành tín hiệu cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng.Trong nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước, áp lực nợ xấu đang gia tăng đáng kể. Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tính đến cuối tháng 9/2024, tổng nợ xấu đã tăng gần 50% so với đầu năm, đạt mức 33.385 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vay cũng tăng từ 1,26% lên 1,71%, phản ánh xu hướng gia tăng trong cả ba nhóm nợ. Cụ thể, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) đều tăng 61% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 6.161 tỷ đồng và 8.933 tỷ đồng. Đặc biệt, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) cũng tăng 45%, lên đến 18.291 tỷ đồng.
Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), tổng nợ xấu cũng tăng gần 40% so với đầu năm, lên mức 23.225 tỷ đồng. Điều này đã đẩy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ từ 1,13% lên 1,45%. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng vọt tới 292%, đạt gần 9.823 tỷ đồng, trong khi nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng tới 555%, lên gần 7.432 tỷ đồng. Tương tự tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đến cuối quý III/2024, tổng nợ xấu tăng 36% so với đầu năm, chạm mốc 17.133 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay theo đó cũng tăng từ 0,99% lên 1,22%. Phần lớn sự gia tăng này là do nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của Vietcombank tăng 39%, đạt 11.092 tỷ đồng. Không chỉ trong nhóm ngân hàng lớn, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng đối diện với áp lực về nợ xấu.Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng chứng kiến sự gia tăng mạnh về nợ xấu trong kỳ này, với mức tăng 60% so với đầu năm, đạt 15.685 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của MB tăng từ 1,6% lên 2,23%. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng tới 89%, đạt 6.055 tỷ đồng, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 51%, lên gần 5.583 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) cũng tăng 40%, đạt 4.047 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) tăng mạnh hơn 50% so với đầu năm, tổng nợ xấu nội bảng đạt 1.375 tỷ đồng. Xét về tỷ lệ tương đối, số liệu báo cáo tài chính mới nhất cho thấy nhiều ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay vượt mức 3% như Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank), Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)...*Xử lý nợ xấu từ nội tại
Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã nhấn mạnh tình trạng nợ xấu gia tăng cần phải lưu ý, khi tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã chạm mức gần 5% chỉ trong nửa đầu năm 2024. Nếu tính thêm nợ tiềm ẩn có thể thành nợ xấu và nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC), tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ước tính đạt khoảng 6,9%. Theo ông Tú, nợ xấu phần lớn xuất phát từ hệ lụy của đại dịch COVID-19 và những khó khăn kinh tế trong năm 2023, chứ không hoàn toàn do yếu kém của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát nợ xấu và tăng cường trích lập dự phòng để bảo vệ an toàn cho hệ thống. Dù gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN giúp giảm bớt áp lực nợ xấu, song thực trạng này vẫn đòi hỏi sự hợp tác đồng bộ từ các bên liên quan nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống. Trên thực tế, một số ngân hàng đã chủ động tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro để ứng phó với tình trạng nợ xấu leo thang. Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) ghi nhận chi phí dự phòng lên đến 3.964 tỷ đồng trong 9 tháng qua và tăng 73,4% so với cùng kỳ, nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên 103,4%. PVcomBank cũng tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu từ 50% lên 54,1% khi kết thúc quý III. Ngược lại, một số ngân hàng lại giảm chi phí dự phòng dù nợ xấu có chiều hướng tăng. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) với tỷ lệ nợ xấu vượt 5.000 tỷ đồng đã giảm 35% chi phí dự phòng tín dụng, còn 838 tỷ đồng trong quý III. Theo điều tra của Ngân hàng Nhà nước, trong quý III/2024, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng bình quân toàn hệ thống không đạt được kỳ vọng giảm nhẹ, nhưng xu hướng tăng đã chậm lại so với quý II. Các tổ chức tín dụng cũng kỳ vọng rằng tỷ lệ nợ xấu sẽ được kiểm soát tốt hơn trong quý IV/2024. Song, các chuyên gia nhận định tình hình nợ xấu sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là khi những khoản nợ được cơ cấu lại theo chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước đến hạn, có thể làm tăng thêm áp lực nợ xấu. Chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu dự báo rằng cuối năm 2024 nợ xấu có thể tiếp tục gia tăng, đặc biệt là từ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão YAGI ở miền Bắc hồi tháng 9 vừa qua. Nếu nợ xấu tiếp tục tăng, ngân hàng sẽ khó giảm lãi suất cho vay và thậm chí có thể phải tăng lãi suất để bù đắp cho chi phí dự phòng và những rủi ro khi khách hàng mất khả năng trả nợ.- Từ khóa :
- nợ xấu
- ngân hàng thương mại
- nợ xấu tại ngân hàng
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Chính sách lãi suất của Fed đứng trước ẩn số mới
17:55' - 08/11/2024
Chương trình nghị sự kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump được dự báo sẽ tác động sâu rộng đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát của Mỹ và đường hướng chính sách của Fed thời gian tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngành ngân hàng Mỹ có thể hưởng lợi sau bầu cử
14:25' - 08/11/2024
Ngành ngân hàng Mỹ được dự đoán sẽ hưởng lợi lớn khi cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sau bầu cử Mỹ, đồng USD vẫn gần mức cao nhất trong bốn tháng
12:16' - 07/11/2024
Trong phiên 7/11, đồng USD vẫn gần mức cao nhất trong bốn tháng, khi thị trường tiếp tục phân tích kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư chuyển sang tiền điện tử, thị trường chứng khoán ảm đạm
07:48' - 23/11/2024
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang mất đà vì tình trạng thiếu thanh khoản và sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đè nặng lên hoạt động giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.